Công nghệ thông tin là cơ hội tuyệt vời cho một nước cải tiến chuẩn sống của nó. Để tận dụng được ưu thế công nghệ, họ phải thay đổi hệ thống giáo dục vì nhiều việc làm sẽ sớm được tự động hoá, và mọi việc làm tương lai sẽ yêu cầu kĩ năng kĩ thuật nào đó.
Là nhà giáo dục, chúng ta có trách nhiệm cung cấp chương trình đào tạo để cho học sinh của chúng ta có thể phát đạt trong nền kinh tế được dẫn lái bởi công nghệ. Tuy nhiên, cho học sinh máy tính bảng và laptops và dạy họ lập trình là KHÔNG đủ, chúng ta cũng phải cung cấp hệ thống học cả đời nơi mọi người có thể học bất kì cái gì họ cần vào bất kì lúc nào.
Đào tạo công nghệ KHÔNG phải là chủ đề được dạy trong đại học nhưng phải xảy ra sớm trong trường tiểu học và trung học. Việc học “ghi nhớ thuộc lòng” truyền thống để đỗ kì thi phải được thay thế bằng phương pháp học chủ động nơi học sinh học các kĩ năng như làm việc tổ, cộng tác, tư duy phê phán, và giải quyết vấn đề. Nhiều hơn điều đó, mỗi lúc công việc được tự động hoá hay được thay thế bởi máy móc, chúng ta phải đào tạo lại công nhân để học kĩ năng mới để cho họ có thể tiếp tục dẫn dắt cuộc sống hữu ích.
Dịch chuyển giáo dục hiện thời từ việc học tri thức thụ động theo truyền thống sang việc học chủ động phát triển các kĩ năng yêu cầu việc đào tạo lại mọi thầy cô giáo và các nhà giáo dục vì việc học là quá trình liên tục. Mọi người phải có khả năng học và thích nghi với thay đổi thay vì chỉ thu nhận tập các tri thức cố định. Trong hệ thống năng động mới này, vai trò của thầy cô giáo sẽ thay đổi từ “truyền thụ tri thức” sang “phát triển kĩ năng” bằng việc cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ việc học của học sinh khi họ chuyển từ “học để đỗ bài kiểm tra” sang “áp dụng tri thức và học liên tục.”
Chẳng hạn, ở trường tiểu học, học sinh học cách viết chương trình đơn giản để chỉ thị cho máy tính thực thi các hành động như vẽ tranh, chơi trò chơi giáo dục, hay thực hiện tính toán đơn giản. Họ học dùng máy tính để tìm các định nghĩa của các từ khó, bản đồ địa lí, hay thông tin lịch sử. Tại mức này, học sinh hiểu rằng công nghệ là kinh nghiệm sáng tạo và máy tính chỉ là công cụ cho diễn đạt cá nhân. Từ lớp 5 tới lớp 9, học sinh nên phát triển phức tạp hơn trong việc dùng máy tính và hiểu cách nó làm việc. Họ dùng máy tính để nghiên cứu nhiều chủ điểm hơn để nâng cao kinh nghiệm học của họ trong nhiều môn học, từ toán học, khoa học tới nghệ thuật, địa lí và lịch sử v.v. Đến lúc họ lên lớp 10 và 12, học sinh nên có khả năng viết các chương trình phức tạp để giải quyết vấn đề trong đa dạng môn học. Họ phải có khả năng làm chủ ít nhất hai ngôn ngữ lập trình như Java, C hay JavaScript.
Trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này, có kẽ hở khổng lồ giữa các nước tiên tiến về công nghệ và các nước khác có nền kinh tế vẫn còn bị chi phối bởi công nghiệp nhẹ và công việc nông nghiệp kĩ năng thấp. Khi thời gian trôi qua, kẽ hở này cứ ngày càng rộng hơn, và không có hành động thích hợp để cải tiến giáo dục của họ BÂY GIỜ, tương lai của họ có thể là thảm hoạ với thất nghiệp cao và thâm hụt khổng lồ.
—English version—
Teaching Technology
Information Technology is an excellent opportunity for a country to improve its standard of living. In order to take advantage of technology, they must change their education system because soon many jobs will be automated, and all future jobs will require certain technical skills.
As educators, we have the responsibility to provide a training program so our students can thrive in this technology-driven economy. However, giving students tablets and laptops and teach them programming is NOT enough, we also have to provide a lifelong learning system where people could learn anything that they need at any time.
Technology training is NOT a subject to be taught in college but must happen early in elementary school and high school. The traditional “rote memorization” learning to pass exams must be replaced by an active learning method where students learn skills such as teamwork, collaboration, critical thinking, and problem-solving. More than that, each time work gets automated or replaced by a machine, we must re-train workers to learn a new skill so they can continue to lead productive lives.
To shift the current education from the tradition’s passive learning of knowledge to active learning of skills development requires the re-training of all teachers and educators because learning is a continuous process. Everybody should have the ability to learn and adapt to changes instead of just acquiring a set fixed knowledge. In this new dynamic system, teachers’ roles will change from “knowledge transmitting” to “Skills developing” by provide guidance and support the learning of students as they move from “learning to pass tests” to “applying knowledge and continuous learning”.
For example, in the elementary school, students learn how to write a simple program to instruct the computers to execute actions such as drawing pictures, playing educational games, or perform a simple calculation. They learn to use a computer to search for definitions of difficult words, geography maps, or historical information. At this level, students understand that technology is a creative experience and computer is only a tool for personal expression. At grade 5 to 9, students should grow more sophisticated in their use of the computer and understanding how it works. They use the computer to research more topics to enhance their learning experiences in multiple subjects, from math, science to arts, geography, and history, etc. By the time they go to grade 10 and 12, students should be able to write complex programs to solve problems in a variety of subjects. They should be able to master at least two programming languages such as Java, C or JavaScript.
In this fast-changing world, there is a huge gap between technologically advanced countries and others whose economies are still dominated by light industries and low skill agricultural work. As time goes by, this gap is keeping larger and larger, and without appropriate action to improve their education NOW, their future could be a disaster with high unemployment and a huge deficit.