Việc học của học sinh

Việc học của học sinh

Hè năm ngoái khi dạy ở châu Á, Yue Kang, mọt sinh viên trong môn Kĩ nghệ phần mềm của tôi tới gặp tôi để xin lời khuyên. Điều làm tôi ngạc nhiên là sau cuộc đối thoại ngắn về lập kế hoạch nghề nghiệp phần mềm, chúng tôi dành hơn một giờ đồng hồ nói về nhiều thứ mà anh ấy đã học được và sau đây là điều anh ấy chia sẻ với tôi:

 

“Ở nước em ngày nay, người có giáo dục phải có giáo dục đại học và ít nhất cũng có bằng cử nhân. Với gia đình giầu có, họ phải có bằng từ các đại học hàng đầu vì các gia đình thường so sánh mức độ giáo dục của con cái họ. Vì có nhiều người có bằng cử nhân, bố em muốn em ít nhất cũng phải có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ. Từ ngày em vào trường tiểu học cho tới giờ, mục đích giáo dục duy nhất của em là qua được các kì thi và có được bằng cấp. Không ai đã bao giờ nói cho em về kĩ năng mà em phải học hay cách lập kế hoạc nghề nghiệp cho tương lai của em mãi cho tới khi em học lớp của thầy.”

“Là sinh viên đại học, tất cả chúng em đều biết về hàng triệu người tốt nghiệp bị thất nghiệp nhưng bố em bao giờ cũng nói: “Đừng lo, cứ kiếm cái bằng đi, và mọi thứ sẽ chăm nom cho.” Vì bố em quen biết nhiều người quan trọng, em chưa bao giờ phải lo nghĩ về kiếm việc làm. Không ai đã bao giờ dạy cho em về em có thể làm gì cho đời em vì mọi thứ đều đã được lập kế hoạch cho em, kể cả việc làm của em, nghề nghiệp của em, và thậm chí vợ tương lai của em, mãi cho tới khi em học lớp của thầy nơi em biết về lập kế hoạch nghề nghiệp.”

“Điều thú vị về thu xếp này là bố em sẽ chăm nom mọi thứ. Như nhiều gia đình có quan hệ tốt ở Bắc Kinh, con cái họ chỉ cần có được bằng cấp, càng cao càng tốt, vì mọi thứ đều được lập kế hoạch cho tới khi em biết được từ môn học của thầy rằng em cần kĩ năng để thành công trong thế giới cạnh tranh này vì ngay cả kế hoạch tốt nhất cũng không có tác dụng vì mọi thứ thay đổi khi chúng ta đang sống trong thế giới bất định.”

“Em đồng ý với thầy về nhu cầu phát triển xã hội tri thức, nhưng điều em thấy ngày nay có thể không phải là điều thầy đã dạy cho chúng em về “xã hội tri thức” vì nước em có nhiều người tốt nghiệp với bằng cấp cao, nhưng tri thức của họ lại bị giới hạn. Không có kĩ năng thích hợp, họ sẽ trở thành những kẻ quan liêu hơn là người có năng lực. Nhiều người trong các bạn của em đã lớn lên với cái nhìn rằng để thành công, họ phải có bằng cấp cao, làm việc trong văn phòng, thế rồi là “người lãnh đạo”. Thực ra, phần lớn mọi người đều tin rằng thăng tiến trong nghề nghiệp có nghĩa là đạt tới vị trí hàng đầu và quản lí nhiều người hơn với cái chức danh to như “Quản lí cấp cao” hay “Giám đốc điều hành.” Em nghĩ xã hội của chúng em cần thôi việc hội tụ vào có “bằng cấp” mà coi có giá trị là “kĩ năng và tri thức” vì nó thực tế hơn và hữu dụng hơn, điều dẫn tới năng suất thực. Chúng em cần thôi giả định rằng thành công có nghĩa là có kiểu việc làm hay chức danh nào đó mà phải là đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chúng ta cần làm việc chăm chỉ dựa trên tài năng riêng của chúng ta để làm các việc một cách xuất sắc, bất kể kiểu việc nào chúng ta làm.”

“Em đồng ý với điều thầy đã nói trong bài giảng của thầy vài ngày trước rằng nếu các bạn có thể tìm ra một nghề nghiệp đem tới niềm vui và hạnh phúc, thì các bạn đang làm tốt. Cho dù các bạn làm việc như người lao động thủ công nhưng đóng góp cho xã hội, các bạn đang làm tốt cũng như người làm việc trong văn phòng. Không có việc tốt hay xấu nhưng có thái độ tốt và thái độ xấu về việc sống. Nếu các bạn đủ khôn ngoan để chọn điều các bạn có thể làm và không thể làm trong nghề nghiệp của các bạn, các bạn sẽ không bị thất vọng vì các bạn biết tới bản thân các bạn.”

 

—English version—

 

A student’s learning

Last summer when teaching in Asia, Yue Kang, a student in my Software Engineering courses came to see me for advice. What surprised me was after a short conversation about software career planning, we spent over an hour talking about many things that he had learned and following is what he shared with me:

“In my country today, an educated person must have a college education and at least get a Bachelor’s degree. For a wealthy family, they must get the degree from top universities as families are often comparing the education level of their children. Because there are many people who have a Bachelor’s degrees, my father wants me to get at least a master degree or a doctorate degree. From the day I entered elementary school until now, my only education goal is to pass exams and get degrees. No one ever told me about the skills that I must learn or how to plan a career for my future until I took your class.”

“As college students, we all know about millions of unemployed graduates but my father always says: “Do not worry, just get a degree, and everything will be taking care of.” Since my father knows many important people, I never have to worry about getting a job. No one ever teaches me about what I can do for my life because everything is already planned for me, including my job, my career, and even my future wife, until I took your class where I learned about career planning.”

“The interesting thing about this arrangement is my father will take care of everything. Like many well-connected families in Beijing, their children only need to get a degree, the higher, the better, because everything is planned until I learn from your course that I need the skills to succeed in this competitive world because even the best plan many not work because things change as we are living in an uncertain world.”

“I agree with you about the need to develop an knowledge society, but what I am seeing today may not be what you taught us about “a knowledge society” because my country has many graduates with high degrees, but their knowledge is limited. Without appropriate skills, they will become bureaucrats than competent people. Many of my friends have grown up with the view that to be successful, they have to have high degrees, work in an office, then be a “leader.” In fact, most believe that advancing in a career means reaching the top positions and managing more people with a big title such as “Senior Manager” or “Executive.” I think our society needs to stop focusing on having a “degree” but valuing “skills and knowledge” because it is more practical and useful which will lead to real productivity. We need to stop assuming that success means having a certain type of job or title but meeting the needs of the society. We need to work hard base on our own talents to do things excellently, regardless of what type of works that we do.”

“I agree with what you said in your lecture a few days ago that if you can find a career that brings joy and happiness, then you are doing well. Even if you work as a manual labor that contributes to the society, you are doing just as well as the person who works in an office. There is no good job or bad job but good attitude and bad attitude about living. If you are wise enough to choose what you can do and cannot do in your career, you will not get frustrated because you know yourself.”