Kĩ năng mềm

Liu Wenji là một trong những sinh viên của tôi đã tốt nghiệp năm năm trước và hiện thời làm việc cho Google. Tuần trước anh ta quay lại thăm tôi, và tôi đề nghị anh ta chia sẻ kinh nghiệm làm việc của anh ta với sinh viên hiện thời của tôi. Sau đây là điều anh ta đã nói:

 

“Khi tôi còn là sinh viên ở đây, tôi tập trung hầu hết vào kĩ thuật. Là sinh viên Trung Quốc, tôi làm bạn với người Trung Quốc khác vì chúng tôi có thể nói với những người khác một cách dễ dàng mãi cho tới khi tôi học lớp của giáo sư Vũ. Lớp của thầy là khác vì thầy đã yêu cầu mọi người tham gia vào thảo luận trên lớp và chúng tôi phải cho bài trình bày dựa trên chủ đề của lớp. Tôi không thích điều đó và thường né tránh thảo luận, trong lớp có trên 60 sinh viên, không khó để trốn đằng sau ai đó, cho nên tôi đã không bị gọi. Lớp của giáo sư Vũ không chỉ về kĩ thuật, mà thầy thường nói về một số biến cố lịch sử và xu hướng công nghiệp. Tôi nhớ thầy thường nói rằng nếu chúng tôi mà nhớ chỉ một điều về lớp của thầy, điều đó phải là về kĩ năng mềm. Tôi đã không chú ý vào lúc đó vì tôi tin vào tầm quan trọng của việc có kĩ năng kĩ thuật.”

“Năm đó, tôi xin thực tập vào mùa hè. Mặc dầu tôi là sinh viên giỏi, tôi đã không nhận được đề nghị nào trong khi những người khác không giỏi lại được thuê vào làm. Một hôm, thầy gọi tôi tới văn phòng và hỏi: “Em có tích cực đi tìm chỗ thực tập không? Điều quan trọng là có thực tập để thu được kinh nghiệm. Năm sau tốt nghiệp, em sẽ đi tìm việc toàn thời, và không có kinh nghiệm, sẽ khó có được việc làm trong công ti tốt.” Tôi nói cho thầy về tình huống của tôi rằng tôi đã có nhiều cuộc phỏng vấn mà không có đề nghị nào. Thầy nghĩ một chút rồi nói: “Em giỏi về kĩ thuật, nhưng điểm yếu của em là trong trao đổi. Em đã không tham gia mấy vào trong thảo luận trên lớp; em thường né tránh tranh cãi và trình bày, và đó là vấn đề của em. Em nghĩ kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng mềm là hai điều tách bạch. Em có cho rằng em có thể làm việc một mình bằng việc viết mã mà không tương tác với người khác không? Em nhầm rồi! Không ai làm việc một mình trong công nghiệp, em phải cải tiến kĩ năng mềm của em, đặc biệt là làm việc tổ, và kĩ năng trao đổi.”

Tôi biện minh: “Sao em cần kĩ năng trao đổi? Mặc dầu em là người Trung Quốc, em giỏi tiếng Anh mà.”

Thầy giải thích: “Tất nhiên, em có thể nói tiếng Anh nhưng việc nói là không đủ. Nếu em không thể giải thích được cho người khác về các thứ kĩ thuật mà em làm, hay chúng là gì, và chúng có thể làm được gì, em sẽ không làm tốt trong nghề nghiệp của em. Phần lớn sinh viên tin rằng kĩ năng kĩ thuật là đủ tốt. Vấn đề là khi em đi làm; em không làm một mình mà với người khác. Em phải tương tác với các thành viên tổ, trao đổi ý tưởng, chia sẻ dữ liệu, và hỗ trợ cho người khác. Nếu em không thể diễn đạt được ý tưởng của em một cách rõ ràng cho người khác, họ sẽ không hiểu em, và em sẽ có khó khăn. Chúng ta đang trong thời đại thông tin, và sinh viên như em là người tiên phong ở tuyến đầu, và em phải phát triển kĩ năng mềm của em.”

“Từ cuộc gặp đó, tôi đã được gọi lên trình bày bài cho lớp của thầy mọi lúc. Thầy bao giờ cũng gọi tôi trả lời câu hỏi trong thảo luận trên lớp. Một số bạn tôi tưởng rằng thầy không thích tôi, nhưng tôi biết thầy buộc tôi tự cải tiến bản thân mình. Chẳng bao lâu sau đó, tôi có năm cuộc phỏng vấn việc làm thêm. Tôi trượt ba cuộc đầu, nhưng khi kĩ năng trao đổi của tôi được cải thiện, tôi đã làm tốt hơn vào hai lần sau và đã có được đề nghị tốt vào mùa hè đó. Năm sau, tôi học hai lớp từ giáo sư Vũ. Thầy tiếp tục buộc tôi cải tiến kĩ năng mềm của tôi và sáu tháng trước khi tốt nghiệp, tôi có được ba cuộc phỏng vấn việc làm, và tôi đã làm tốt tất cả chúng. Bây giờ, năm năm sau, tôi hiểu rằng khả năng trao đổi hiệu quả là rất quan trọng.  Có kĩ năng kĩ thuật là không đủ! Bạn cũng cần trao đổi rõ ràng và hiệu quả. Khả năng của bạn để nhận vấn đề kĩ thuật phức tạp và giải thích nó dưới dạng mà bất kì ai cũng có thể hiểu được là kĩ năng quan trọng nhất. Nếu bạn có thể làm điều này, bạn sẽ có khả năng nói cho người quản lí ở nhiều mức, và khi họ nghe bạn, và bạn sẽ được thừa nhận là chuyên gia trong công ti, và điều đó giúp cho bạn tiến lên trong nghề nghiệp của bạn.”

“Ngày nay phần lớn các vấn đề đều phức tạp, nếu bạn làm việc một mình, bạn có thể không có kĩ năng để giải quyết vấn đề đó. Nhưng khi bạn làm việc trong một tổ, có nhiều người với đa dạng kĩ năng, một số kĩ năng bạn có thể không có. Bằng việc tổ hợp những kĩ năng này, có thể giải quyết được vấn đề đó. Tất nhiên, trong làm việc tổ, có những vấn đề với các ý kiến khác nhau, các bản ngã lớn, và những vấn đề cá nhân khác. Tuy nhiên, nếu bạn có kĩ năng làm việc tổ, bạn biết cách tránh những vấn đề này và làm cho công việc của bạn được hoàn thành đúng thời gian. Bạn cũng hỗ trợ cho các thành viên khác của tổ làm cho công việc của họ cũng được hoàn thành. Ở châu Á, sinh viên thường làm việc một mình và ganh đua nhau trong lớp. Khi họ đi làm, nhiều người không hoà hợp được với người khác vì họ sợ ai đó có thể giỏi hơn họ. Đây là sai lầm! Khi làm việc, điều quan trọng là bạn làm việc tốt với người khác, nếu không thì tổ có thể không thích bạn, và công ti có thể đuổi bạn vì thiếu hợp tác. Tôi muốn nhấn mạnh rằng dù bạn giỏi tới đâu với công nghệ hay kĩ năng lập trình của bạn tuyệt hảo thế nào, bao giờ cũng có cái gì đó mà bạn không biết cách làm, nhưng ai đó trong tổ của bạn có thể biết cách làm. Khả năng hỏi xin giúp đỡ là quan trọng, và khi họ giúp bạn, bạn sẽ học về tình bạn và làm việc tổ.”

“Tôi muốn khuyên tất cả các bạn cải tiến kĩ năng trình bày của các bạn, tại công việc, bạn sẽ phải làm nhiều việc trình bày. Bạn chưa bao giờ biết khi nào bạn phải trình bày tình trạng dự án của bạn cho người quản lí, cho khách hàng, hay thậm chí cho chủ tịch công ti của bạn. Khả năng của bạn đứng trước nhóm đông người và nói rành mạch sẽ giúp thiết lập uy tín của bạn như một nhà chuyên nghiệp và giúp thăng tiến nghề nghiệp của bạn. Tất nhiên, làm bài trình bày trước nhiều người là khó và căng thẳng, nhưng trình bày những vấn đề phức tạp bằng việc dùng các thuật ngữ đơn giản để cho mọi người có thể hiểu được còn gian nan hơn nhiều. Tôi muốn cám ơn giáo sư Vũ đã giúp tôi trở nên rất giỏi với kĩ năng trao đổi và trình bày. Tôi đã học cách lập kế hoạch tài liệu cho đúng và nói cái gì, rõ ràng và hiệu quả. Vì điều tôi đã học được ở đây, tôi có đủ tự tin để làm điều tôi cần để thăng tiến trong nghề nghiệp của tôi ở Google. Với nhiều người trong các bạn đang ở trong lớp của thầy, bạn may mắn được học từ ai đó có nhiều kinh nghiệm làm việc trong công nghiệp. Trân trọng nhận lời khuyên của thầy và cải tiến kĩ năng mềm của bạn đi. Như thầy thường nói: “Kĩ năng kĩ thuật thay đổi theo thời gian, nhưng kĩ năng mềm sẽ ở lại với các em mãi mãi, cho nên các em phải cải tiến kĩ năng mềm của mình khi các em vẫn còn ở đây vì các em sẽ cần chúng khi các em đi làm.”

 

—English version—

 

Blog1885- Softskills

Liu Wenji was one my students who graduated five years ago and currently working at Google. Last week he came back to visit me, and I asked him to share his working experience with my current students. Following was what he said:

 

“When I was a student here, I focused mostly on the technical. As a Chinese student, I made friends with other Chinese as we can speak with others easily until I took Professor Vu’s class. His class was different as he required everyone to participate in class discussions and we had to give a presentation based on class subjects. I did not like it and often avoided the discussion, in a class of over 60 students, it is not difficult to hide behind someone, so I did not got called. Professor Vu’s class was not just about technical, but he often talked about some historical events and industry trends. I remembered he often said that if we were to remember only one thing about his class, it should be about soft skills. I did not pay attention at the time because I believe in the importance of having technical skills.”

“That year, I applied for an internship in the summer. Although I was a good student, I did not get any offer when others who were not as good got hired. One day, he called me to his office and asked: “Are you actively seeking internship? It is important to have an internship to gain experience. Next year after graduate, you will be looking for a full-time job, and without experience, it will be difficult to get a job in a good company.” I told him about my situation that I had several interviews but no offer. He thought for a moment and said: “You are good in technical, but your weakness is in communication. You did not participate much in class discussion; you often avoid debate and presentation, and that is your problem. You think technical skills and soft skills are two separate things. Do you think that you can work alone by writing codes without interact with others.? You are wrong! No one work alone in the industry, you must improve your soft skills, especially teamwork, and communication skills.”

I argued: “Why do I need communication skills? Although I am a Chinese, my English is good.”

He explained: “Of course, you can speak English but speaking is not enough. If you cannot explain to others about the technical things that you do, or what they are, and what they can do, you will not do well in your career. Most students believe that technical skill is good enough. The problem is when you go to work; you do not work alone but with others. You must interact with team members, exchange ideas, share data,  and support others. If you cannot express your ideas clearly to others, they will not understand you, and you will have difficulty. We are in the information age, and students like you are pioneers at the frontline, and you must develop your soft skills.”

“Since the meeting, I was called to give a presentation in his class all the time. He always called me to answer questions during class discussion. Some of my friends thought that he did not like me, but I know he forced me to improve myself. Soon after that, I had five more job interviews. I failed the first three, but as my communication skill improved, I did better on the last two and got a good offer that summer. The following year, I took two classes from Professor Vu. He continued to force me to improve my soft-skills and six months before graduation; I got three job interviews, and I did well in all of them. Now, five years later, I understand that the ability to communicate effectively is very important.  Having technical skill is not enough! You also need to communicate clearly and effectively. Your ability to take a complex technical problem and explain it in terms that anyone could understand is the most important skill. If you can do this, you will be able to talk to many levels of managers, and as they listen to you, and you will be recognized as the expert in the company, and it helps you to get ahead in your career.”

“Today most problems are complex, if you work alone, you may not have the skill to solve the problem. But when you work on a team, there are many people with a variety of skills, some that you may not have. By a combination of these skills, it is possible to solve the problem. Of course, in teamwork, there are issues with different opinions, big egos, and other personal problems. However, if you have teamwork skill, you know how to avoid these issues and get your work done on time. You also support other team members getting their work done as well. In Asia, students often work alone and compete with others in the class. When they go to work, many did not get along with others for they are afraid someone may be better than them. This is a mistake! When working, it is important that you work well with others, else the team may not like you, and the company may fire you for lack of cooperation. I want to emphasize that no matter how good you are with technology or how excellent your programming skills are, there is always something that you do not know how to do, but someone on your team may know how to do. The ability to ask for help is important, and as they help you, you will learn about friendship and teamwork.”

“I would like to advise all of you to improve your presentation skill because, at work, you will have to do a lot of presentations. You never know when you must present your project’s status to your manager, your customers, or even the president of your company. Your ability to stand up in front of a large group of people and speak clearly will help to establish your credibility as a professional and help advance your career. Of course, making a presentation in front of a lot of people is difficult and stressful, but present complex subjects using simple terms so people can understand much harder. I would like to thank Professor Vu, who helped me to be very good with communication and presentation skills. I have learned how to plan my material properly and what to say, clearly and effectively. Because of what I have learned here, I have enough confidence to do what I need to move up in my career at Google. To many of you who are in his class, you are lucky to learn from someone who had a lot of working experience in the industry. Take his advice carefully and improve your soft-skills. As he often said: “Technical skills change with time, but soft skills will stay with you forever, so you must improve your soft-skills when you are still here because you will need them when you go to work.”