Vượt qua nỗi sợ môn học

Môn “Nhập môn Hệ thống máy tính” là môn yêu cầu cho nhiều sinh viên tại đại học Carnegie Mellon, một số trong họ không phải là sinh viên Khoa học máy tính. Vì tôi có nhiều sinh viên trong số này trong lớp, tôi thường nghe họ than: “Em không giỏi về toán.” “Em không thể viết mã được.”  Và  “Tại sao em phải học môn này?” Những cách diễn đạt này đều ngụ ý “Em không thể học tốt môn này,” vì họ tin rằng họ không có khả năng và có lẽ sẽ nhận được điểm kém hay thậm chí trượt môn này.

Trong nhiều năm dạy học, tôi biết rằng một số sinh viên có thể không có nền tảng tốt trong toán học và khoa học ở trường phổ thông và bằng cách nào đó họ sợ các môn này. Mối quan tâm của tôi là làm sao chúng ta có thể, như người thầy, giúp cho các sinh viên này thay đổi từ cảm giác tiêu cực sang cảm giác tích cực? Những sinh viên có thái độ tiêu cực về môn học không cố gắng chuyên cần để vượt qua niềm tin mà họ có về bản thân họ. Một sinh viên có lần bảo tôi: “Thầy giáo toán ở trường trung học mắng em mọi lúc và nói rằng em là người ngu nhất mà thầy đã từng gặp vì em không giỏi toán.” Tôi bảo anh ta: “Hoặc em có thể chứng minh rằng thầy giáo trường trung học là sai, hoặc em đồng ý với thầy đó rằng em là người ngu nhất. Điều đó là tuỳ ở em. Nhưng nếu em cần giúp đỡ, cứ tới gặp thầy.”

Lúc bắt đầu lớp, tôi cho bài kiểm tra ngắn để xác định ai sẽ cần giúp đỡ. Dựa trên kết quả, tôi khuyên họ họ lớp phụ đạo thêm trong bốn tuần để xâydựng lại nền tảng của họ. Tôi nói: “Nếu các em sẵn lòng làm việc chăm chỉ trong bốn tuần này, các em sẽ thấy rằng các môn này không còn là cản trở cho mục đích giáo dục của các em.”  Phần lớn những sinh viên “sợ” toán thường là nạn nhân của “thầy nghiêm khắc” hay có điểm kém trong các môn này. Để giúp họ thu lại tự tin và đưa nỗ lực vào, tôi yêu cầu họ dạy lẫn nhau về cách giải bài toán toán học. Những sinh viên được phân cho vai trò “chuyên gia toán học” dạy cho lớp, để cho họ cảm thấy rằng họ có cái gì đó để đóng góp. Tôi làm việc với từng sinh viên để chắc rằng họ hiểu cách giải bài toán rồi để cho họ dạy cho lớp về điều họ đã học. Vì từng người trong họ đều phải dạy, họ đưa nhiều nỗ lực hơn vào hiểu quá trình giải bài toán vì không ai muốn bị cười bởi bạn bè họ, nếu họ làm điều đó sai. Bằng việc để cho họ “dạy toán,” họ mất đi nỗi sợ toán đã từng ăn sâu trong tâm trí họ trong nhiều năm. Đến cuối lớp phụ đạo, phần lớn sinh viên bảo tôi: “Bây giờ em biết rằng em có thể làm được toán.” Bằng việc cho những sinh viên này cơ hội vượt qua nỗi sợ của họ sẽ làm cho họ cảm thấy tự tin vào bản thân họ, do vậy họ có sức mạnh để tiếp tục cuộc hành trình giáo dục của họ.

Mặc dầu là thầy giáo, chúng ta có thể khuyến khích họ vượt qua cảm giác tiêu cực của họ, đôi khi cách tiếp cận trực tiếp cũng là thực tế.  Sau khi cho những sinh viên này bài phân công làm, tôi sẽ yêu cầu họ giải thích cách họ giải nó từng bước một và để cho họ suy nghĩ về từng bước. Bằng việc chỉ ra từng bước theo cách logic, họ biết điều họ biết và không biết; chỗ họ cần giúp đỡ, và tại sao họ có vấn đề? Bằng việc đi qua cách tiếp cận này chậm từng bước một cùng họ, tôi có thể chỉ ra cho họ điểm yếu của họ ở đâu, và làm sao quá trình của họ có thể được cải tiến hay sửa chữa.

Trong lớp của tôi, thảo luận là yếu tố bản chất. Sinh viên phải dọc TRƯỚC KHI tới lớp và sẵn sàng thảo luận hay trả lời câu hỏi của tôi. Những sinh viên có cảm giác tiêu cực về nói trước công chúng thường né tránh tham gia. Bằng việc để ý tới những sinh viên này, tôi yêu cầu họ tới gặp tôi sau giờ lên lớp và có cuộc đối thoại ngắn với họ về nỗi sợ của họ. Tôi cho họ câu hỏi mẫu, và câu trả lời để đọc rồi hỏi họ cùng câu hỏi đó trong giờ lên lớp sau để cho họ có thể trả lời được trước lớp. Sau vài lần, phần lớn trong họ cảm thấy tự tin hơn và tham gia vào thảo luận trên lớp theo cách riêng của họ.

Là thầy giáo, chúng ta cần giúp cho học sinh để thay thế cảm giác tiêu cực của họ về môn học nào đó bằng cảm giác tạo ra thái độ tích cực hướng tới việc học.

 

—English version—

 

Overcome the fear of a subject

The “Introduction to Computer Systems” is a required course for many students at Carnegie Mellon, some of them are not Computer Science students. Since I have many of these students in the class, I often hear them lament: “I am not good at math.” “I cannot write code.”  And  “Why do I have to take this course?” These expressions also mean “I cannot do well on this course,” as they believe that they have no ability and probably will receive a bad grade or even fail the course.

For years of teaching, I know that some students may not have a good foundation in math and science in high school and somehow they are afraid of these subjects. My concern is how could we, as teachers, help these students to change from a negative feeling to positive ones? Students who have a negative attitude about a subject do not try hard to overcome the belief that they have about themselves. A student once told me: “My high school math teacher scolded me all the time and said that I was the most stupid person that he ever met because I am not good in math.” I told him: “You can either prove that your high school teacher is wrong, or you agree with him that you are the most stupid person. It is up to you. But if you need help, please come to see me.”

At the beginning of the class, I give a short test to determine who will need help. Based on the results, I recommend them to take an additional four-weeks remedial class to rebuild their foundation. I said: “If you are willing to work hard in this four weeks, you will see that these subjects are no longer obstacles to your education goals.”  Most students who “fear” math are often victims of a “strict teacher” or had bad grades in these courses. To help them regain the confidence and put in the efforts, I ask them to teach each other on how to solve math problems. The students are assigned the role of “math experts” to teach the class, so they feel that they have something to contribute. I work with each student to make sure that they understand how to solve the problem then let them teach the class on what they have learned. Since each of them must teach, they would put more efforts to understand the process of solving the problem because no one wants to be laughed at by their friends, if they do it wrong. By letting them “teaching math,” they lose their fear of math that has been ingrained in their mind for years. By the end of the remedial class, most students told me: “Now I know that I can do the math.” By giving these students a chance to overcome their fear will let them feel confident about themselves, so they have the strength to continue with their educational journey.

Although as teachers, we can encourage them to overcome their negative feeling, sometimes a direct approach is also practical.  After giving these students an assignment, I would ask them to explain their way to solve it on a step by step and have them reflect on each step. By point out each step in a logical manner, they know what they know and do not know; where they need help, and why do they are having a problem? By going through the approach slowly step by step with them, I can show them where their weaknesses are, and how their process could be improved or corrected.

In my class, the discussion is an essential element. The students must read BEFORE coming to class and ready to discuss or answer my questions. Students who have a negative feeling about public speaking are often trying to avoid to participate. By noticing these students, I ask them to come to see me after class and have a short conversation with them about their fear. I give them sample questions, and answers to read then ask them the same question in the next class so they can answer in front of the class. After a few times, most of them feel more confident and participate in class discussion on their own.

As teachers, we need to help students to replace their negative feeling about a certain subject with ones that create a positive attitude toward learning.