Đi học nước ngoài phần 2

Vấn đề chung trong các sinh viên quốc tế khi lần đầu tiên họ tới Mĩ là về ngôn ngữ. Nhưng điều đó có thể được giải quyết qua thời gian nếu họ tích cực thực hành tiếng Anh và làm bạn với sinh viên Mĩ. Tuy nhiên, một số người trong họ ưa thích là bạn với những người cùng nước và giữ việc nói tiếng mẹ đẻ của họ. Trong trường hợp đó, phải mất thời gian lâu hơn để vượt qua vấn đề ngôn ngữ và thường làm cho thời gian hoàn thành giáo dục của họ lâu hơn. Về trung bình, phải mất bốn năm để hoàn thành bằng cử nhân, nhưng những sinh viên này có thể mất năm năm hay thậm chí sáu năm. Có những sinh viên đã học ở đây trong nhiều năm mà vẫn không nói thạo tiếng Anh. Khi họ xin việc làm, nhiều người không qua được phỏng vấn do khiếm khuyết ngôn ngữ. Vài năm trước đây, một người quản lí thuê người nói với tôi: “Cho dù họ có kĩ năng kĩ thuật tốt nhưng nếu họ không thể trao đổi được, tôi không thể thuê họ được. Phần lớn các việc làm kĩ thuật đều yêu cầu làm việc tổ nơi trao đổi là mấu chốt. Nếu họ không thể thảo luận được, không thể chia sẻ ý tưởng hay diễn đạt ý kiến của họ, họ là vô dụng.”

Vấn đề khác là một số sinh viên quốc tế hay im lặng và không thích hỏi câu hỏi trong lớp. Khi không hiểu cái gì đó, họ ưa thích hỏi bạn bè hỏi thay vì hỏi các giáo sư. Trong các trường Mĩ, tương tác giữa sinh viên và giáo sư là quan trọng vì nó là một phần của quá trình học. Tôi thường giải thích: “Các giáo sư ở đây để giúp các em học. Nói chuyện với họ và hỏi xin giúp đỡ khi các em cần điều đó. Nếu các em không hiểu cái gì đó, giơ tay lên và hỏi câu hỏi. Nếu các em cảm thấy không thoải mái hỏi trước lớp, thì hẹn gặp giáo sư để gặp họ trong văn phòng của họ sau giờ lên lớp.” Một số sinh viên bảo tôi rằng ở nước họ, hỏi quá nhiều câu hỏi có nghĩa phá phá vỡ lớp học và có thể bị dán nhãn là “Ngu.” Tôi giải thích: “Đây không phải là nước em. Không ai cười em nếu em hỏi câu hỏi. Trong phần lớn các lớp, thời gian tốt nhất để học là trong các câu hỏi và trả lời nơi sinh viên học nhiều hơn bằng việc hỏi câu hỏi hay lắng nghe câu trả lời từ những câu hỏi của sinh viên khác. Nhiều giáo sư không giảng mấy, kể cả thầy, vì chúng tôi tin sinh viên có thể tự mình học tài liệu qua các bài đọc được phân công TRƯỚC KHI lên lớp. Thời gian trên lớp được dùng để thảo luận và trả lời các câu hỏi. Một số các giáo sư sẽ nêu ra những câu hỏi khác để thách thức sinh viên nghĩ sâu hơn để cho họ có thể hiểu rõ các khái niệm.

Trong bài giảng, sinh viên thường ghi chép nhưng một số người KHÔNG biết cách ghi chép. Họ thường cố viết ra nhiều nhất có thể được, vì họ không thể viết nhanh được như giáo sư nói cho nên ghi chép của họ bị thiếu nhiều điều. Những ghi chép không đầy đủ có thể tạo ra lẫn lộn hay cho thông tin lầm lạc. Để viết các ghi chép rõ ràng và đầy đủ trong lớp, sinh viên cầu đọc tài liệu được phân công TRƯỚC KHI lên lớp để biết cái gì đó về tài liệu bài giảng. Trong lớp, họ lắng nghe và xử lí thông tin theo điều họ biết và điều họ không biết, và chỉ viết ra những điều quan trọng. Tôi bao giờ cũng khuyến khích các sinh viên xem lại ghi chép của họ ngay sau giờ lên lớp và kiểm với sách giáo khoa về thông tin thiếu rồi viết lại các ghi chép. Bằng việc đi qua qui trình ôn tập và viết lại, điều này sẽ giúp chuyển tài liệu được học từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn, điều sẽ giúp cho họ hiểu tài liệu ở mức độ sâu sắc hơn. Những ghi chép này sẽ trở thành ghi chép học tập nơi họ có thể ôn lại trước bài kiểm tra. Trong ngày đầu của lớp, tôi thường nói với sinh viên: “Nếu các em có thể tuân theo lời khuyên học tập này, thầy đảm bảo rằng các em không bao giờ có vấn đề gì trong bất kì lớp nào và sẽ làm tốt trong phần lớn các bài thi.” Câu hỏi của tôi là: “Bao nhiêu sinh viên có thói quen đọc tốt? Bao nhiêu sinh viên sẽ đọc tài liệu trước khi lên lớp? và Bao nhiêu sinh viên sẽ ôn lại và viết lại ghi chép của họ?

Học ở nước ngoài là đầu từ chính nhưng không phải mọi đầu tư đều mang lại kết quả tốt. Do đó, mọi sinh viên đều cần có bản kế hoạch “dự phòng” trong trường hợp cái gì đó không làm việc tốt. Điều đó có nghĩa là bố mẹ và con cái phải nghĩ kĩ về điều gì sinh viên sẽ làm nếu cái gì đó không xảy ra như mong đợi. Bản kế hoạch dự phòng bao gồm nhiều kịch bản để giữ cho sinh viên đạt tới mục đích giáo dục của họ. Trong bài này, tôi chỉ tập trung vào vấn đề hàn lâm như điều gì xảy ra khi sinh viên không học tốt ở trường hay trong lĩnh vực học tập của họ? Nhiều trường Mĩ cho phép sinh viên đổi lĩnh vực học tập trong hai năm đầu. Chẳng hạn, sinh viên có thể đổi lĩnh vực học tập của họ từ Khoa học máy tính sang Hệ thống thông tin quản lí hay sang Toán học hay Vật lí v.v. Tất nhiên, điều đó có thể không phải là điều gia đình trông đợi nhưng điều quan trọng với sinh viên là giải thích được lí do cho bố mẹ họ về tình huống này. Có những lí do như căng thẳng, nhớ nhà, tan vỡ tình cảm, nhưng hiệu năng tại nhà trường thường là lí do chính.

Vài năm trước, đã có một sinh viên không học tốt trong lớp của tôi khi anh ta bị tụt lại xa đằng sau. Khi tôi kiểm lại điểm của anh ta, tôi thấy rằng anh ta đã không hoàn thành được nhiều môn trước, điểm trung bình của anh ta thấp dưới chuẩn, điều có nghĩa là anh ta đang bị treo về hàn lâm. Tôi bảo anh ta: “Nếu em không cải tiến điểm của em, em sẽ bị đuổi vì em đã bị treo. Nhưng dựa trên điều thầy thấy, thầy nghĩ em không thể qua được môn học này.” Anh ta hỏi: “Vậy thì điều gì sẽ xảy ra cho em?” Tôi giải thích: “Là sinh viên quốc tế, em đang có visa đặc biệt điều cho phép em học ở đây. Nếu trường đuổi em, họ phải báo cáo cho cơ quan xuất nhập cảnh rằng em không còn ở trường. Trong tình huống đó, em sẽ phải về nhà. Nếu em ở lại thì em trở thành người bất hợp pháp.” Anh ta khóc: “Nhưng em không thể nói với bố mẹ em được, họ mong đợi rằng em sẽ thành công.” Tôi hỏi: “Họ có biết rằng em đang bị treo không?” Anh ta lắc đầu: “Không, em đã không nói gì với họ.” Tôi hỏi: “Em có biết rằng những sinh viên bị treo mà không cải tiến thì sẽ bị đuổi không?” Anh ta gật đầu và bắt đầu khóc. Tôi hỏi: “Em có kế hoạch dự phòng không?” Anh ta thậm chí không biết nó là cái gì. Về sau, tôi có cuộc nói chuyện dài với anh ta và gia đình anh ta, tôi biết rằng anh ta là trong số những sinh viên đi học nước ngoài mà không có chuẩn bị gì. Gia đình đã đầu tư nhiều tiền dùng tư vấn để giúp viết đơn xin học để cho anh ta vào trường hàng đầu mà không tính tới hiệu năng hàn lâm của anh ta. Cuối cùng, anh ta phải trở về Thượng Hải sau khi không học được nhiều môn.

Tôi bao giờ cũng khuyên các sinh viên chia sẻ mọi thứ với bố mẹ họ, kể cả hiệu năng hàn lâm. Họ cũng có thể chia sẻ và sự cô đơn, nỗi nhớ nhà, căng thẳng, thất vọng, mối quan hệ tan vỡ, và thất vọng hàn lâm. Nhưng tôi cũng yêu cầu bố mẹ lắng nghe cẩn thận mà không trách mắng hay giận dữ. Mọi bố mẹ nên biết mọi sự kiện để cho họ có thể giúp cho con họ có hành động thích hợp. Sau rốt, đó là đầu tư của họ và tương lai của con cái họ. Chỉ thế thì họ mới có thể giúp cho con cái bằng việc đặt các vấn đề của chúng vào hoàn cảnh. Nếu vấn đề là về hiệu năng tại nhà trường, họ có thể để chúng biết rằng hỏng một môn không phải là chấm hết vì chúng có thể học nó và tập trung vào cải tiến việc học tập của chúng. Nếu vấn đề là cái gì đó khác, họ có thể cần có mọi sự kiện trước ki có bất kì hành động nào.

Với các bố mẹ của sinh viên đang lập kế hoạch đi học nước ngoài, lời khuyên của tôi là chuẩn bị sớm nhất có thể được vì được chấp nhận vào một trường nước ngoài CHỈ là bắt đầu. Sinh viên học tốt thế nào, họ trưởng thành thế nào, họ đạt tới mục đích giáo dục của họ tốt thế nào là tuỳ vào họ được chuẩn bị tốt thế nào.

 

—English version—

 

To Study overseas part 2

The common problem among international students when they first came to the U.S. is about language. But it can be solved overtimes if they actively practice English and making friends with American students. However, some of them prefer to be friends with people from the same country and to keep speaking their native language. In that case, it takes a much longer time to overcome the language problem and often result in a longer time to complete their education. On the average, it takes about four years to complete the Bachelor’s degree, but it may take these students five or even six years. There are students who have been studying here for many years but still do not speak English well. When they apply for a job, many fail the interview due to their language deficiency. A few years ago, a hiring manager told me: “Even they have good technical skills but if they cannot communicate, I cannot hire them. Most technical jobs require teamwork where communication is critical. If they cannot discuss, share an idea, or express their opinion, they are useless.”

Another issue is some international students are quiet and do not like to ask questions in class. When do not understand something, they prefer to ask their friends instead of the professors. In U.S. schools, the interaction between students and the professors is important as it is part of the learning process. I often explain: “Professors are here to help you to learn. Talk to them and ask for help when you need it. If you do not understand something, raise your hand and ask questions. If you do not feel comfortable asking in front of the class, then make an appointment to see them in their office after class. Some students told me that in their country, asking too many questions means disrupting the class and could be labeled “Stupid.” I explained: “This is not your country. Nobody will laugh at you if you ask a question. In most classes, the best time to learn is during the questions and answers where students learn more by asking questions or listen to the answers from other students’ questions. Many professors do not lecture much, including me, as we believe students could learn the materials by themselves via assigned readings BEFORE the class. Classroom time is used for discussion and answering questions. Some professors would raise difficult questions to challenge students to think deeper so they can understand the concepts well.

During the lecture, students often take note but some do NOT know how to take note. They often try to write down as much as possible, since they cannot write as fast as the professor talk so their notes are missing many things. The incomplete notes can create confusion or give misleading information. To write clear and complete notes in class, students need to read the assigned materials BEFORE the class to know something about the lecture materials. During the class, they listen and process the information on what they know and what they do not know, and only write down important things. I always encourage students to review their notes immediately after class and check with the textbook for missing information then rewrite the notes. By going through this reviewing and rewriting process, it helps move material learned from short-term memory into long-term memory, which will help them to understand the materials at a deeper level. These notes will become study notes where they can review before a test. During the first day of class, I told the students: “If you can follow this study advice, I guarantee that you never have a problem in any class and will do well in most exams.” My questions are: “How many students have a good reading habit? How many students would read the materials before going to class? and How many students would review and rewrite their notes?

Studying overseas is a major investment but not every investment bring good results. Therefore, every student needs to have a “back-up” plan in case something does not work well. It means parents and children must think through what the students would do if something does not happen as expected. A backup plan involves many scenarios to keep the students achieve their educational goals. In this articles, I only focus on the academic issue such as what happens when the students do not do well in school or in their field of study? Many U.S. schools allow students to change their field of study in the first two years. For example, students could change their field of study from Computer Science to Information System Management or to Mathematics or Physics, etc. Of course, it may not be what the family expected but it is important for the students to explain the reason to their parents about the situation. There are reasons such as stress, homesick, broken heart, but school performance is often the main reason.

A few years ago, there was a student who did not do well in my class as he fell far behind everyone. When I reviewed his record, I found that he had failed many courses previously, his grade point average was below the standard, which means he was on an academic probation. I told him: “If you do not improve your grade, you will be dismissed because you are on probation already. But based on what I saw, I do not think you could pass this course.” He asked: “Then what will happen to me?” I explained: “As an international student, you are on special visas which allows you to study here. If the school dismisses you, they have to report to the immigration office that you are no longer in school. In that situation, you will have to go home. If you stay then you become an illegal person.” He cried: “But I cannot tell my parents, they expect that I will succeed.” I asked: “Did they know that you are on probation?” He shook  his head: “No, I did not tell them anything.” I asked: “Do you know that students who are on probation but do not improve will be dismissed?” He nods and began to cry. I asked: “Do you have a backup plan?” He did not even know what it is. Later, I had a long conversation with him and his family, I learned that he was among the students who study overseas without any preparation. The family invested a lot of money to use a consultant to help write his application to get him into a top school without taking into consideration his academic performance. Eventually, he had to return to Shanghai after failed several courses.

I always advise students to share everything with their parents, including academic performance. They may also share their loneliness, homesickness, stress, frustration, broken relationships, and academic disappointment. But I also ask the parents to listen carefully without blaming or being angry. Every parent should know all the facts so they can help their children to take appropriate actions. After all, it is their investment and the future of their children. Only they can help them by putting their issues in perspective. If the problem is about school performance, they may let them know that failure in one course is not the end as they can learn from it and focus on improving their studying. If the problem is something else, they may need to have all the facts before taking any actions.

For parents of students who are planning to study overseas, my advice is to prepare as early as possible because getting accepted into a foreign school is ONLY the beginning. How well students learn, how well they mature, how well they do to achieve their educational goals is depending on how well they are prepared.