Kĩ năng đọc

Ngày nay việc đọc đang trở thành một kĩ năng quan trọng hơn mà mọi học sinh đều phải có. Một số người trong các bạn có thể hỏi tại sao tôi viết về một kĩ năng nền tảng mà đã tồn tại từ hàng trăm năm nay hay hơn? Điều tôi ngụ ý ở đây KHÔNG phải là biết cách đọc mà là khả năng đọc hiểu thấu. Sự kiện là sinh viên đại học ngày nay được yêu cầu đọc nhiều hơn trong quá khứ nhưng chỉ ít người có thể làm được điều đó. Đó là lí do tại sao tri thức của họ thường nông và họ không thể giải quyết được những vấn đề phức tạp được yêu cầu cho phần lớn công việc trong thời đại thay đổi nhanh chóng này.

Dựa trên nhiều khảo cứu toàn cầu, sinh viên ngày nay không đọc kĩ mà chỉ đọc lướt qua những bài ngắn và coi điều đó là đọc. Nhiều sinh viên dành thời gian cho đọc Facebook, Twitter, Instagram hay WeChat v.v. nhưng thậm chí không thể hoàn thành một chương trong sách giáo khoa. Có vấn đề trong nhiều đại học là nhiều sinh viên không có tri thức hiểu thấu đáo như trong quá khứ, đặc biệt trong những lĩnh vực nào đó yêu cầu nhiều việc đọc như Văn học, Triết học, Lịch sử, Xã hội học và Tâm lí học v.v.

Đọc là thói quen nên được dạy từ sớm. Tất nhiên, trẻ nhỏ được dạy cách đọc khi chúng còn rất nhỏ. Mọi người đều muốn con họ lớn lên đọc tốt. Nhưng điều chúng được dạy phần lớn là biết cách đọc, KHÔNG phải là khả năng đọc ở mức độ sâu hơn để xây dựng “tri thức sáng suốt” hay việc đọc hiểu thấu. Sau rốt, kĩ năng đọc từ thời thơ ấu đã được dùng để dự đoán việc thành công không chỉ trong trường học, mà còn muộn hơn về sau trong cuộc sống. Trẻ em có khả năng đọc ở mức độ sâu hơn thường lớn lên thành công hơn trong nghề nghiệp của họ. Một khảo cứu ở Princeton năm 1968 thấy rằng đa số các giáo sư đại học và các học giả (82%) đều là những người đọc hiểu thấu. Tác giả viết: “Việc đọc hiểu thấu là quá trình chủ động giải quyết với quá trình phức tạp như giải mã, hiểu, và các khả năng nhận thức đa dạng, và siêu nhận thức. Các kĩ năng đặc biệt này cho phép họ thăm dò, khám phá, và tổ chức ý nghĩ của họ để hiểu hoàn cảnh ở mức độ sâu hơn nhiều và phát triển tri thức sâu sắc.”

Không khó làm cho trẻ em đọc. Nhưng thúc đẩy việc đọc hiểu thấu nơi chúng học, thăm dò, khám phá và phát triển tri thức sâu hơn có thể được thực hiện đơn giản bằng việc có nhiều sách sẵn có ở nhà. Khảo cứu của Princeton gợi ý rằng mọi gia đình nên có một thư viện nhỏ để khơi dậy người đọc tốt hơn. Tác giả thấy đã có mối tương quan lớn giữa số sách trong gia đình và sự thành công giáo dục tổng thể của con cái. Nói cách khác, trẻ em có bố mẹ có nhiều sách ở nhà có ưu thế lớn ở trường và về sau trong nghề nghiệp của chúng. Điều này là vì khi trẻ em thường xuyên được tiếp xúc với sách, tri thức trở thành một phần bình thường của cuộc sống của chúng. Tác giả viết: “Chúng tôi điều tra trên ba nghìn người thành công trong lĩnh vực của họ, và thấy rằng 82% số họ đã lớn lên trong gia đình có nhiều sách. 76% số họ nói rằng bố mẹ họ thường xuyên đọc cho họ khi họ còn rất nhỏ cho nên khi họ lớn lên, họ bao giờ cũng đọc nhiều hơn. Chung cuộc, sách và tri thức đã trở thành một phần của cuộc sống của họ.”

Vì trẻ em bao giờ cũng nhìn lên bố mẹ chúng. Nếu bố mẹ đọc sách, con cái họ cũng đọc. Do đó, cách tốt nhất để khơi dậy người đọc tốt là bản thân bạn đọc nhiều sách hơn. Tác giả gợi ý: “Nhưng bạn phải làm điều đó mà con bạn có thể thấy được bạn. Nếu con bạn nghĩ rằng việc đọc là cái gì đó mà người lớn làm, chúng sẽ làm điều đó nữa. Nêu gương điều cần làm là cách tốt nhất để dạy bất kì hành vi nào, vì trẻ em thích sao chép người lớn, đặc biệt bố mẹ chúng. Ngay cả khi trẻ em còn rất nhỏ (1 tới 3 tuổi), bố mẹ có thể đọc to cho chúng. Làm việc đọc thành hoạt động gia đình có nhiều ích lợi. Trẻ em không chỉ học yêu đọc vì nó là cái gì đó chúng làm cùng với những người chúng yêu mến, mà chúng cũng học cách phát âm các từ chúng thấy trên trang và tăng tốc kĩ năng đọc thành thạo nữa.”

“Khi đứa trẻ lên 3 tới 5 tuổi, bố mẹ có thể yêu cầu chúng đọc to sách. Bằng việc nghe con mình đọc, bố mẹ có thể giúp sửa đánh vần của chúng và việc đọc hiểu thấu. Và tuổi đó, phần lớn trẻ em có thể nghĩ về sách như nguồn vui đùa và tận hưởng việc đọc đó cùng bố mẹ, nhưng có thể không biết sự đa dạng của sách và các chủ điểm. Tuy nhiên, khi con cái bắt đầu hỏi các câu hỏi về nội dung của sách hay thế giới bao quanh chúng, bố mẹ phải chú ý. Vào khoảnh khắc đó, não chúng bắt đầu phát triển năng lực truy hỏi, cho nên chúng trở nên tò mò vì năng lực trí tuệ của chúng đang phát triển cho nên bố mẹ cần tìm các sách về những chủ điểm quan tâm của chúng để giúp chúng học thêm.”

Tác giả viết: “Là bố mẹ, các bạn có thể thúc đẩy thói quen đọc sách bằng việc đặt ra một thời gian mỗi ngày để đọc chung sách với con bạn. Bạn cần chú ý tới mối quan tâm của chúng và những câu hỏi của chúng vì nó có ảnh hưởng lớn lên việc đọc sau này của chúng. Điều chúng học, cách chúng học, và điều chúng sẽ học chủ yếu được phát triển trong thời gian mấu chốt đó. Điều quan trọng là làm hết sức của bạn để không bỏ qua một ngày, ngay cả khi bạn bận rộn hay mệt mỏi, bạn cần nhớ rằng bạn không muốn con bạn mất mối quan tâm vào việc học bởi việc không trả lời chúng. Trí tuệ và tính tò mò của chúng yêu cầu câu trả lời và giải thích vì điều đó sẽ tác động lên phát triển tương lai của chúng.”

 

—English version—

 

Reading Skills

Today reading is becoming a more important skill that every student must have. Some of you may ask why do I write about a fundamental skill that has been existed for hundreds of years or more? What I mean here is NOT knowing how to read but the ability to read comprehensively. The fact is today’s college students are required to read much more than in the past but only a few could do. That is why their knowledge is often shallow and cannot solve complex problems required for most of the works in this fast-changing time.

Based on several global studies, today’s students do not read well but only glance through short articles and consider it reading. Many students spend time reading Facebook, Twitter, Instagram or WeChat etc. but cannot even complete a chapter in the textbook. There is an issue in many universities that many students do not have the comprehensive knowledge as in the past, especially in certain fields that require a lot of reading such as Literature, Philosophy, History, Sociology, and Psychology etc.

Reading is a habit that should be taught early. Of course, cchildren are taught how to read when they are very young. Everyone wants their children to grow up to read well. But what they are taught is mostly knowing how to read, NOT the ability to read at a deeper level to build the “insight knowledge” or comprehensive reading. After all, childhood reading skills have been used to predict success not just in school, but also later in life. Children with the ability to read at a deeper level usually grow up more successful in their professions. A Princeton study in 1968 found that a majority of university professors and scholars (82%) were all comprehensive readers. The author wrote: “Reading comprehension is an active process dealing with a complex process like decoding, understanding, and various cognitive abilities, and metacognition. These special skills allow them to explore, discover, and organize their thought to understand the context at a much deeper level and developing profound knowledge.”

It is not difficult to get a child to read. But fostering comprehensive reading where they learn, explore, discover and develop a deeper knowledge can be done by simply having many books available at home. The Princeton study suggested that every family should have a small library to raising better readers. The author found there was a strong correlation between the number of books in a household and children’s overall educational success. In other words, children whose parents have many books in the house have a big advantage in school and later in their profession. This is because when children are constantly exposed to books, knowledge becomes a normal part of their lives. The author wrote: “We survey over three thousand successful people in their fields, and found that 82% of them were growing up from households that had a lot of books. 76% of them said that their parents often read to them when they were very young so when they grew up, they always read more. Eventually, books and knowledge have become part of their lives.”

Since children always look up to their parents. If the parents read books, their children also read too. Therefore, the best way to raise a good reader is to read more books yourself. The author suggested: “But you must do it where your children can see you. If your children think that reading is something adults do, they will do it too. Modeling what to do is the best ways to teach any behavior, because kids love to copy adults, especially their parents. Even when children were very young (1 to 3 years), parents can read aloud to them. Making reading a family activity has several benefits. Children not only learn to love reading because it is something they do with the people they love, but they also learn how to pronounce the words they see on the page and pick up reading fluency skills, too.”

“When the children are 3 to 5 years old, parents could ask them to read books aloud. By listening to their children read, parents can help to correct their spelling and reading comprehension. At that age, most children may think of books as sources of fun and enjoy doing that with their parents, but may not know the variety of books and topics. However, when children begin to ask questions about the content of the books or the world around them, parents must pay attention. At that moment, their brain begins to develop the ability to inquire, so they become curious as their intellectual ability is developing so parents need to find books on the topic of their interests to help them to learn more.”

The author wrote: “As a parent, you can foster a reading habit by setting out a time each day to share a book with your child. You need to pay attention to their interest and their questions because it has a significant influence on their learning later. What they learn, how they learn, and what they will learn are mostly developed during that critical time. It is important to try your best not to skip a day, even when you are busy or tired, you need to remember that you do not want your children to lose interest in learning by not answering them. Their intellectual and curiosity requires an answer and explanation as it will impact their future development.”