Đêm qua, Ravi bạn tôi ở Ấn Độ gửi cho tôi một bài thú vị trên báo chí về một cô gái trẻ Ấn Độ có tên Simral mà tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.
“Simral Chaudhary tốt nghiệp từ một đại học hàng đầu Ấn Độ, cô ấy có kĩ năng có giá trị và có kinh nghiệm làm việc trong thực tập mùa hè tại một công ti toàn cầu. Cơ hội này là sẵn có cho cô ấy và những sinh viên khác vì, doanh nghiệp, đại học và Bộ phát triển nguồn nhân lực của Ấn Độ đã thành lập đối tác công-tư trong cuộc họp cấp cao kinh tế Ấn Độ, để giúp chuẩn bị cho sinh viên về nghề nghiệp và thiết lập sự thừa nhận quốc tế về các kĩ năng.”
“Vì Simral muốn có nghề nghiệp bên ngoài đất nước mình, cô ấy đã liên hệ với Cơ quan tài năng toàn cầu để làm cho kĩ năng của cô ấy được đánh giá và chứng nhận theo chuẩn toàn cầu. Bài kiểm tra để lộ ra rằng kĩ năng của cô ấy ngang tầm với người tốt nghiệp của đại học châu Âu. Cơ quan tài năng toàn cầu giúp Simral nhận diện nơi kĩ năng của cô ấy đang có nhu cầu cao. Dựa trên thông tin này, cô ấy xin việc làm ở một công ti Đức chuyên về nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ. Cô ấy được đề nghị một việc làm, rời khỏi Ấn Độ, đi sang Đức, và sẵn sàng làm việc nơi cô ấy áp dụng kĩ năng của mình cho việc làm mới.”
“Sự cộng tác giữa các nước, các doanh nghiệp, các đại học đã tạo ra lực lượng lao động toàn cầu gồm các nhà chuyên môn, cho phép Simral và những người tốt nghiệp có kĩ năng khác phát triển tiềm năng đầy đủ của họ vì lợi ích của doanh nghiệp và các nền kinh tế. Các công ti bây giờ có khả năng thuê tài năng họ cần để tạo ra phát kiến và tăng trưởng. Các nước có thể được lợi từ việc giảm thất nghiệp và nhận được một số tiền mà công nhân có kĩ năng của họ gửi về nhà. Trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này, Cơ quan tài năng toàn cầu đã giúp cung cấp cho thị trường một cách nhanh chóng các kĩ năng đang có nhu cầu cao bằng cách làm việc để gióng thẳng chương trình đào tạo giáo dục của các trường địa phương với nhu cầu thị trường toàn cầu mà, trong số những ích lợi khác, đã làm hạ thấp thất nghiệp trong một nước. Cơ quan này thu thập thông tin về cung và cầu lao động một cách toàn cầu, theo vùng và bên trong những ngành công nghiệp nào đó. Nó đã cho phép một cá nhân từ nước này dễ dàng tìm ra việc làm ở nước khác. Rộng hơn nữa, nó đã giúp lấp vào kẽ hở kĩ năng và thúc đẩy tính di động của tài năng. Những cá nhân có kĩ năng ở nước này giờ có thể tìm ra việc làm ở nước khác một cách dễ dàng. Cơ sở dữ liệu của Cơ quan tài năng toàn cầu đã tạo ra thị trường vốn con người toàn cầu bằng việc dự báo các kĩ năng có nhu cầu và làm việc với các đại học để cải tiến chương trình đào tạo của họ và tạo khả năng cho các công nhân có kĩ năng di động làm việc ở nhiều nước.”
Sau khi đọc bài báo này, tôi bị ấn tượng nên tôi gọi điện cho Ravi. Anh ấy giải thích: “Ngay cả Ấn Độ cũng cần nhiều công nhân có kĩ năng nhưng ngoại trừ ngành công nghiệp công nghệ thông tin đã được thiết lập tốt, các ngành công nghiệp khác vẫn còn chậm trong việc phát triển của họ. Simral tốt nghiệp trong Công nghệ sinh học và muốn làm việc trong nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ nhưng chỉ có công việc giới hạn mà có thể dùng được kĩ năng của cô ấy. Tuy nhiên, có nhu cầu khổng lồ ở các nước châu Âu và đó là nơi cô ấy có thể đóng góp bằng việc làm việc ở nước ngoài. Với việc có lực lượng lao động di động nơi người có kĩ năng có thể đi làm việc ở chỗ có thể dùng được tài năng của họ, chúng tôi có thể giải quyết được hai vấn đề một lúc. Chúng tôi có thể giảm thất nghiệp ở nước này và hỗ trợ cho tăng trưởng của nước khác. Trong tương lai, công nhân có kĩ năng sẽ không còn nhàn rỗi ở chỗ này mà chuyển quanh tới nơi họ có thể được sử dụng tốt nhất.”
Tôi hỏi: “Nhưng làm sao Ấn Độ có thể làm được điều đó?” Ravi giải thích: “Chúng tôi biết rõ thị trường toàn cầu, chúng tôi biết nước nào cần kĩ năng nào và làm việc chặt chẽ với các đại học của chúng tôi để chắc rằng người tốt nghiệp của chúng tôi có những kĩ năng mà thị trường toàn cầu cần. Chúng tôi làm nhiều bảng chuẩn về đào tạo của chúng tôi so với những nơi khác để chắc người tốt nghiệp của chúng tôi có cùng kĩ năng khi được so sánh với người khác. Chính phủ của chúng tôi cũng hỗ trợ cho tính di động của các tài năng của chúng tôi. Chúng tôi có đối tác công-tư giữa các đại học và Bộ phát triển nguồn nhân lực để hỗ trợ cho kiểu công việc này. Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với nhiều nước để gửi những người tốt nghiệp của chúng tôi sang làm việc ở đó thay vì giữ họ ở đây mà không sử dụng tài năng của họ. Anh có lẽ cũng thấy rằng trong mọi nước, có nhiều nhà chuyên môn Ấn Độ có kĩ năng làm việc ở đó.”
—English version—
The mobility of skilled workers
Last night, Ravi my friend in India sent me an interesting newspaper article about the story of a young Indian girl named Simral that I wanted to share with you.
“Simral Chaudhary graduated from a top Indian university, she had valuable skills and working experience during a summer internship at a global company. The opportunity was available to her and other students because, the business, universities and the Ministry of Human Resource Development of India formed a public-private partnership during the India Economic Summit, to help prepare students for careers and establish international recognition of skills.”
“Since Simral wanted to have a career outside of her country, she contacted The Global Talent Agency to have her skills assessed and certified against global standards. The test revealed that her skills were on par with graduates of European universities. The Global Talent Agency helped Simral identify where her skills were in high demand. Based on this information, she applied for a job in a German company specialized in healthcare research. She was offered a job, left India, go to Germany, and ready to work where she applied her skills to the new job.”
“The collaboration among countries, businesses, universities have created a global workforce of professionals, allowing Simral and other skilled graduates to develop their full potential for the benefit of business and economies. Companies are now able to hire the talent they need to create innovation and growth. Countries can benefit from reducing unemployment and receive a specific amount of money their skilled workers send home. In this fast-changing world, The Global Talent Agency helped supply the market quickly with skills in high demand by working to align education curricula of the local schools with the global market needs that, among others benefits, lowered unemployment in a country. The agency gathered information about labor supply and demand globally, regionally and within certain industries. it has allowed an individual from one country to easily find a job in another. More broadly, it has helped to fill skills gaps and foster talent mobility. Skilled individuals in one country can now find work in other countries easily. The Global Talent Agency ‘s database has created a global human capital market by forecasting skills in demand and work with universities to improve their curricula and enabled mobile skilled workers to work in many countries.”
After reading the article, I was impressed so I called Ravi. He explained: “Even India needs a lot of skilled workers but except the information technology industry which is already well established, others are still slow in their development. Simral graduated in Biotechnology and wants to work in healthcare research but there is only limited work that can use her skills. However, there is a huge need in European countries and that is where she could contribute by working overseas. By having a mobile workforce where skilled people can go to work in a place that can use their talents, we can solve two problems at once. We can reduce unemployment in one country and support the growth of another. In the future, skilled workers will not stay idle in one place but move around to where they can be best utilized.”
I asked: “But how can India do that? Ravi explained: “We know the global market well, we know which countries need which skills and work closely with our universities to make sure that our graduates have the skills that the global market needs. We do a lot of benchmarking of our training with others to make sure our graduates have the same skills as compared with others. Our government also support the mobility of our talents. We have a public-private partnership between the universities and the Ministry of Human Resource Development to support this type of work. We are working closely with many countries to send our graduates to work there instead of keeping them here but not utilize their talents. You probably see that in every country, there are many skilled Indian professionals working there.”