Giáo dục truyền thống

Giáo dục truyền thống dựa trên chương trình đào tạo được thiết kế bởi một nhóm các chuyên gia hàn lâm, những người nghĩ họ biết điều học sinh PHẢI học thay vì điều học sinh CẦN học để xây dựng nghề nghiệp trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này. Bao nhiêu thầy cô giáo đã được học sinh hỏi: “Tại sao em cần học điều này?” Bao nhiêu thầy cô giáo cho họ câu trả lời trực tiếp? Và bao nhiêu người sẽ nói: “Các em phải học nó vì nó sẽ có trong bài thi?”

Giáo dục truyền thống dựa trên quan niệm cũ về đánh giá thông qua các kì thi. Đỗ kì thi là gánh nặng cho nhiều học sinh vì trượt là đáng xấu hổ và không tha thứ được. Do đó, nhiều học sinh đỗ kì thi nhưng không phát triển tri thức thích hợp để áp dụng về sau trong nghề nghiệp của họ. Nhiều người biết các lí thuyết vì họ học bằng ghi nhớ nhưng không thể áp dụng được tri thức của họ vào giải quyết vấn đề.

Giáo dục truyền thống là hệ thống “dựa trên thời gian” nơi học sinh chuyển từ mức này sang mức khác với tri thức đa dạng và trộn lẫn, một số người học nhiều hơn, số khác học ít hơn nhiều cho tới khi họ được đánh giá bằng kì thi tốt nghiệp nơi một số người đỗ và những người khác trượt. Đỗ kì thi, những học sinh trung học không có tri thức và kĩ năng đúng vẫn được phép tiếp tục sang mức tiếp. Vì tri thức được tích luỹ từ việc học trước đó, không có nền tảng tốt, khó mà học sang mức tiếp. Đó là lí do tại sao nhiều học sinh gặp khó khăn ở trong lớp mà việc học dựa trên việc học trước đó. Nhưng họ phải tiếp tục vì có sức ép từ gia đình rằng họ phải lên lớp.

Giáo dục truyền thống có vẻ trọng lí thuyết và đó là điều tự hào của những xã hội nào đó. Nếu bạn nhìn vào trong các cuộc thi Toán và Khoa học quốc tế, bạn sẽ thấy rằng phần lớn người đoạt giải đều từ châu Á nơi giáo dục truyền thống là mạnh tại chỗ. Học sinh châu Á bao giờ cũng đạt điểm cao nhất và nhiều người đã đoạt giải thưởng danh giá. Nhưng điểm bài thi cao không có nghĩa là giáo dục là hoàn hảo khắp cả nước.

Vài năm trước đây, khi dạy ở Hàn Quốc, tôi đã gặp một trong những người đoạt giải thưởng. Anh ấy giải thích rằng anh ấy đã được thầy luyện thi dạy cho nhiều giờ một ngày để chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi toán. Cho dùng anh ấy đoạt giải và được nhận vào đại học tốt nhất, anh ấy không thoải mái. Anh ấy nói: “Ở nước em, đi học có nghĩa là vào “trường luyện thi” nơi mà sau trường chính qui, nhiều học sinh sẽ vào các trường dạy thêm đặc biệt, để học thêm để đỗ hay để đoạt giải thưởng. Điều đó tạo ra phân chia chính trong xã hội của chúng em vì chỉ người giầu mới có thể đảm đương được việc vào trường luyện thi, cho nên điểm của họ là tốt hơn và họ có thể vào các đại học hàng đầu. Tuy nhiên, bài tập về nhà quá mức, yêu cầu đọc thêm ban đêm, và việc học nghiêm ngặt thường làm cho các học sinh bị tràn ngập. Tải việc nặng ở lứa tuổi sớm thường có hậu quả tiêu cực và đến lúc họ kết thúc giáo dục, phần lớn học sinh không thích học bất kì cái gì thêm nữa. Học sinh Hàn Quốc này bảo tôi: “Em không có thời gian nào dành cho bản thân em tận hưởng cuộc sống. Cả đời em từ 5 tuổi tới 21 tuổi đều về học, học, và học. Sau kì thi học sinh giỏi toán, cho dù em được giải thưởng, nhưng em cũng bị kiệt quệ rồi.”

Có nhiều học sinh học giỏi trong hệ thống giáo dục truyền thống với điểm tốt, chỉ thấy ra vấn đề khi họ vào hệ thống giáo dục khác hoàn toàn ở Mĩ hay châu Âu, nhiều người tụt lại xa đằng sau những người khác. Nhiều học sinh châu Á nói với tôi: “Em là học sinh hàng đầu ở nước em nhưng khi tới đây, em bị bét lớp và em không biết tại sao?” Học sinh khác phàn nàn: “Xin thầy đừng nói với em về học cả đời, ngay khi em có được bằng cấp, đó là tạm biệt học tập, tạm biệt việc học vì em phát ốm bởi học.”

Câu hỏi của tôi là: “Làm sao chúng ta giải quyết được các vấn đề trong hệ thống dựa trên thời gian mà để cho một số học sinh có kẽ hổng lớn trong tri thức, kĩ năng và khả năng, và thiếu việc chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai? Làm sao chúng ta khuyến khích việc học cả đời khi nhiều học sinh sợ học thế do sức ép tràn ngập từ nhiều nguồn khi họ còn nhỏ?”

 

—Enlish version—

 

The traditional Education

The traditional education is based on a curriculum designed by a group of academic experts who think they know what students SHOULD learn instead of what the students NEED to learn to build a career in this fast-changing world. How many teachers were asked by students: “Why do I need to learn this?” How many teachers give them a direct answer? And how many would say: “You have to learn it because it will be on the exam?

The traditional education is based on the old concept of assessment by exams. Passing an exam is a heavy burden to many students as failure is a shame and inexcusable. Therefore, many students only study to pass the exam but not to develop the appropriated knowledge to apply later in their career. Many know the theories because they learn by memorization but cannot apply their knowledge to solve problems.

The traditional education is a  “time-based” system where students move from one level to another with various and mixed knowledge, some learn more, other much less until they are assessed by the graduation exam where some pass and others fail. Before the exam, high school students who do not have the proper knowledge are still allowing to continue to the next levels. Since knowledge is accumulated from previous learning, without a good foundation, it is difficult to learn in the next level. That is why many students are having difficulty in a class where learning is based on prior learning. But they must continue as there is pressure from the family that they move up.

The traditional education looks great in theories and it is the pride of some societies. If you look into the International Mathematics and Science competitions, you will see that most winners were from Asia where the traditional education is well in place. Asian students always have the highest scores and many have won this prestigious award. But high test scores do not mean education is perfect across these countries.

A few years ago, when teaching in S. Korea, I met one of the winners of this award. He explained that he was tutored several hours every day to prepare for the math competitions. Even he won and got accepted into the best university, he was not comfortable. He said: “In my country, studying means go to “Cram schools” where after regular school, many students would go to special tutorial school, to study more to pass exams or win awards. It creates a major division in our society because only rich people can afford cram schools, so their scores are better and they can go to the top universities. However, excessive homework, nightly reading requirements, and rigorous studying often overwhelm students. The heavy workloads at an early age often have negative consequences and by the time they finish their education, most students do not like to learn anything anymore. The Korean student told me: “I do not have any time to enjoy myself. All my life from 5 to 21 years old is about the study, study, and study. After the math competition, even I got the award, but also burned out.”

There are many students who did well in their traditional education system with good grades, only to find out when they entering a completely different educational system in the U.S. or Europe, many fell far behind others. Many Asian students told me: “I was the top student in my country but when coming here, I am at the bottom and I do not know why?” Another student complained: “Do not tell me about lifelong learning, as soon as I get the degree, it is goodbye study, goodbye learning as I am sick of studying.”

My questions are: “How do we solve the issues in the time-based education system that leaves some students with large gaps in knowledge, skills and abilities, and a lack of preparedness for the future career? How do we encourage lifelong learning when many students are so afraid of studying due to the overwhelming pressure from multiple sources when they are young?