Ngày nay tự động hoá và robot đang tiếp quản nhiều việc làm, nhưng chúng cũng tạo ra những việc làm mới và ngành công nghiệp mới. Khi nhiều việc tự động hoá xảy ra, nhiều công nhân có giáo dục được cần tới, và hệ thống giáo dục phải thay đổi nhanh chóng để đáp ứng cho nhu cầu này. Khi cách mạng công nghiệp bắt đầu vào cuối thế kỉ 19 với động cơ hơi nước, động cơ đốt trong, dây chuyền lắp ráp, và điện v.v. mức độ giáo dục điển hình của nhiều người vào thời đó là tương đương với trường tiểu học ngày nay. Để làm việc trên dây chuyền lắp ráp của cơ xưởng, công nhân phải biết nhiều hơn chỉ là đọc và viết, họ phải hiểu khái niệm cơ bản về vận hành cơ xưởng và các yếu tố khác như năng suất, hiệu quả, và chất lượng. Để có được việc làm trong cơ xưởng, công nhân phải trở lại trường để học những kĩ năng mới này. Cuối cùng, mức độ giáo dục điển hình của công nhân cơ xưởng đã được nâng lên tương đương với giáo dục trường trung học ngày nay.
Khi mức độ giáo dục của công nhân nông nghiệp kĩ năng thấp đã được nâng lên thành công nhân cơ xưởng có kĩ năng tốt hơn, nó cũng nâng chuẩn sống và cải thiện nền kinh tế. Frederick Taylor, một trong những người tiên phong của Thời đại Công nghiệp đã viết rằng mọi người được động viên bằng tiền. Công việc cơ xưởng trên dây chuyền lắp ráp sản xuất cần năng suất và chất lượng cao và để đạt tới điều đó, công ti phải trả lương cho công nhân dựa trên số khoản mục họ sản xuất ra. Vì công nhân được động viên để sản xuất nhiều hơn, họ được trả lương nhiều hơn và việc làm cơ xưởng được coi là tốt hơn việc làm nông nghiệp. Qua thời gian, chuẩn sống của công nhân cơ xưởng trong xã hội công nghiệp đã được nâng lên mức cao hơn. Khi công nhân có nhiều tiền hơn, họ chi tiêu nhiều hơn điều dẫn lái việc chế tạo để sản xuất nhiều hơn, và chu kì này đẩy nền kinh tế tới mức thịnh vượng.
Ngày nay tiến bộ của máy tính và Internet bắt đầu nâng mức giáo dục của công nhân lên mức độ khác. Khi việc làm cơ xưởng bị loại bỏ đi hay được khoán ngoài, công nhân phải quay lại trường để học kĩ năng mới như kĩ năng máy tính, kĩ năng lập trình, và kĩ năng giải quyết vấn đề. Công nghệ mới bao giờ cũng tạo ra việc làm phức tạp hơn việc làm trước đây, cho nên công nhân cần học những kĩ năng mới tương đương với giáo dục đại học và tiếp tục học thêm nữa để bắt kịp với thay đổi. Một nhà kinh tế đã viết: “Trong thế kỉ 21, các nước có giáo dục tốt nhất sẽ có ưu thế hơn so với các nước khác vì giáo dục là nhiên liệu cho phát kiến công nghệ.”
Tiến bộ công nghệ là dẫn lái chính của tăng trưởng kinh tế trong thế kỉ 21 vì nó làm tăng năng suất, hiệu quả và giảm chi phí. Để đáp ứng nhu cầu này, hệ thống giáo dục phải hội tụ nhiều hơn vào Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM). Vì tự động hoá mở ra những việc làm mới, những ngành công nghiệp mới, các cơ hội mới cho nhiều người nhưng trong việc dịch chuyển, nó cũng phá bỏ cách kiếm sống hiện thời của nhiều người, chủ yếu là các công nhân có kĩ năng lao động thủ công không còn được cần tới. Vấn đề mà nhiều nước đang đối diện ngày nay là cách thay thế kĩ năng hiện thời của công nhân bằng kĩ năng mới để cho họ có thể giữ được việc làm của họ. Mặc dầu robot có thể làm nhiều công việc nhanh hơn và rẻ hơn công nhân con người, robot phải được thiết kế và xây dựng bởi những kiểu công nhân mới như kĩ sư cơ khí, kĩ sư phần cứng, và kĩ sư phần mềm. Khi robot làm việc trong cơ xưởng, các công ti đã thuê các kĩ thuật viên robot để giám sát chúng, bảo trì chúng, và sửa chúng khi được cần. Do đó, “tự động hoá” không phải là loại bỏ việc làm mà thay đổi kiểu việc làm và làm tăng tiến kĩ năng của công nhân.
Ba mươi năm trước khi toàn cầu hoá bắt đầu, các công ti đã khoán ngoài công việc cơ xưởng cho các nước khác vì chi phí của họ là rẻ hơn. Với tiến bộ của công nghệ, dùng robot bây giờ rẻ hơn nhiều so với con người. Robots có thể làm việc 24 giờ và 7 ngày một tuần không dừng nhưng không bao giờ phàn nàn. Theo một báo cáo công nghiệp, một robot điển hình làm việc mất 30 xu một giờ, nhưng một công nhân lao động ở Ấn Độ hay Trung Quốc sẽ tốn ít nhất $5 đô la một giờ, cho nên tự động hoá cơ xưởng bằng robot là chọn lựa tốt hơn cho người chủ công ti. Không may, không có lập kế hoạch đúng, không nhìn xa lên trước, và không hiểu tác động của công nghệ, nhiều nước vẫn tiếp tục đầu tư vào chế tạo với kĩ năng lao động thấp hơn và vẫn hi vọng rằng khoán ngoài chế tạo sẽ tiếp tục. Bắt đầu từ 2010, khi các công ti chế tạo bắt đầu dùng robot và thôi gửi việc ra hải ngoại, hàng triệu công nhân lao động đã mất việc làm của họ. Kể từ đó, con số công nhân lao động thất nghiệp tiếp tục tăng và chẳng mấy chốc sẽ đạt tới giai đoạn khủng hoảng.
Tháng trước trong cuộc hội nghị công nghệ ở châu Á, một quan chức chính phủ đã nêu ra câu hỏi: “Liệu có thể thiết kế robot ở nước này rồi khoán ngoài chế tạo robot cho nước có lao động rẻ hơn để giảm chi phí không?” Diễn giả, người là giáo sư trong robotics, đã trả lời: “Khó mà xây dựng robots trong một nước mà công nhân không có giáo dục đúng và luật pháp không tôn trọng sở hữu trí tuệ. Robot không phải là cái máy đơn giản với các cấu phần được lắp ghép, mà là hệ thống phức tạp với hàng nghìn bộ phận phức tạp phải được tích hợp tương ứng bởi con người, người hiểu cách chúng làm việc. Nó yêu cầu đào tạo đặc biệt, ít nhất ở mức giáo dục đại học.”
Tác động của tự động hoá được dẫn lái bởi công nghệ là thách thức chính cho mọi nước, mọi chính phủ, và người của nước đó. Khi công nghệ bắt đầu tác động lên nhiều công ti, làm thay đổi nhiều kiểu việc làm, làm biến đổi nhiều kĩ năng của công nhân, nó cũng loại bỏ nhiều việc làm, phá huỷ nhiều công ti, và tạo ra hiệu quả tàn phá lên các nước vẫn còn phụ thuộc vào công việc chế tạo dùng nhiều sức lao động. Không thay đổi hệ thống giáo dục nhanh chóng, nền kinh tế của đất nước sẽ không sống sót, và xã hội có thể rơi vào hỗn độn. Câu hỏi là: “Hệ thống giáo dục có thể thay đổi đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu của thế kỉ 21 không?
—English version—
Eeducation and automation
Today automation and robots are taking over many jobs, but they also create new jobs and new industries. As more automation is taking place, more educated workers are needed, and the education system must change quickly to meet this need. When the Industrial Revolution began in the late 19th century with steam engines, combustion engines, assembly lines, and electricity, etc. The typical education level of many people at that time was equal to the elementary school of today. To work on the factory assembly lines, workers must know more than just read and write, they must understand the basic concept of a factory operation and other factors such as productivity, efficiency, and quality. To get factory jobs, workers had to go back to school to learn these new skills. Eventually, the typical education level of factory workers was raised to be equal to a high school education of today.
When the education level of lower-skilled agriculture workers was raised to better-skilled factory workers, it also raised the standard of living and improved the economy. Frederick Taylor, one of the pioneers of the Industrial Age wrote that people are motivated by money. Factory works on production assembly lines needed high productivity and quantity and to achieve that, the company should pay workers based on some the item they produced. Since workers are motivated to produce more, they got paid more and factory jobs are considered better than agriculture jobs. Over time, the standard of living of factory workers in an industrial society was raised to a higher level. When workers had more money, they spent more which drove the manufacturing to produce more, and this cycle pushed the economy to a prosperous level.
Today the advent of computers and the Internet begin to raise the level of education of workers to another level. As factory jobs were eliminated or outsourced, workers had to go back to school to learn new skills such as computer skills, programming skills, and problem-solving skills. New technology always produces more complex jobs than the previous ones, so workers need to learn newer skills equal to a college education and continue to learn more to keep up with changes. An economist wrote: “In the 21st century, countries that have the best education will have an advantage over others because education is the fuel for technology innovation.”
Technological progress is the primary driver of economic growth in the 21st century because it increases productivity, efficiency and reduces costs. To meet this needs, the education system should focus more on Science, Technology, Engineering and Math (STEM). As automation opens up new jobs, new industries, new opportunities for more people but during the transition, it also disrupts the current livelihoods of many people, mostly workers whose labor skills are no longer needed. The problem that many countries is facing today is how to replace the current skills of workers with the new skills so they can keep their job. Although robots can do more works faster and cheaper than human workers robots, have to be designed and build by new types of workers such as mechanical engineers, hardware engineers, and software engineers. When robots work in factories, companies have hired robotics technicians to monitor them, maintain them, and fix them when needed. Therefore, “automation” is not about eliminated jobs but changing the type of jobs and advancing the skills of workers.
Thirty years ago when globalization began, companies outsourced factory works to other countries because their cost was cheaper. With the advancement of technology, it is now much cheaper to use robots than people. Robots can work 24 hours and 7 days a week nonstop but never complain. According to an industry report, a typical robot is working for about 30 cents an hour, but a labor worker in India or China will cost at least $5 an hour, so factory automation with robots is a better choice for company owners. Unfortunately, without proper planning, without looking far ahead, and without understanding the impact of technology, many countries continue to invest in manufacturing with lower labor skills and still hope that manufacturing outsourcing will continue. Begin in 2010, when manufacturing companies started to use robots and stopped sending works oversea, millions of labor workers lost their jobs. Since then, the number of unemployed labor workers continues to increase and soon will reach a critical stage.
Last month during a technology conference in Asia, a government official raised a question: “Is it possible to design robots in one country then outsource the manufacturing of robots to another cheaper labor country to reduce cost? The speaker who are a professor in robotics, answered: “It is difficult to build robots in a country where workers do not have the proper education and the laws do not respect intellectual property. A robot is not a simple machine with components to be assembled, but sophisticated systems with thousands of complex parts that have to be integrated accordingly by people who understand how they work. It requires specific training, at least at a college education level.”
The impact of technology -driven automation is a major challenge for every country, every government, and its people. As technology begins to impact many companies, change many types of jobs, transform many skills of workers, it also eliminates many jobs, destroy many companies, and creates devastating effects on countries that are still depending on labor-intensive manufacturing works. Without changing the education system quickly, the country’s economy will not survive, and the society could fall into chaos. The question is: “Can the education system change fast enough to meet the needs of the 21st century?