Trong nhiều thế kỉ, sinh viên châu Á được dạy phải thụ động và tuân theo kỉ luật trong lớp cho nên nhiều người gặp khó khăn khi học ở nước ngoài, theo phương pháp “học chủ động” (Active Learning).
Đó là lí do tại sao nhiều sinh viên KHÔNG đọc TRƯỚC khi đến lớp vì họ muốn nghe thầy giáo nói cho họ biết thay vì phải tích cực đọc và tìm hiểu. Nhiều sinh viên KHÔNG muốn thảo luận trong lớp vì sợ nói sai và bị cười. Nhiều sinh viên KHÔNG đọc gì thêm để mở mang kiến thức và chỉ đọc lướt qua tài liệu để qua được bài thi. Do đó kiến thức của họ rất nông cạn, không có sự hiểu biết sâu vào các vấn đề mà chỉ ghi nhớ một số sự kiện để đáp ứng yêu cầu của nhà trường. Nhiều sinh viên CHỈ làm vừa đủ để có được bằng cấp thay vì phát triển kĩ năng riêng của họ. Thái độ này có hậu quả tiêu cực rất lớn và gây trở ngại cho tương lai của họ nếu họ có ý định tìm việc làm tại đây.
Tôi để ý vấn đề này trong vài năm qua với một số sinh viên châu Á trong lớp. Phần lớn đều là sinh viên giỏi, tốt nghiệp từ các trường hàng đầu với điểm tốt nhưng đa số đều gặp khó khăn và không cạnh tranh được với các sinh viên khác. Nhiều giáo sư tin đó là do khiếm khuyết tiếng Anh nhưng tôi không đồng ý vì tất cả đều có điểm TOEFL tốt và không có vấn đề gì trong việc đọc và viết. Vì Carnegie Mellon rất chọn lọc, nếu họ đáp ứng với chuẩn nhập học nghiêm ngặt thì vấn đề phải là cái gì khác.
Bằng việc thảo luận với họ, tôi thấy “thói quen học tập” của họ đã ngăn cản họ phát triển tiềm năng của họ. Phần lớn sinh viên châu Á KHÔNG thích ứng với phương pháp học tích cực thường được dạy trong đại học Mĩ. Một sinh viên bảo tôi: “Em học chăm chỉ khi còn ở đại học trong nước và luôn được điểm hàng đầu. Nhưng từ khi qua đây, em bị điểm kém mặc dù em đã hết sức cố gắng. Em thậm chí đã không ngủ đủ nhưng vẫn không thể làm tốt trong bài kiểm tra hàng tuần.” Tôi thấy rằng anh ta đã ghi nhớ cả trăm trang sách giáo khoa nhưng không thể trả lời được câu hỏi trong bài kiểm tra. Lí do là anh ta không có kiến thức “sâu” để áp dụng tri thức giải quyết vấn đề. Anh phàn nàn: “Sao thầy không yêu cầu em viết ra những định nghĩa nào trong sách giáo khoa ?” Tôi phải mất một lúc mới nhận ra rằng anh ta là nạn nhân của giáo dục truyền thống khi ghi nhớ được khuyến khích. Một sinh viên khác phàn nàn: “Câu hỏi kiểm tra của thầy thậm chí không có trong sách giáo khoa vì em đã ghi nhớ hầu hết các lý thuyết trong sách.”
Lí do nhiều sinh viên có vấn đề là vì họ áp dụng phương pháp mà họ đã dùng ở trường phổ thông hay đại học như việc “nghe thụ động” nhưng không đưa nỗ lực nào để tìm hiểu và đào sâu vào chi tiết. Quan niệm của họ về việc học là “nhận thông tin” và “trao trả lại” những gì thầy giáo nói trong lớp mà không hiểu rằng kiến thức phải được cấu trúc từ sự hiểu biết của chính họ. Họ học ghi nhớ mọi sự trong sách giáo khoa. Phương pháp này đã lỗi thời vì nó không có tác dụng trong môi trường ngày nay.
Tôi thường khuyên: “Những gì thầy giảng trong lớp chỉ là kiến thức của thầy. Các em phải tự nghiên cứu và đào sâu vào để tạo ra kiến thức của chính các em. Sự hiểu biết qua kiến thức của người khác không phải là “Học” mà chi là “Ghi nhớ”. Chỉ sự hiểu biết đến từ bên trong các em, qua quá trình suy ngẫm, phân tích để tự hiểu biết, mới là kiến thức đích thực của các em.”
Trong các Đại học Tây phương, sinh viên không nói nhiều, không tham gia thảo luận, không đóng góp ý kiến mà ngồi im thường bị coi là “không có khả năng” hay “yếu”. Sinh viên ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình trước lớp bị cả giáo viên và các sinh viên khác coi là “không sẵn lòng học.” Vì hầu hết các thầy giáo đều ưa thích sinh viên tích cực để làm cho thảo luận trên lớp sinh động hơn, họ thường bỏ qua các sinh viên thụ động và không bao giờ gọi những người này lên thảo luận. Phần lớn giáo sư Tây phương coi những sinh viên này là “yếu kém” hoặc”không đủ trình độ” do đó nhiều người thường bị điểm kém hay không qua nổi môn học. Nhiều sinh viên châu Á phải học lại một số lớp chỉ vì họ không biết thích ứng với hoàn cảnh học tập tích cực.
Tất nhiên, là người Á châu tôi biết rõ vấn đề của họ. Nhìn từ bên ngoài, sinh viên châu Á dường như thụ động nhưng tâm trí họ rất tích cực. Họ làm việc chăm chỉ và bao giờ cũng suy nghĩ nhưng thói quen cũ từ phương pháp học cổ đã ngăn cản họ khỏi việc học tích cực. Một sinh viên giải thích: “Khi em còn ở tiểu học hay trường phổ thông, nếu em nói gì trong lớp em bị phạt vì làm ngắt quãng lớp cho nên em học thói quen phải ngồi im để nghe mà thôi .” Sinh viên khác nói: “Ngay trong đại học, nếu em nói gì đó khác với điều thầy giáo muốn, em bị điểm kém cho nên em không bày tỏ ý kiến riêng của em nữa.”
Để khuyến khích những sinh viên này tham gia vào học tích cực, tôi bao giờ cũng giải thích sự khác biệt giữa hai phương pháp này. Tôi giải thích rõ ràng tại sao điều quan trọng là tham gia vào lớp một cách tích cực để xây dựng thói quen tốt và phát triển kĩ năng mềm. Tôi thay đổi hệ thống cho điểm bằng việc cho 20% điểm cho người tham gia trên lớp để khuyến khích họ tham gia nhiều hơn.
Tôi thường nói: “Không có câu trả lời đúng hay sai mà chỉ có các ý kiến khác biệt. Vì có sự khác biệt nên chúng ta cần thảo luận nhiều hơn để tìm ra câu trả lời chính xác cho nên không lo nghĩ về việc nói sai trong thảo luận. Nếu không hiểu, các em cần hỏi vì không câu hỏi nào là xấu chỉ có sự im lặng, không hỏi mới là xấu thôi.”
Tuy nhiên có một vấn đề quan trọng mà tôi muốn nêu ra đây: Đó là sự “trưởng thành” Sinh viên Tây phương, đặc biệt sinh viên Mĩ, thường được dạy về sự trưởng thành và độc lập rất sớm. Đa số đều tự lập và sản sàng chịu trách nhiệm về hành vi của họ. Đa số sinh viên Á Châu vẫn chưa trưởng thành hay phát triển cá tính tự lập dù họ vào đại học. Cha mẹ châu Á thường hi sinh mọi thứ để cho con cái họ có được giáo dục tốt. Phong tục này dẫn tới việc con cái được nuông chiều thái quá và được cha mẹ hỗ trợ mọi thứ họ cần mà không phải làm gì. Một sinh viên bảo tôi: “Em được bảo phải học mà thôi vì mọi thứ sẽ được gia đình lo liệu cho nên em vùi mình trong sách vở và không nghĩ tới gì khác.”
Thái độ này đã dẫn nhiều sinh viên tới việc thiếu nhận biết về điều xảy ra trong thế giới quanh họ vì họ không biết gì ngoài công việc học trong trường. Nhiều người chỉ biết điều được dạy nhưng hiếm khi đọc bất kì cái gì khác bên ngoài giáo trình của họ. Đó là lí do tại sao nhiều người có vấn đề khi họ phải đối diện với thực tại của cuộc sống. Nhiều người thất vọng sau khi có bằng cấp nhưng không tìm được việc làm. Nhiều người chuyển ngược sự thất vọng vào cha mẹ và oán trách gia đình hay xã hội.
—English version—
Study overseas part 3
For many centuries, Asian students are taught to be passive and follow a strict discipline in class so many find it difficult to adopt the new active learning method. That is why many students do NOT read anything BEFORE class as they want to be told rather than actively learning by themselves. Many students would NOT volunteer to discuss anything in class for afraid of saying something wrong and be laughed at. Many students may NOT read anything beyond the assignments to make sure that they will pass the exam. Many students may NOT go into any subject deeply or “internalize” their knowledge but only memorize some facts to meet school’s requirements. Many students ONLY do what is necessary to obtain a degree rather than develop their own knowledge and skills. This attitude has significant negative consequences.
I noticed this issue in the past several years with numbers of Asian students in my classes. Most of them were good students who came from top schools with best grades but often struggled to follow class instructions and could not compete with other students. Many professors believed it was due to their English deficiency and suggested that they took extra English classes but I disagreed as they all had good TOEFL scores and had no problem in reading and writing. Since admission to Carnegie Mellon is very selective, if they qualified to meet the strict standard then it must be something else. By having several discussions with them, I found that it was their attitudes and study habit that preventing them from reaching their potential. The fact is that they have NOT been able to adopt the learning methods often taught at U.S University and it hurts them both academically and professionally.
A student told me: “I have studied much harder than when I was in my college. I did not even have enough sleep but I still could not do well in your weekly test.” I found that he had memorized the whole chapter in the text book over hundred pages but could not answer questions in the test. The reason was I did not ask about facts but wanted them to solve problems by applying their knowledge. He complained: “Why don’t you ask me to write some sentences in the text book or certain definitions since I have memorized them all?” It took me awhile to realize that he was a victim of the traditional education when memorization is encouraged. Another student complained: “Your test questions did not even came from the textbook since I know them all.”
The reason many of them are having problems because they continue to use the same learning method that they had used in high school or college such as passively listening to what teachers said but not put in any effort to “internalize” it. Their view of learning is about receiving information and giving it back without understood that it must be reconstructed from their own understanding. They often associate learning with memorization and knowing all the facts from textbooks. This archaic learning method will not work in today’s environment and will negatively affect their future.
In western schools, a student who does not want to talk much and not participate in class activities is considered “Weak”. A student who hesitates to express his view in front of the class is viewed by both teachers and other students as “Dull and unwilling to learn.” Since most teachers prefer active students to make the class discussion livelier, they often ignore the passive ones and never call on them to discuss anything. This misconception often has significant negative on students’ performance and the final grade. It also being viewed very negatively during job interview by hiring managers as quiet people is considered “Incompetent”. Last year a hiring manager asked: “How come some graduates cannot say anything positively during the job interview? They only answer questions but never ask anything?
Of course, as Asian I know their problems very well because over forty years ago, I had the same problems. From the outside, Asian students seem to be passive but their minds are very active. They work hard and always thinking but it is the old habit from the archaic learning method that preventing them from being active. A student told me: “When I was young, if I said something in class I was punished for class disruption so I learned to be quiet.” Another student explained: “In my college, if I said something different from what the teacher wanted, I got bad grade so I learned not express my own opinion anymore.”
To encourage these students to engage in active learning, in the first day of the class I always explain the differences between the two methods. I clearly explain to them why it is important to participate in class actively to build good habit and develop soft-skills. I change the grading system by giving 20% of the grade to class participants to encourage them to engage more in class. I also explain that there is no right or wrong answer but only different opinions so they do not have to worry about saying something wrong during class discussion. Of course, it is not easy for them to change as it takes time to change an old habit.
There is another aspect about the maturity of students. Western students, especially American students, learn to be independent very early but many Asian students are still immature even when they go to college. Asian culture considers education highly and parents often sacrifice everything to get their children the best education possible. This custom has led to the development of children who are pampered and have their every need met by parents without have to do anything. A student told me: “I have been told to study as everything will be taken care of by my family so I burry myself in books and not thinking of anything else.” This attitude has led many students to the lack of awareness of what is happening in the world around them since they do not know anything but school’s works. Many only know what are taught in school but seldom read about anything else outside of their curriculum. That is why so many of them are having problems when they have to face the realities of life. Many are frustrated after they get the degree but could not find jobs and many reversed their anger toward their family and their society.