Nhiều sinh viên năm thứ nhất tới đại học với ý tưởng và mơ ước về tương lai của họ. Điều quan trọng với các giáo sư đại học là nắm được nhiệt tình của họ và phát triển kết nối giữa điều họ sẽ học và nghề nghiệp tương lai của họ.
Trong nhiều năm giảng dạy, tôi bao giờ cũng yêu cầu học sinh của tôi xây dựng bản kế hoạch nghề nghiệp vào ngày đầu tiên của lớp rồi giải thích cách môn học của tôi có thể kết nối với nghề nghiệp tương lai của họ. Nếu học sinh biết điều họ học trong lớp là quan trọng cho nghề nghiệp tương lai của họ, họ sẽ đưa nhiều nỗ lực hơn vào việc học. Khi học sinh hỏi: “Tại sao em cần học điều này?” nếu bạn có thể cho họ câu trả lời trực tiếp có liên quan tới nghề nghiệp tương lai của họ thì bạn không phải động viên họ, họ đã được tự động viên rồi. Chẳng hạn, khi sinh viên hỏi tôi: “Em đã biết Java rồi, sao em cần học Python?” Tôi đáp: “Em cần học Python vì nó được cần tới cho hầu hết các việc làm về Trí tuệ nhân tạo. Em không muốn làm việc trong khu vực AI sao?”
Cách tốt nhất để động viên học sinh học là tích hợp điều họ học trên lớp với thông tin về nghề nghiệp tương lai của họ và các hoạt động khác, kể cả mời diễn giả khách từ công nghiệp hay các cựu sinh viên trở lại và chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ. Điều đó sẽ giúp thúc đẩy kết nối giữa tài liệu môn học và nghề nghiệp mà sinh viên muốn làm tiếp. Chẳng hạn, năm ngoái, trong lớp Học máy của tôi, tôi đã mời Ts. Fei Fei Li, người phụ trách AI của Google tới cho bài nói chuyện cho sinh viên của tôi. Năm nay ông hiệu trường của Đại học Carnegie Mellon, Ts. Andrew Moore trở thành người phụ trách AI của Google cho nên một cách tự nhiên, ông ấy thường tới lớp của tôi để nói chuyện với sinh viên của tôi. Mọi năm, tôi đều có bốn tới sáu cựu sinh viên quay lại chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ và điều đó động viên mạnh mẽ cho học sinh của tôi.
Ngay cả ngày nay với nhiều tin tức trực tuyến và phương tiện xã hội, nhiều sinh viên vẫn còn bị lẫn lộn về tương lai của họ. Không được giới thiệu rộng về các nghề nghiệp tiềm năng, sinh viên thường ít biết về điều họ có thể làm sau học tập đại học của họ; điều này để họ vào nguy cơ làm quyết định kém về tương lai của họ. Nhiều bố mẹ thường quá bận rộn không theo được xu hướng công nghiệp hay thay đổi trong thị trường việc làm và thường cho con cái họ lời khuyên không có thông tin đầy đủ về nghề nghiệp của chúng. Việc tích hợp nội dung có liên quan tới nghề nghiệp vào trong thảo luận trên lớp có thể cung cấp cơ hội cho học sinh có ý tưởng rõ hơn về nghề nghiệp tiềm năng. Trong việc dạy của tôi, thảo luận trên lớp là trung tâm của việc học trên lớp, và bằng việc tích hợp thông tin nghề nghiêp vào trong hoạt động này, điều đó cho phép sinh viên có cơ hội thăm dò, kết nối, và chuyên tâm vào các chủ để hội tụ vào nghề nghiệp.
Trong nhiều năm, trong tuần đầu của lớp học, tôi bao giờ cũng cho sinh viên một nhiệm vụ: “Chọn ba công ti mà em muốn làm việc sau khi tốt nghiệp. Đọc mô tả việc làm của họ một cách cẩn thận và nhận diện tri thức và kĩ năng họ yêu cầu rồi kiểm lại điều em có và không có, và xây dựng một tài liệu về kẽ hở kĩ năng và điền vào nó các môn học mà em phải học để khép lại kẽ hở này. Nếu các em có thể làm điều đó các em sẽ có cơ hội tốt hơn để có được việc làm với công ti mơ ước của các em.”
Phần lớn các sinh viên đều nói với tôi rằng có bản kế hoạch nghề nghiệp với mục tiêu và mục đích rõ ràng và biết điều họ cần để có được việc làm tại công ti mơ ước của họ là kĩ thuật hiệu quả nhất mà họ đã từng gặp.
—English version—
How to motivate students to learn
Many first-year students come to university with ideas and dreams about their future. It is important for university professors to capture their enthusiasm and develop a connection between what they will learn and their future career.
For many years of teaching, I always ask my students to develop a career plan on the first day of class then explain how my course can connect to their future career. If students know what they learn in class is important to their future career, they will put more efforts into learning. When students ask: “Why do I need to learn this?” If you can give them a direct answer that relates to their future career then you do not have to motivate them, they are already self-motivated. For example, when students ask me: “I already know Java, why do I need to learn Python? I answer: “You need to learn Python because it is required for most Artificial Intelligence jobs. Don’t you want to work in the AI area?”
The best way to motivate students to learn is to integrate what they learn in class with information about their future careers during class discussions and other activities, including invite guest speakers from the industry or former students to return and share their work experiences. It will help foster a connection between course material and the careers that the students want to work on. For example, last year, in my Machine Learning class, I invited Dr. Fei Fei Li, the chief AI of Google to give a talk to my students. This year the Dean of Carnegie Mellon University, Dr. Andrew Moore became the Chief AI of Google so naturally, he often comes to my class to talk to my students. Every year, I have four to six former students came back to share their working experiences and it strongly motivates my students.
Even today with much online news and social media, many students are still confused about their future. Without broad exposure to potential careers, students often know little about what they can do following their college studies; this puts them at risk of making a bad decision about their future careers. Many parents are often too busy to follow the industrial trends or changes in the job markets and often give their children uninformed advice about their career. By integrating career-related content into class discussions can provide an opportunity for students to have better ideas about the potential career. In my teaching, class discussion is the center of classroom learning, and by integrating career information into this activities, it allows students the opportunity to explore, connect, and apply career-focused topics.
For many years, in the first week of the class, I always give students an assignment: “Select three companies that you want to work for after graduation. Read their job descriptions carefully and identify the knowledge and skills that they require then review what you have and do not have, and develop a skills gap document and fill it with the courses that you must take to close the gap. If you can do that you will have a better chance of getting the job with your dream company.”
Most of my students told me that having a career plan with clear objectives and goals and know what they need to get the job at their dream company are the most effective techniques that they ever encounter.