Đối thoại với giáo sư mới

Là giáo sư, sứ mệnh của chúng ta KHÔNG phải chỉ là dạy mà còn là khuyên bảo và hỗ trợ cho sinh viên vì chúng ta muốn họ thành công. Nếu chúng ta nhìn lại khi chúng ta còn là sinh viên, một số trong chúng ta đã học tốt trong trường, cho nên khi chúng ta trở thành giáo sư, việc dạy tự nhiên tới với chúng ta và đôi khi chúng ta có thể không hiểu tại sao sinh viên có khó khăn trong học cái gì đó mà là hiển nhiên thế.

Tôi thường nói với đồng nghiệp về việc có thông cảm với những sinh viên này, người gặp khó khăn và có kiên nhẫn với họ. Năm ngoái, tôi nói chuyện với một giáo sư mới, người chỉ trích một số sinh viên là “kẻ học chậm.” Khi tôi gợi ý rằng anh ấy nên di chậm lại trong việc dạy để cho phép những sinh viên này theo kịp, anh ấy nói:  “Mọi thứ đều được viết trong sách giáo khoa rồi, nếu họ không đọc đủ nhanh, đó là vấn đề của họ.” Anh ấy bảo tôi rằng anh ấy đã giải thích rõ ràng rằng mọi sinh viên đều phải đọc sách giáo khoa trước khi tới lớp và tuân theo chỉ dẫn để học tốt trong lớp anh ấy. Anh ấy biện minh: “Tại sao tôi cần làm chậm việc dạy của tôi lại? Những sinh viên đọc sách giáo khoa, tuân theo việc dạy của tôi và học tốt nhưng có một số người không thể theo kịp vì bất kì lí do gì, nhưng đó không phải là vấn đề của tôi.”

Tôi hỏi anh ấy: “Khi thầy còn là sinh viên, việc học có dễ dàng cho thầy không?” Anh ấy xác nhận: “Tôi đứng đầu lớp và tốt nghiệp danh dự vì tôi tuân theo mọi chỉ dẫn.” Tôi bảo anh ấy: “Nhưng là giáo sư, chúng ta không chỉ dạy các sinh viên hàng đầu mà phục vụ cho MỌI sinh viên chứ, một số thì giỏi nhưng một số cần giúp đỡ thêm. Chúng ta cần dạy từ cảnh quan học tập của sinh viên chứ KHÔNG từ cảnh quan của chúng ta.” Anh ấy dường như không thoải mái nhưng không nói gì. Tôi giải thích: “Chúng ta là giáo sư, nhưng chúng ta cần nhớ điều gì là có thể cho sinh viên khi chúng ta học khái niệm mới. Đôi khi chúng ta học tốt, nhưng đôi khi chúng ta có khó khăn vì khái niệm quá trừu tượng, và chúng ta cần thời gian. Tôi chắc thầy cũng có khó khăn.” Anh ấy dường như đồng ý nhưng hỏi: “Thầy có khó khăn gì khi học cái gì đó mới?” Tôi bảo anh ấy: “Tôi bao giờ cũng có khó khăn khi học cái gì đó mới. Tôi không phải là sinh viên giỏi nhất lớp. Tôi đã vật lộn nhiều và phạm nhiều sai lầm, nhưng tôi may mắn vì tôi có nhiều giáo sư đã giúp tôi. Họ cho phép tôi có thời gian học và khuyến khích tôi học. Vì những giáo sư này, tôi đã thành công trong nghề của tôi.”

Anh ấy trở nên tò mò: “Vậy đó là lí do tại sao thầy chú ý nhiều hơn tới người học chậm sao?” Tôi bảo anh ấy: “Tôi là một trong những người học chậm đó, tôi mất nhiều thời gian hơn để học cái gì đó. Đó là lí do tại sao khi dạy, tôi bao giờ cũng nhắc nhở bản thân mình cách tôi học khi tôi còn là sinh viên. Tôi biết rằng việc học của chúng ta ảnh hưởng tới cách chúng ta dạy ngày nay và tôi bao giờ cũng tự đặt mình vào cảnh quan của sinh viên. Là sinh viên, tất cả chúng ta đã học tốt trong một số môn nhưng những môn khác thì không; chúng ta đã qua được một số bài kiểm tra và không qua được một số nhưng bao nhiêu người trong chúng ta đã nhìn lại cách chúng ta học?  Là sinh viên, chúng ta ghi nhớ nhiều sách để qua được kì thi; chúng ta biết cái gì đó rõ và quên nhiều thứ, nhưng qua thời gian, chúng ta đã học tổ chức tài liệu, cấu trúc chúng thành tri thức. Là giáo sư, chúng ta học phương pháp dạy nơi chúng ta cấu trúc tri thức của chúng ta theo cách đặc biệt để dạy, và chúng ta bắt đầu giỏi với nó. Nhưng một số người trong chúng ta quên mất cách chúng ta học chúng lần đầu tiên. Đó là lí do tại sao một số người trong chúng ta không hiểu tại sao cái gì đó dễ thế, hiển nhiên thế với chúng ta nhưng tại sao sinh viên không thể hiểu được chúng. Chúng ta cần làm chậm lại và đặt bản thân mình vào vị trí của sinh viên khi họ học cái gì đó lần đầu tiên thì việc dạy của chúng ta chắc sẽ trở nên hiệu quả hơn.”

Anh ấy dường như thoải mái với giải thích của tôi. Tôi tiếp tục: “Đôi khi chúng ta cần quay lại trường để học cái gì đó mới, và nó sẽ đẩy chúng ta vào vị trí không thoải mái của việc lại là sinh viên để nhắc nhở chúng ta về quá trình học. Vài năm trước, tôi học một lớp về cách chơi đàn ghi ta. Tôi chưa bao giờ chơi nhạc cụ nào trong đời, cho nên tôi giống như sinh viên mới trong lớp. Tôi bị lẫn lộn về cách để ngón tay vào đúng chỗ. Thầy dạy nhạc cười với sự lóng ngóng của tôi và đùa với tôi rằng tôi có thể quá già không học được. Đàn ghi ta của tôi kêu chán thế và làm ra nhiều ‘ồn ào”, và tôi bối rối. Mọi việc học trước đây của tôi chỉ là trong đọc, viết, nghĩ và phân tích nhưng những kinh nghiệm này không giúp ích cho tôi với nhạc cụ. Thầy dạy nhạc kiên nhẫn với tôi, anh ấy cho phép tôi có nhiều thời gian hơn để học, và sau vài tuần, tôi đã có thể tạo ra được hợp âm. Thầy giáo nói: “Đó là tiến bộ tốt, anh cần thời gian để làm việc với hợp âm tiếp và có thể trong sáu tháng anh có thể chơi được bài hát.” Điều đó khuyến khích tôi tiếp tục học, bằng không tôi có thể đã bỏ rồi.”

Tôi tin cách chúng ta học sẽ ảnh hưởng tới cách chúng ta dạy hay cách chúng ta muốn dạy. Một số người trong chúng ta thích đọc bài giảng khi dạy vì chúng ta học bằng việc nghe. Một số trong chúng ta thích phân công nhiều bài đọc vì chúng ta học bằng việc đọc, và một số trong chúng ta thích cho nhiều bài tập vì chúng ta học tốt bằng việc giải quyết vấn đề. Nhưng chúng ta đang dạy cho nhiều sinh viên, tất cả họ đều có cách học khác nhau cho nên chúng ta cần cho phép họ có thời gian để theo kịp và quen với cách chúng ta dạy. Điều chúng ta cần là có sự thông cảm với sinh viên vì chúng ta KHÔNG chỉ dạy họ mà còn hỗ trợ họ. Điều quan trọng là ghi nhớ sứ mệnh này vì nó ảnh hưởng tới cách sinh viên của chúng ta học.

 

—English version—

 

A conversation with a new professor

As professors, our mission is NOT just teaching but also advising and supporting students because we want them to succeed. If we look back when we were students, some of us did well in school, so when we become the professors, the teaching comes naturally for us and sometimes we could not understand why students are having difficulty in learning something that is so obvious.

I often told my colleague about having empathy for these students who were having difficulty and have patience with them. Last year, I talked to a new professor who criticized some students as “slow learners.” When I suggested that he slowed down his teaching to allow these students to catch up, he said:  “Everything is written in the textbook, if they do not read fast enough, that is their problem.” He told me that he had explained clearly that all students must read the textbook before coming to class and follow instructions to do well in his class. He argued: “Why do I need to slow down my teaching? Students who read the textbook, follow my teaching and do well but there are some who could not catch up because of whatever reason, but that is not my problem.”

I asked him: “When you were a student, was learning easy for you?.” He confirmed: “I was at the top of my class and graduated with honor because I followed all the instructions.” I told him: “But as professors, we do not teach only top students but serve ALL students, some are good and some need additional help. We need to teach from the students’ learning perspective NOT from our perspective.” He seemed uncomfortable but did not say anything. I explained: “We are professors now, but we need to remember what it is like to be a student when we learn a new concept. Sometimes we learn well, but sometimes we have difficulty because the concept is too abstract, and we need time. I am sure you have difficulty too.” He seemed to agree but asked: “Do you have any difficulty learning something new? I told him: “I always have difficulty when learning something new. I was not the best student in class. I struggled a lot and made many mistakes, but I was lucky because I had many professors who helped me. They allowed me time to learn and encouraged me to study. Because of these professors, I was successful in my career.”

He became curious: “So that is why you pay more attention to the slow learners?” I told him: “I was one of those slow learners, it took me more time to learn something. That is why when teaching, I always remind myself how do I learn when I was a student. I know that our learning influences the way we teach today and I always put myself in the students’ perspective. As students, all of us did well in some courses but not others; we passed some tests and failed a few but how many of us look back at the way we learn?  As students, we memorized a lot of books to pass exams; we knew something well and forgot many things, but over time, we learned to organize materials, structured them into knowledge. As professors, we learned teaching methods where we structured our knowledge in particular ways to teach, and we became good at it. But some of us forgot how we learn them at the first time. That is why some of us do not understand why something so easy, so obvious to us but why students could not understand them. We need to slow down and put ourselves into students’ position when they learn something the first time then our teaching would become more efficient.”

He seemed comfortable with my explanation. I continued: “Sometimes we need to go back to school to learn something new, and it will put us in an uncomfortable position of being a student again to remind us about the learning process. A few years ago, I took a class on how to play the guitar. I never play any instrument in my life, so I was like any new students in class. I was confused about how to put my fingers in the right place. The music teacher laughed at my clumsiness and joked with me that I may be too old to learn. My guitar sounded so bad and made a lot of “noise,” and I was embarrassed. All my previous learning was in reading, writing, thinking, and analyzing but these experience did not help me with music instrument. The music teacher had patience with me, he allowed me more time to learn, and after a few weeks, I was able to create a chord. The teacher said: “That is good progress, you need time to work on the next chords and maybe in six months you can play a song.” That encouraged me to continue learning, else I may quit already.”

I believe how we learn will influence how we teach or how we would like to teach. Some of us like to lecture a lot when teaching because we learn well by listening. Some of us like to assign a lot of reading because we learn well by reading, and some of us like to give a lot of exercises because we learn well by solving problems. But we are teaching many students, they all have a different way of learning so we need to allow them time to catch up and be familiar with the way we teach. What we need is to have empathy for students because we are NOT just teaching them but also supporting them. It is important to remember this mission because it affects how our students learn.