Quá khứ, hiện tại, và tương lai

Nếu chúng ta nhìn lại các thế kỉ quá khứ, chúng ta có thể thấy rằng yếu tố chính trong việc thiết lập ra xã hội ngày nay đã dựa trên nền tảng của hệ thống giáo dục. Trước thế kỉ 17, giáo dục bị giới hạn cho những người ưu tú phần lớn là tu sĩ và người trong hoàng tộc, những người còn lại phần lớn là “vô giáo dục.”

Bắt đầu từ cuối thế kỉ 17 và thế kỉ 18, đã có một phong trào trong các nhà trí thức đòi hỏi giáo dục tốt hơn cho mọi người. Các học giả lịch sử đã gọi thời đó là “Kỉ nguyên Khai sáng” vì những cách nhìn mới dùng khoa học và triết học làm bằng chứng để thách thức cách nghĩ truyền thống rằng “Chỉ tu sĩ và người trong hoàng tộc có thể được giáo dục.” Nhà triết học lớn John Locke và Jean Jacques Rousseau đã viết các bài báo đòi hỏi rằng giáo dục phải được dạy cho mọi người về cách đọc và viết để cho họ có thể nghĩ cho bản thân họ đối ngược với “thiên kiến tôn giáo” nào đó được những người ưu tú đặt ra, người kiểm soát họ. Phong trào này lan rộng khắp châu Âu một cách nhanh chóng khi nhiều người bắt đầu nhận ra quyền lợi của họ đối với giáo dục và hoài nghi lại cách nghĩ truyền thống. Trong quá khứ, mọi trường đều bị kiểm soát và vận hành bởi các tu sĩ, nhưng nhiều nhà trí thức đã mở trường riêng của họ để lan toả niềm tin của họ rằng hệ thống giáo dục mới hội tụ vào khoa học và triết học có thể giúp hiện đại hoá chuẩn sống cho người châu Âu. Khi nhiều người hơn có thể đọc được, đã có nhu cầu tăng lên về tài liệu được in ra. Khi nhiều sách được in ra và nhiều người biết cách đọc, đã có nhu cầu mới về nhiều sách hơn trong các chủ đề khác hơn là khoa học và triết học. Khi nhiều người bắt đầu diễn đạt tình cảm của họ trong việc viết, nhiều tiểu thuyết văn chương và thơ ca được tạo ra, điều làm nảy sinh một thời đại mới có tên “Thời đại Lãng mạn.”

Bắt đầu vào cuối thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19, đã có phong trào thiết lập “trường công” cho mọi người. Bên cạnh việc dạy mọi người đọc và viết, chương trình đào tạo cũng bao gồm các môn học phụ như toán học, vật lí, hoá học, và sinh học v.v. Tất nhiên, mục đích không phải là đào tạo mọi học sinh trở thành các nhà toán học, nhà vật lí, nhà hoá học, hay nhà sinh học nhưng người lãnh đạo giáo dục vào thời đó đã nhận ra nhu cầu để mọi người hiểu các khái niệm cơ bản của các khoa học này để đóng góp cho nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh của họ, chủ yếu là ở Anh, Pháp, Đức, Áo, Hungary, và Nga.

Khi nền kinh tế của châu Âu tăng trưởng, một số nước đã tiến bộ lên và thu được nhiều sức mạnh hơn, họ cần lực lượng lao động có kĩ năng cao để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế của họ. Chẳng hạn, họ không thể tăng sức mạnh của họ mà không có công nhân có kĩ năng trong toán học để hỗ trợ cho các ngân hàng và thể chế tài chính của họ. Họ không thể xây dựng được những con tàu lớn để dùng trong cuộc chinh phục và chiếm thuộc địa của họ mà không có công nhân có kĩ năng trong kĩ nghệ, vật lí và hoá học. Chung cuộc, hệ thống giáo dục đã được tổ chức thành nhiều mức: Tiểu học, Trung học và Đại học với chương trình đào tạo chuẩn bao gồm nhiều môn học như chúng ta biết ngày nay.

Khi chúng ta nhìn lại trong lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng mọi cường quốc vào thời đó (Tây Ban Nha, Anh, Pháp, và Đức v.v.) đã có hệ thống giáo dục tuyệt hảo đã tạo ra nhiều nhà khoa học, kĩ sư v.v nhưng mọi nước đã rơi vào sự chi phối của họ và trở thành thuộc địa của họ thậm chí đã không có hệ thống giáo dục tốt tại chỗ. Ngay cả Trung Quốc, với truyền thống tốt về giáo dục, cũng đã không điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi mới và bị xâu xé bởi các cường quốc này. Duy nhất Nhật Bản sau khi bị mất mặt trong thế kỉ 19 đã nhận ra ích lợi của hệ thống giáo dục hiện đại. Hoàng đế đã ra lệnh thay đổi chính trong hệ thống giáo dục để hội tụ nhiều hơn vào khoa học và đã tăng trưởng nhanh chóng thành cường quốc khác trong đầu thế kỉ 20.

Quan niệm rằng hệ thống giáo dục là nền tảng của xã hội và sự phòng thủ quốc gia vẫn còn hợp thức ngày nay như nó đã vậy trong quá khứ. Ngày nay, nơi mọi thứ được kết nối và được dẫn lái bởi công nghệ, mọi nước cần cải tiến hệ thống giáo dục của họ bằng việc bổ sung môn học mới: Công nghệ thông tin. Chúng ta đang sống trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ và bị tác động bởi công nghệ và có lực lượng lao động kĩ thuật có kĩ năng là yếu tố then chốt cho thịnh vượng kinh tế. Hơn bao giờ hết, giáo dục đang đóng vai trò chính trong việc hình thành lực lượng lao động được cần.

Khi chúng ta đang chuyển nhanh hướng tới tương lai, điều bản chất là mọi người nên biết cách dùng máy tính và công cụ của nó. Cũng giống như trong quá khứ, mọi người phải biết cách đọc, viết và thực hiện phép tính số học cơ bản, để được chuẩn bị cho việc làm của thế kỉ 21, mọi học sinh hiện thời và tương lai phải được giáo dục trong Công nghệ thông tin và có kĩ năng trong Khoa học máy tính. Điều chúng ta cần là hệ thống giáo dục mới và các thầy cô có phẩm chất để làm cho điều đó xảy ra.

 

—English version—

 

The past, the present, and the future

If we look back to the past centuries, we can see that the major factor in establishing today’s society was based on the foundation of the education system. Before the 17thcentury, education was limited to the elites mostly the priests and  royals, the rest of people were mostly “uneducated.”

Beginning in the late 17th century and the 18th century, there was a movement among the intellectuals demanding a better education for the people. Historical scholars called that time “The Age of Enlightenment” because of the new views using science and philosophy as evidence to challenge traditional ways of thinking that “Only the priests and royals can be educated.” The great philosophers John Locke and Jean Jacques Rousseau had written articles demanding that education must be taught to everybody on how to read and write so they can think for themselves against certain “religious biases” set up by the elites who control them. This movement spread across Europe rapidly as more people began to realize their right to an education and question the traditional ways of thinking. In the past, all schools are controlled and operated by priests, but many intellectuals opened their own schools to spread their belief that a new education focused on science and philosophy can help modernize the standard of living  for European people. As more people can read, there was an increasing demand for printed materials. As more books were printed and more people know how to read, there was a new demand for more books in different subjects than science and philosophy. As more people began to express their feeling in writing, more literary novels and poetry were created which gave rise to a new age called “The Age of Romanticism.”

Beginning in the late 18th and early 19th century, there was a movement to establish “Public schools” for everybody. Besides teaching people to read and write, the curriculum also included additional subjects such as mathematics, physics, chemistry, and biology etc. Of course, the goal was not training every student to become a mathematician, physicist, chemist, or biologist but the education leaders at that time recognized the need for people to understand the basic concepts of these sciences to contribute to their fast-growing economy, mostly in Britain, France, Germany, Austria, Hungary, and Russia.

As the European’s economy was growing, some countries were advancing and gaining more power, they need a highly skilled workforce to support their economic growth. For example, they could not grow their power without having skilled workers in mathematics to support their banks and financial institutions. They could not build large ships to use in their conquest of other countries and establish colonies without skilled workers in engineering, physics, and chemistry. Eventually, the education system was organized into several levels: Elementary, High school, and College with the standard curriculum consist of several subjects as we know today.

As we look back in history, we can see that all the powerful countries at that time (Spain, Britain, France, and Germany etc.) had an excellent education system that produced many scientists, engineers etc. but all countries that fell under their domination and became their colonies did not even have a good education system in place. Even China, with a good tradition in education, failed to adjust and adapt to new changes and being torn apart by these powerful countries. Only Japan after being humiliated in the 19th century realized the benefit of a modern education system. The emperor ordered a major change in their education to focus more on science and grew quickly to be another powerful nation in the early 20th century.

The notion that education system is the foundation of the society and the defense of a country remains as valid today as it was in the past. Today, where everything is connected and driven by technology, every country need to improve their education system by adding a new subject: Information Technology. We are living in a world driven by technology and impacted by technology and having a skilled technical workforce in is the key factor for economic prosperity. More than ever, education is playing a major role in shaping the needed workforce.

As we are moving towards the future, it is essential that everybody should know how to use the computer and its tools. Just like in the past, people should know how to read, write and perform basic arithmetic , to be prepared for the jobs of this 21st century, all current and future students must be educated in Information Technology and having skills in Computer Science. What we need is a new education system and qualified teachers to make it happens.