Việc học và qui tắc

Mọi lớp đều có các qui tắc dùng như việc cảnh báo cho học sinh về điều sẽ xảy ra nếu họ không tuân theo chúng. Chẳng hạn, nếu họ bỏ giờ lên lớp, thiếu bài kiểm tra, nhắn tin trong khi nghe giảng, hay có hành vi xấu trong lớp, họ có thể bị điểm thấp hay không được vào lớp. Phần lớn các thầy giáo thường nhắc nhở học sinh về những qui tắc này, nhưng tại sao học sinh vẫn vi phạm chúng? Trong nhiều năm, tôi đã từng nghĩ về vấn đề này và thấy rằng là thầy giáo, chúng ta tập trung vào “phạt” nhưng không để cho họ trải nghiệm hậu quả của những vi phạm của họ, điều ngăn cản họ với mục đích học tập của họ.

Chẳng hạn, học sinh thường bị sao lãng bởi công nghệ di động (như, nhắn tin, email, v.v.), và nhiều thầy giáo cấm học sinh dùng các thiết bị này trong lớp. Nhưng phần lớn học sinh vẫn tiếp tục vi phạm qui tắc này bằng việc vẫn nhắn tin hay gửi email trong lớp. Trong ngày lên lớp đầu tiên, thay vì nói về cấm dùng thiết bị di động trong bài giảng, tôi chia lớp thành hai nhóm. Một nhóm được phép nhắn tin, gửi và nhận emails, thậm chí xem cả thời sự hay YouTube trong bài giảng. Nhóm kia phải đóng mọi thiết bị, kể cả laptop. Sau bài giảng, mọi học sinh đều phải hoàn thành bài kiểm tra ngắn dựa trên tài liệu của bài giảng. Kết quả là rõ ràng: Những học sinh không thể dùng thiết bị di động của họ có điểm cao hơn nhiều so với nhóm kia. Tôi bảo lớp: “Nếu các em muốn học tốt trong lớp của thầy, tốt hơn cả các em đừng bị sao lãng bởi nhắn tin hay gửi nhận email. Các em tới lớp để học, nhưng nếu các em không muốn học, tại sao tới lớp?” Kể từ đó, ít học sinh vi phạm qui tắc này vì họ trải nghiệm và hiểu hậu quả.

Một số qui tắc có xu hướng phản ứng lại những vấn đề nào đó. Chẳng hạn, gian lận là thông thường trong học sinh những người muốn qua được bài kiểm tra. Nhiều thầy giáo giám sát lớp học trong khi kiểm tra để ngăn cản gian lận. Nhưng học sinh sẽ tạo ra những cách mới để gian lận, và vấn đề này đã từng diễn ra trong nhiều năm. Trong lớp của tôi, học sinh nào không học tốt có thể làm lại bài kiểm tra lần thứ hai. Trong bài kiểm tra của tôi, mọi câu hỏi đều được hai điểm, nhưng nếu họ không thể trả lời được, họ có thể viết “cơ hội thứ hai.” Điều đó có nghĩa là họ có thể làm lại câu hỏi đó vào ngày hôm sau, nhưng vào lúc đó, câu hỏi này chỉ còn đáng một điểm. Cách nhìn của tôi là học sinh phải học cái gì đó, nếu họ không học trong lần thứ nhất, họ phải học nó trong lần thứ hai. Chừng nào họ còn học, điều đó là tốt với tôi. Vì cách nhìn này, tôi hiếm khi phải giải quyết vấn đề gian lận. Tuy nhiên, do bản chất ganh đua của lớp; phần lớn học sinh đều học chăm chỉ vì họ muốn có điểm cao hơn. Khi họ không lo nghĩ về “đỗ hay trượt” họ bắt đầu hội tụ vào học.

Tôi tin rằng sinh viên đại học cần nhiều độc lập và trách nhiệm hơn với hành vi của họ và điều đó yêu cầu những cách khác nhau để giáo dục họ. Tôi sẵn lòng đi ra ngoài qui tắc để cho phép học sinh học từ hành động của họ. Đe doạ và trừng phạt có thể không có tác dụng tốt với một số học sinh. Nó có thể tạo ra sợ và không tin cậy vì học sinh tin rằng thầy giáo không chăm nom tới họ. Bằng việc giải thích hậu quả của hành động xấu của họ, đưa ra lời khuyên cá nhân và đối xử với họ như người lớn có trách nhiệm sẽ là giải pháp tốt hơn. Chẳng hạn, với mọi bài tập về nhà, tôi đều hỏi học sinh phải mất bao lâu để hoàn thành và để cho lớp bỏ phiếu về ngày nộp như một thoả thuận. Kể từ đó tôi không bao giờ phải giải quyết với những học sinh phàn nàn về không có đủ thời gian hay nộp bài tập về nhà trễ. Tôi bảo họ: “Chính các em chịu trách nhiệm cho việc học của các em. Việc của thầy chỉ là hướng dẫn và giúp đỡ các em. Nếu các em không học, tương lai của các em bị rủi ro.” Bằng việc cho phép họ xác định tương lai riêng của họ, nhiều khả năng họ cam kết học tập hơn vì họ hiểu hậu quả.

Tôi tin một số qui tắc, đặc biệt những qui tắc với hậu quả nặng (như, trượt môn học, bị đuổi khỏi trường, v.v.) có thể tạo ra hành vi không mong muốn vì nó trừng phạt học sinh thay vì giúp họ học về trách nhiệm riêng của họ. Là thầy giáo, chúng ta cần giúp cho học sinh trưởng thành và lớn lên thành người học có trách nhiệm bằng việc khuyến khích hành vi học tích cực. Thầy giáo có thể dành thời gian để thảo luận về tiến bộ học tập của họ, giúp cho họ đặt mục đích giáo dục và lập kế hoạch nghề nghiệp. Những hoạt động này có thể làm tăng việc học của học sinh và thúc đẩy phát triển của họ như người độc lập và có trách nhiệm.

Khi học sinh bỏ lớp, thay vì áp dụng qui tắc nghiêm khắc, tôi chỉ cho họ bài tập về nhà của họ và điểm kiểm tra điều chứng tỏ mối liên quan giữa số lần vắng mặt và điểm của họ. Khi học sinh thấy rằng họ đã không học tốt vì vắng mặt của họ, họ hiểu hậu quả của việc bỏ lớp. Điều này sẽ dạy cho họ về tầm quan trọng của dự lớp nhiều hơn là trừng phạt họ như một số qui tắc đã qui định.

Có những học sinh vào đại học mà không có chiều hướng, và tôi thường có đối thoại trong văn phòng của tôi với từng cá nhân, nơi chúng tôi xem qua các lí do của họ về việc tới trường, lập kế hoạch nghề nghiệp của họ, và giải thích tiến bộ của họ và mục đích giáo dục. Sau những phiên này, phần lớn học sinh đều thay đổi hành vi của họ thành tốt hơn. Tất nhiên, sau nhiều đối thoại và khuyên nhủ mà không có kết quả, tôi bảo họ: “Em đang làm phí thời gian của em trong lớp thầy vì em sẽ không học gì mấy và sẽ không qua được môn học này. Câu hỏi của thầy là: Tại sao tới lớp nếu em không học cái gì?”

Tôi tin một số qui tắc là cần thiết nhưng để phát triển học sinh thành người trưởng thành và có trách nhiệm, chúng ta cần làm thêm những bước phụ điều cho phép họ học từ hành động của họ vì trường học là “chỗ an toàn” cho họ để học trước khi họ sẽ phải học từ thực tại của cuộc sống.

 

—English version—

 

Learning and rules

Every class has rules that serve as a warning to students about what will happen if they do not follow them. For example, if they skip classes, miss tests, texting during lecture, or misbehave in class, they may get a low grade or fail the class. Most teachers often remind students about these rules, but why students still violate them? For many years, I have been thinking about this issue and find that as teachers, we are focusing on the “penalties” but not let them experience the consequences of their violations that prevent them from their learning goals.

For example, students are often get distracted by mobile technology (i.e., text messages, email, etc.), and many teachers forbid them to use these devices in class. But most students continue to violate this rule by keep texting or sending emails during class anyway. In my first day of class, instead of talking about forbidding the use of mobile devices during lecture, I divide the class into two groups. One group is allowed to text, send and receive emails, even watching the news or YouTube during the lecture. The other group must close all devices, including laptops. After the lecture, all students must complete a quiz based on the lecture’s materials. The result is clear: Students who could not use their mobile devices score much higher than the other group. I told the class: “If you want to do well in my class, you better not getting distracted by texting or emailing. You go to class to learn, but if you do not want to learn, why go to class?” Since then, few students would violate this rule because they experience and understand the consequences.

Some rules tend to be reactive to certain issues. For example, cheating is common among students who want to pass the test. Many teachers monitor the class during testing to prevent cheating. But students would create new ways to cheat, and this issue has been going on for many years. In my class, students who did not do well can repeat the test the second time. In my test, every question worth two points, but if they cannot answer, they can write “second chance.” That means they can retake that question on the next day, but at that time, the question is only worth one point. My view is students must learn something, if they do not learn during the first time, they should learn it the second time. As long as they are learning, it is fine with me. Because of this view; I rarely have to deal with the cheating issue. However, due to the competitive nature of the class; most of my students are studying hard because they want a higher grade. When they do not worry about” Pass or Fail.” they begin to focus on learning.

I believe that college students need to be more independent and responsible for their behavior and it requires different ways of educating them. I am willing to go beyond rules to allow students to learn from their actions. Threatening and punishment may not work well with some students. It may create fear and distrust as students believing that teachers do not care about them. By explaining the consequences of their misbehavior, providing personal advice and treat them like responsible adults would be a better solution. For example, for every homework, I would ask students how long would it take to complete and let the class vote on a date as an agreement. Since then I never have to deal with students who complain about not having enough time or turn in late homework. I told them: “It is you who are responsible for your learning. My job is only to guide and help you. If you do not study, your future career is at risk.” By allowing them to determine their own future, they are more likely to commit to studying because they understand the consequence.

I believe some rules, especially those with tough consequences (i.e., Fail the course, kick out of school, etc.) may create undesirable behavior as it punishes students instead of helping them to learn about their own responsibility. As teachers, we need to help students to mature and grow up to be responsible learners by encouraging positive learning behaviors. Teachers can spend the time to discuss their learning progress, help them to set educational goals and career planning. These activities can increase students’ learning and advances their development as independent and responsible persons.

When students skip class, instead of applying a strict rule, I show them their homework and test scores that demonstrate the correlation between the number of absences and their scores. When students see that they did not do well because of their absence, they understand the consequence of skipping class. This would teach them more about the importance of attending class than punishing them as some rules stated.

There are students who go to college without direction, and I often have a conversation in my office with each individual where we go over their reasons for going to school, plan their career, and explain their progress and educational goals. After these sessions, most students change their behavior to the better. Of course, after several conversations and advice without result, I told them: “You are wasting your time in my class because you will not learn much and will not pass the course. My question is: Why go to class if you are not learning anything?

I believe some rules are necessary but to develop students to mature and be responsible persons we need to take extra steps that allow them to learn from their actions because school is the “safe place” for them to learn before they will have to learn from the reality of life.