Có hai điều mà sinh viên đại học quan tâm nhất: Kiểm tra và điểm. Sinh viên không thích bài kiểm tra, nhưng họ không thể tránh được chúng, nhưng điểm là cái gì đó họ nghĩ họ có thể thương lượng được. Mọi lần, sau bài kiểm tra, vài sinh viên sẽ tới văn phòng của tôi với những câu hỏi như: “Sao thầy chỉ cho em 5 điểm? Em nghĩ em xứng đáng được điểm tốt hơn điều đó.” Hay “Em học chăm chỉ, ít nhất thầy có thể cho em điểm phụ để em có thể qua được môn học này.” Tôi trả lời: “Nếu em đọc tài liệu môn học, làm bài tập về nhà, tới lớp, ghi chép, hỏi câu hỏi, và học, thì em sẽ không phải lo nghĩ về điểm.”
Vấn đề là một số sinh viên muốn được điểm tốt với khối lượng nỗ lực tối thiểu. Một số chỉ học vài giờ trước khi kiểm tra, hay thức cả đêm để nhồi nhét mọi thứ và hi vọng qua được bài kiểm tra. Những sinh viên này không sẵn sàng cho đại học. Một số không có động cơ học, đại học với họ là thời gian họ có thể tận hưởng cuộc sống lâu hơn một chút trước khi đối diện với thực tại thất nghiệp.
Trong nhiều năm, điểm được dùng để đo việc học và tiến bộ của học sinh, nhưng qua thời gian, điểm trở thành mục đích của việc học. Là thầy giáo, chúng ta cần làm cho học sinh hội tụ vào học tập và hiểu điều họ cần biết thay vì chỉ hội tụ vào điểm. Tôi thường khuyên: “Nếu các em đưa nỗ lực vào học tập, điểm sẽ tới một cách tự nhiên. Nếu các em hội tụ chỉ vào điểm, các em sẽ làm bất kì cái gì, chỉ để được điểm, kể cả gian lận hay học nhồi nhét trước bài kiểm tra. Các em không bao giờ học được cái gì.” Tuy nhiên, một số sinh viên tin rằng thông minh quyết định điểm số. Họ bảo tôi: “Nhưng em không đủ thông minh.” Hay “Em không có tài năng về lập trình.” Tôi giải thích: “Ai nói thông mình là tốt hơn làm việc chăm chỉ? Ngay cả các thiên tài như Albert Einstein đã trượt nhiều lớp khi ông ấy còn trẻ. Nhưng ông ấy đã làm việc cần mẫn và vượt qua nhược điểm của ông ấy.”
Để thay đổi “việc hiểu sai” này, tôi tổ chức môn học phụ đạo ba tuần cho Java trong đó sinh viên phải hoàn thành 50 chương trình ngắn. Mỗi ngày họ phải hoàn thành ít nhất năm chương trình. Tôi cho họ điểm như sau: 6 điểm vì sửa chữa và 4 điểm vì hoàn thành, xem như bằng chứng cho nỗ lực của họ. Nếu mọi mã của họ không làm việc, nhưng họ đã hoàn thành năm chương trình, họ vẫn được 4 điểm. Trong tuần đầu, nhiều sinh viên đã hoàn thành công việc được phân, nhưng không ai được tối đa 10 điểm. Nhưng trong tuần thứ hai, một phần ba của nhóm được 10 điểm, và đến tuần thứ ba, hai phần ba nhón được điểm tối đa 10. Một sinh viên tuyên bố: ‘Bây giờ em tin rằng nỗ lực nghĩa là mọi thứ. Em không bao giờ nghĩ rằng em có thể hoàn thành 50 chương trình trong ba tuần, nhưng em đã làm được, và em không sợ viết mã nữa.” Tôi bảo họ: “Khi các em đưa nỗ lực vào, các em thu được kết quả.”
—English version—
Tests and Grades
There are two things that college students are most concerned: Tests and Grades. Students do not like tests, but they cannot avoid them, but grades are something they think they can negotiate. Every time, after the test, a few students would come to my office with questions like: “Why do you only give me 5 points? I think I deserve better than that.” Or “I study hard, at least you can give me extra points so I can pass the course.” I answer: “If you read the course materials, do homework, come to class, take notes, ask questions, and study, then you should not have to worry about the grade.”
The issue is some students want to get good grades with a minimum amount of effort. Some only study a few hours before the test, or stay up all night to cram everything and hope to pass the test. These students are not ready for college. Some have no motivation to study, college to them is a time they can enjoy life a little longer before facing the reality of unemployment.
For years, grades are used to measure students’ learning and progress, but over time, grades became the goal of learning. As teachers, we need to make students focus on studying and understand what they need to know instead just focus on grades. I often advise: ” If you put efforts in studying, the grade will come naturally. If you focus on the grade, you will do anything, just to get the grade, including cheating or cramming before the test. You never learn anything.” However, some students believe that intelligence determines the grade. They told me: “But I am not smart enough.” Or “I do not have a talent for programming.” I explained: “Who said intelligence is better than hard work? Even genius like Albert Einstein failed many classes when he was young. But he worked hard and overcame his weaknesses.”
To change this “misconception,” I organized a three-weeks remedial course for Java in which students must complete 50 short programs. Each day they have to complete at least five programs. I graded them as follows: 6 points for correction and 4 points for completion, as the evidence of their efforts. If all their code did not work, but they completed five programs, they still got 4 points. In the first week, many students completed the assigned works, but no one got the maximum 10 points. But in the second week, one-third of the group got 10 points, and by the third week, two-third of the group got the maximum 10 points. One student declared: ‘Now I believe that efforts mean everything. I never think that I could finish 50 programs in three weeks, but I did, and I do not afraid of coding anymore.” I told them: “When you put in the efforts, you got results.”