Vài năm trước, khi tôi bắt đầu dạy môn “Phân tích dữ liệu chuyên sâu”, tôi nghe sinh viên hỏi: “Tôi có nên học môn “Phân tích dữ liệu chuyên sâu” không? Giáo sư X hay Giáo sư Y?”, “Nó có là lớp khó không?” hay “Có nhiều bài kiểm tra trong môn đó không?”, “Bài kiểm tra có khó không?” hay thậm chí “Bạn còn giữ những bài kiểm tra của lớp đó không, tớ có thể mượn được không?”
Tôi hiểu rằng sinh viên sợ bài kiểm tra và quan tâm về việc đỗ hay trượt. Tuy nhiên, phần lớn các bài kiểm tra đều là cái gì đó sinh viên làm một lần và rồi chuyển sang bài tiếp. Kiểm tra không thực sự đo cách họ học trong quá trình học tiến hoá. Đôi khi kiểm tra chỉ đo sinh viên có thể ghi nhớ được bao nhiêu thay vì họ học tốt thế nào. Sự kiện là học không phải là quá trình một lần, dù họ biết, hay họ không biết, nhưng là quá trình tiến hoá khi họ học nhiều hơn vì họ liên tục học, kể cả học từ sai lầm. Tôi ưa thích có những sinh viên phạm phải sai lầm rồi học từ điều đó vì họ sẽ biết rõ nó.
Nhiều giáo sư ưa thích dùng câu hỏi “Định nghĩa” hay “Cái gì” trong bài kiểm tra của họ vì dễ cho điểm. Chẳng hạn, “Hadoop là gì?” hay “Cây nhị phân là gì?” Trong môn học của tôi, tôi ưa thích dùng các câu hỏi “Tại sao” và “Làm sao” để chắc sinh viên hiểu khái niệm và có khả năng áp dụng nó. Chẳng hạn “Tại sao viết mã là kĩ năng quan trọng nhất trong khoa học máy tính?”, “Tại sao em cần học thuật toán?” hay “Làm sao tìm khoảng cách giữa hai phần tử xa nhất trong cây nhị phân?” Khi sinh viên không thể trả lời được, tôi cho họ “cơ hội thứ hai” bằng việc làm lại câu hỏi kiểm tra này lần nữa trong vòng 12 giờ với việc giảm đi nửa số điểm. Chừng nào họ còn học, họ vẫn có thể đỗ bài kiểm tra.
Mỗi tuần, tôi thường bắt đầu lớp bằng việc hỏi: “Nói cho thầy các em đã học cái gì trong môn học tuần trước.” Bằng việc nghe câu trả lời của họ, tôi có thể điều chỉnh nội dung để chắc rằng họ học tốt. Tôi thích bắt đầu từ những câu hỏi đơn giản tới câu phức tạp hơn để chắc rằng điều họ đã học không chỉ là “khái niệm nông”, mà là câu trả lời có suy nghĩ kĩ. Tất nhiên, đôi khi một sinh viên có thể nói: “Em không học mấy.” Thì tôi hỏi: “Vậy cái gì xảy ra khi em đi tới cuộc phỏng vấn việc làm, và người phỏng vấn hỏi: “Trong lí lịch của bạn, bạn đã kể ra bạn học môn “Phân tích dữ liệu chuyên sâu”, đó là môn tốt tại Carnegie Mellon, vậy nói cho tôi bạn đã học gì trong môn đó?” Bạn có thể thấy mặt của sinh viên đó.
Tôi thường khuyên: “Các em ở đây để học, các em có trách nhiệm cho việc học của các em và các em phải nghiêm chỉnh xem xét việc học của các em. Các em nên hội tụ vào học chứ KHÔNG vào điểm và bài kiểm tra. Chúng được tạo ra để giúp các em biết các em đang ở đâu trong quá trình học để cho các em có thể điều chỉnh việc học của các em. Bài kiểm tra chỉ giúp các em kiểm lại những điểm mạnh và điểm yếu của các em, điều các em biết và điều các em không biết hay các em đã học tốt thế nào. Phạm sai lầm và học từ nó là được, nhưng nếu các em không học là không được. Thầy cho phép tất cả các em có cơ hội thứ hai để học, đừng lo nghĩ về bài kiểm tra hay điểm số mà hội tụ vào việc học. Các em càng hội tụ vào việc qua được bài kiểm tra, càng em càng ít hội tụ vào điều các em sẽ học, và qua được bài kiểm tra sẽ trở thành mục đích thay vì việc học. Việc của thầy là giúp các em phát triển kĩ năng đặc biệt để cho các em có thể áp dụng vào nghề nghiệp và cuộc đời các em, không dạy các em khả năng qua bài kiểm tra. Thành công trong thế giới ngày nay yêu cầu nhiều hơn khả năng nhớ lại vài sự kiện hay dữ liệu, nhưng các em phải biết cách giải quyết vấn đề bằng việc dùng tri thức của các em.”
Trong vài năm qua, tôi nghe các sinh viên bảo bạn bè họ: “Các bạn nên học môn “Phân tích dữ liệu chuyên sâu” của giáo sư Vũ,” “Vâng, nó là lớp khó với bài kiểm tra hàng tuần, nhưng đừng lo nghĩ về bài kiểm tra hay điểm số, thầy chỉ chăm nom về điều bạn đã học được.”
— English version—
Testing and Grading
A few years ago, when I began to teach the “Advanced Data Analytics” course, I heard students asking: “Who should I take for “Advanced Data Analytics” ? Professor X or Professor Y?”, “Is it a difficult class?” or “Are there lot of tests in that course?”, “Are those test hard?” or even “Do you still keep these tests from that class, can I borrow?”
I understand that students are afraid of tests and concerned about passing and failing. However, most tests are something students do once and then moves on to the next. Testing does not truly measure how they learn in an evolving learning process. Sometimes testing only measures how much students can memorize rather than how well they learn. The fact is learning is not a just a one time process, or either they know, or they do not, but an evolving process when they learn much more as they continue to learn, including learning from the mistake. I prefer to have the students make a mistake then learn from it because they would know it well.
Many professors prefer to use “Definition” or the “What” questions in their test because it is easy to grade. For example, “What is Hadoop?” or “What is a Binary tree?” In my course, I prefer to use the “Why” and “How” questions to make sure the students understand the concept and be able to apply it. For example “Why coding is the most important skill in computer science?”, “Why do you need to learn algorithms?” or”How to find the distance between the farthest two elements in a binary tree?” When students cannot answer, I gave them a “second chance” by redoing the test questions again within 12 hours with reducing half points. As long as they are learning, they can still pass the test.
Each week, I often begin the class by asking: “Tell me what you were learning in the course last week.” By listening to their answers, I can adjust the course contents to make sure that they are learning well. I like to start from simple questions to more complicated to make sure that what they have learned was not just a “shallow concept,” but a well thought answers. Of course, occasionally a student may say: “I do not learn much.” Then I asked: “So what will happen when you go to a job interview, and the Interviewer asked: “In your resume, you listed that you took “Advanced Data Analytics” that is a good course at Carnegie Mellon, so tell me about what you learn in that course?” You can see the face of that student.
I often advise: “You are here to learn, you are responsible for your learning and you must take your study seriously. You should focus on the learning NOT grade and test. They are created to help you to know where you are in the learning process so you can adjust your studying. A test only helps you to check your strengths or weaknesses, what you know and what you do not know or how well you have learned. It is OK to make a mistake and learn from it, but it is not OK if you do not learn. I allow all of you to have a second chance to learn, do not worry about test or grade but focus on learning. The more you focus on passing the test, the less focus on what you will learn, and passing the test will become the goal rather than learning. My job is to help you to develop specific skills so you can apply in your career and your life, not teaching you the ability to pass tests. Being successful in today’s world requires more than an ability to recall some facts or data, but you must know how to solve problems using your knowledge.”
In the past few years, I heard students telling their friends: “You should take “Advanced Data Analysis” from Professor Vu,””Yes, it is a difficult class with the weekly test, but do not worry about test or grade, he only cares about what you have learned.”