Đối thoại ở Tokyo

Mùa hè năm ngoái sau khi dạy ở Trung Quốc và Hàn Quốc, tôi dừng lại ở Tokyo vài ngày để tới thăm bạn bè. Trong bữa tối, chủ đề chuyển sang vấn đề phát kiến công nghệ. Bạn tôi, giáo sư Koshiro bảo tôi: “Nền kinh tế của chúng tôi đang chậm dần lại trong vài năm qua, cho nên chúng tôi lập kế hoạch thúc đẩy phát kiến để tạo việc làm và tăng tốc nền kinh tế. Chính phủ của chúng tôi sẽ đầu tư hàng tỉ đô la vào phát triển nhiều công viên công nghệ mới và khuyến khích nhiều công ti khởi nghiệp hơn.”

Tôi bảo anh ấy: “Tôi không nghĩ các bạn có thể tạo ra phát kiến, bất kể các bạn đầu tư bao nhiêu tiền. Phát kiến bắt đầu với các nhà doanh nghiệp người đem tới ý tưởng và phát triển công nghệ mới để giải quyết vấn đề. Tôi không nghĩ xây dựng công viên công nghệ để khuyến khích công ti khởi nghiệp là đầu tư tốt. Các công ti khởi nghiệp có thể bắt đầu ở bất kì chỗ nào, bất kì lúc nào. Steve Jobs đã bắt đầu Apple trong ga ra, không ở công viên công nghệ. Google đã được tạo ra trong căn hộ của Larry Page, không trong phòng thí nghiệm. Để khuyến khích phát kiến, tốt hơn cả là cải tiến hệ thống giáo dục và để phát kiến xảy ra tự nhiên bởi mọi người.”

Bạn tôi giải thích: “Nhưng kế hoạch của chúng tôi là đặt nhiều công ti công nghệ, nhiều công ti khởi nghiệp vào một chỗ mà có thể được cơ quan chính phủ quản lí. Họ sẽ lựa chọn và tài trợ cho các công ti khởi nghiệp nhỏ này và giúp các công ti tăng trưởng thành công ti cỡ trung, sử dụng nhiều người hơn và cải thiện nền kinh tế của chúng tôi.”

Tôi không đồng ý: “Chính phủ không thể làm cho phát kiến xảy ra được, đó không phải là việc của họ. Nếu bạn nhìn vào những nỗ lực tương tự ở các nước khác, bạn sẽ thấy rằng phần lớn chúng thất bại. Công viên công nghệ Nga đã thất bại; công viên công nghệ Trung Quốc cũng thất bại, và gần như mọi công viên công nghệ trên khắp thế giới cũng thất bại. Vì công viên công nghệ được thiết kế cho chế tạo, không cho phát kiến. Bạn cần các nhà khoa học, kĩ sư và nhà doanh nghiệp công nghệ để tạo ra phát kiến, không phải là địa điểm vật lí. Vài năm trước, Nga đã tạo ra “Thành phố khoa học” do chính phủ quan lí, bên ngoài Moscow để cạnh tranh với Thung lũng Silicon. Họ đã chi hàng trăm triệu đô la để xây dựng các phòng thí nghiệm công nghệ hiện đại, nhưng chỉ các công ti xây dựng là hài lòng và làm ra tiền, nhưng bạn không thấy bất kì công ti thành công nào ở đó. Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ đô la vào phát triển nhiều công viên công nghệ khắp nước, nhưng kết quả là nhiều toà nhà trống rỗng và các phòng thí nghiệm hiện đại không có gì trong nó. Phần lớn các công viên công nghệ thất bại vì vị trí vật lí không có tác dụng, đặc biệt nếu chúng do chính phủ quản lí. Ngày nay bạn không nghe nói mấy về những thất bại này trên báo chí vì không ai thú nhận sai lầm này.”

Bạn tôi dường như bị hoang mang: “Anh nghĩ kế hoạch kinh tế để tạo ra công viên công nghệ và đem các doanh nghiệp, các công ti khởi nghiệp, đại học và người nghiên cứu vào cùng nhau trong một vị trí là không có tác dụng sao?”

Tôi giải thích: “Điều đó dường như là logic với nhiều người nhưng theo ý kiến tôi, nó không có tác dụng. Phát kiến bắt đầu với giáo dục và con người. Thay vì xây dựng công viên công nghệ, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, vào đào tạo thầy giáo, vào nâng lương cho thầy giáo để cho họ có thể tập trung vào giảng dạy. Với giáo dục công nghệ đúng, mọi người sẽ có tri thức và kĩ năng, và một số trong họ sẽ phát kiến, tạo ra sản phẩm và bắt đầu công ti của họ.  Tôi nghĩ công viên công nghệ hay chính phủ không thể làm cho phát kiến xảy ra được nhưng tri thức chuyên sâu của một nhóm người thì có thể. Chẳng hạn, Thung lũng Silicon là trung tâm của phát kiến và công ti khởi nghiệp vì có nhiều người công nghệ cao sống và làm việc ở đó. Những người này đang phát triển những ý tưởng mới, sản phẩm mới, công nghệ mới và cạnh tranh về một phần thị trường.  Ở Thung lũng Silicon, tri thức công nghệ là chất liệu cho công ti khởi nghiệp. Các nhà doanh nghiệp phát triển công nghệ, phần cứng, phần mềm, động cơ tìm, phương tiện xã hội, và những thứ này tiếp tục tạo ra nhiều nhu cầu về các sản phẩm nhanh hơn, tốt hơn và được phát kiến cao hơn.”

Tôi tin các nhà doanh nghiệp là then chốt cho phát kiến và thịnh vượng kinh tế, nhưng để phát triển các nhà doanh nghiệp bạn cần bắt đầu với hệ thống giáo dục tốt, đặc biệt là hệ thống giáo dục hội tụ vào Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM). Để cải tiến nền kinh tế, các chính phủ phải đầu tư vào giáo dục như một ưu tiên, và đầu tư này phải hội tụ nhiều vào việc đào tạo thầy giáo, cũng như phương pháp dạy để phát triển thế hệ mới các nhà doanh nghiệp sáng tạo cao và có kĩ năng cao, người sẽ bắt đầu công ti của họ và đóng góp cho nền kinh tế.

 

—English version—

 

A conversation in Tokyo

Last summer after teaching in China and S. Korea, I stopped by Tokyo for a few days to visited friends. During a dinner, the topic switched to the issue of technology innovation. My friend, Professor Koshiro told me: “Our economy is slowing down in the past few years, so we are planning to promote innovations to create jobs and speed up the economy. Our government will invest billions of dollars in developing several new technology parks and encourage more startups.”

I told him: “I do not think you can create innovation, regardless of how much money you invest. Innovations begin with entrepreneurs who came up with ideas and develop new technology to solve problems. I do not think building technology parks to encourage startups is a good investment. Startups can begin at any place, any time. Steve Jobs started Apple in a garage, not in a technology park. Google was created in the apartment of Larry Page, not in a laboratory. To encourage innovation, it is better to improve the education systems and let innovations happen naturally by the people.”

My friend explained: “But our plan is to place more technology companies, more startups in one place that can be managed by a government agency. They will select and fund these small startups and help them to grow into midsize companies, employ more people and improve our economy.”

I disagreed: “Government cannot make innovation happen, that is not their job. If you look into similar attempts in other countries, you will see that most of them failed. Russian Technology Parks have failed; Chinese technology parks also failed, and nearly all technology parks all over the world also failed. Because technology parks are designed for manufacturing, not innovation. You need scientists, engineers, and technology entrepreneurs to create innovations, not a physical location. A few years ago, Russia created a government-managed “Science City,” outside Moscow to compete with Silicon Valley. They spent hundreds of million dollars to build modern technology laboratories, but only construction companies were happy and made money, but you do not see any successful company there. China has invested billions of dollars in developing several technology parks across the country, but the results were a lot of empty buildings and modern laboratories without anything in it. Most technology parks failed because physical places do not work, especially if they are managing by the government. Today you do not hear much about these failures on newspapers because no one admitted the mistake.”

My friend seemed confused: “You do not think an economic plan to create technology parks and bringing businesses, startups, universities, and researchers together in a central location will work?

I explained: “It seems logical to many people but in my opinion, it does not work. Innovations begin with education and people. Instead of building technology parks, you should invest more in education, in teacher training, in raising the salary of teachers so they can focus on teaching. With proper technology education, people will have the knowledge and skills, and some of them will innovate, create products and start their company.  I do not think technology parks or government can make innovation happen but the advanced knowledge of a group of people can. For example, Silicon Valley is the center of innovations and startups because there are many highly technical people live and work there. These people are developing new ideas, new products, new technology and competing for a piece of the market.  In Silicon Valley, technology knowledge is the ingredient for startups. Entrepreneurs develop technology, hardware, software, search engines, social media, and these things continue to create more demand for faster, better and highly innovated products.”

I believe entrepreneurs are key to innovations and economic prosperity, but to develop entrepreneurs you need to start with a good education system, especially an education system that focuses on Science, Technology, Engineering and Math (STEM). To improve the economy, governments should invest in education as a priority, and the investment should focus more on teachers’ training, as well as a new method of teaching to develop a new generation of highly creative, and highly skilled entrepreneurs who will start their companies and contribute to the economy.