Mọi năm, tôi bao giờ cũng yêu cầu học sinh kiểm điểm lại bản kế hoạch nghề nghiệp của họ để nhận diện các kẽ hở kĩ năng và chắc rằng họ có thể lấp đầy chúng trước khi tốt nghiệp. Phương pháp của tôi là đơn giản: “Nhận diện ba công ti em muốn làm việc, tìm việc làm em muốn làm, đọc mô tả việc làm để nhận diện các kĩ năng được yêu cầu, xác định liệu em có hay không có những kĩ năng đó, nếu em không có thì tìm các môn học giúp em phát triển những kĩ năng đó, học lớp đó, và khép lại kẽ hở.”
Phần lớn học sinh hiểu phương pháp của tôi về lập kế hoạch nghề nghiệp và điều họ phải làm. Năm ngoái, một học sinh không đồng ý với cách tiếp cận của tôi, anh ta cãi: “Sinh viên đại học phải KHÔNG hội tụ vào nghề nghiệp sớm vì điều đó tạo ra sức ép và lo nghĩ không cần thiết. Sinh viên phải hội tụ vào việc học cho tới khi tốt nghiệp để tìm ra điều họ muốn rồi mới lập kế hoạch nghề nghiệp của họ.” Trong thảo luận trên lớp tôi giải thích: “Bản kế hoạch nghề nghiệp là bản đồ giúp em trên cuộc hành trình giáo dục của em. Bằng việc có ý nghĩ sớm về nghề nghiệp tương lai của em, biết kĩ năng nào em cần sẽ giúp cho em chọn môn học thích hợp để phát triển những kĩ năng đó. Chẳng hạn, nếu em muốn làm việc trong Trí tuệ nhân tạo (AI), em cần phát triển những kĩ năng đặc biệt như Python, Java, và học một số môn học liên quan tới lĩnh vực này như Học máy, Học sâu v.v. Bên cạnh đó, em cần đọc về tin tức AI trong các tạp chí kĩ thuật, các bài nghiên cứu AI được xuất bản trong các tạp chí và blogs và các bài có liên quan tới nghề nghiệp AI.”
Anh ta cãi: “Nhưng sinh viên thường đổi ý, không phải mọi sinh viên đều biết điều họ muốn. Lập kế hoạch nghề nghiệp sớm có thể buộc họ vào cái gì đó mà họ có thể không thích.” Tôi giải thích: “Bản kế hoạch nghề nghiệp không cố định, mà linh hoạt, mỗi năm sinh viên đều phải kiểm điểm và điều chỉnh nó tương ứng với điều họ muốn. Khi em du hành, em cần bản đồ để hướng dẫn em nhưng em có thể đổi ý và điều chỉnh bản đồ cho khớp với điểm đến mới. Không có bản đồ, không có chiều hướng, em có thể bị lạc và trôi giạt từ khu vực này sang khu vực khác và làm phí thời gian của em.”
Anh ta hỏi: “Nếu em cứ luôn đổi ý thì em vẫn cần bản kế hoạch sao?” Tôi hỏi anh ta: “Nếu em không biết em muốn gì, em vẫn cần có bản kế hoạch và đổi nó mọi lúc em đổi ý. Việc có bản kế hoạch sẽ giúp cho em đánh giá bản thân em về điều em muốn làm. Mối quan tâm của em là gì, em giỏi hay không giỏi cái gì? Em có thể thăm dò nhiều nghề nghiệp, nhiều tuỳ chọn và làm quyết định về cái nào khớp nhất cho em. Một khi em biết điều em muốn thì em có thể nhận diện kĩ năng em cần để đạt tới mục đích nghề nghiệp. Nếu em vẫn bị lẫn lộn, đây là lúc tốt nhất để suy nghĩ về mối quan tâm của em và lập kế hoạch cho việc học của em.”
Anh ta dường như hiểu ra: “Em cần làm cái gì khác sau khi có bản kế hoạch nghề nghiệp?” Tôi nói thêm: “Mọi sinh viên đều cần đọc thường xuyên về xu hướng thị trường và xu hướng công nghệ. Nếu chúng thay đổi, em phải điều chỉnh bản kế hoạch của em và việc học của em tương ứng. Ngày nay, người tốt nghiệp đại học không thể chỉ làm việc trên một việc làm và dừng ở đó trong cả đời họ. Khi công nghệ thay đổi, họ phải điều chỉnh theo bất kì cái gì thay đổi, điều có được bằng việc học những kĩ năng mới để giữ việc làm của họ. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp và việc học đại học KHÔNG phải là những điều khác nhau mà là hai mặt của một đồng tiền. Đồng tiền của sinh viên là phải học và lập kế hoạch nghề nghiệp của họ đồng thời để làm tốt trong thị trường việc làm cạnh tranh này. Sự kiện là sinh viên không lập tốt kế hoạch nghề nghiệp của họ thường gặp khó khăn trong tìm việc làm. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp sớm trong khi vẫn trong nhà trường giúp cho sinh viên khám phá ra kiểu công việc nào họ muốn làm sau khi tốt nghiệp, cũng như cung cấp cho họ các kĩ năng được cần trong thị trường việc làm. Nhiều sinh viên thất bại khi xin việc làm sau khi tốt nghiệp vì họ không hiểu yêu cầu của việc làm mà họ xin vào. Các công ti KHÔNG thuê người tốt nghiệp dựa trên bằng cấp, nhưng dựa trên kĩ năng họ cần. Họ muốn người tốt nghiệp chứng tỏ rằng họ có điều công ti cần trong phỏng vấn việc làm.”
“Việc lập kế hoạch nghề nghiệp là bản chất trong thị trường cạnh tranh này, và mọi thầy cô giáo nên khuyến khích học sinh suy nghĩ nghiêm chỉnh về nghề nghiệp của họ thậm chí trước khi họ bắt đầu vào đại học. Điều này có nghĩa là học sinh có thể làm quyết định tốt về môn học này họ cần học, kĩ năng nào họ cần phát triển trong thời gian ở đại học. Nếu họ không thể học được các kĩ năng họ cần trong đại học, họ có thể tìm phương án khác để có được chúng như học từ Các môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs) hay một số bài học trực tuyến.”
—English version—
Why students need career planning
Every year, I always ask students to review their career plan to identify the skills gap and make sure that they can fill them before their graduation. My method is simple: “Identify three companies that you want to work for, find the jobs that you want to do, read the job descriptions to identify the required skills, determine whether you have or do not have those skills, if you do not then find the courses that help you to develop those skills, take that class, and closes the gap.”
Most students understand my method about career planning and what they should do. Last year, a student disagreed with my approach, he argued: “College students should NOT focus on a career earlier because it creates unnecessary pressure and worrying. Students should focus on their study until graduation to find what they want to do then plan their career.” During the class discussion, I explained: “A career plan is a map that helps you on your educational journey. By having an earlier thought on your future career, knowing what skills that you need will help you to select the appropriate courses to develop those skills. For example, if you want to work in Artificial Intelligence (AI), you need to develop specific skills such as Python, Java, and take a number of courses related to this field such as Machine Learning, Deep learning etc. Besides that, you need to read about AI news in technical magazines, AI research papers published in technical journals and blogs and articles that are relevant to AI career.”
He argued: “But student often change their mind, not every student know what they want yet. Planning a career early may force them into something that they may not like.” I explained: “The career plan is not fixed, but flexible, each year students must review and adjust it according to what they want. When you travel, you need a map to guide you but you can change your mind and adjust the map to fit the new destination. Without the map, without a direction, you may get lost and drift from one area to another and waste your time.”
He asked: “If I keep changing my mind then do I still need a plan? I asked him: “If you do not know what you want, you still need to have a plan and change it everytime you change your mind. Having a plan will help you to evaluate yourself on what you want to do. What is your interest, what are you good at and not good at? You can explore many careers, many options and make a decision on which one is best fit for you. Once you know what you want then you can identify the skills that you need to achieve that career goal. If you are still confused, this is the best time to reflect on your interest and plan your learning.”
He seemed to understand: “What else do I need after having a career plan? I added: “Every student needs to constantly read about the market trends and technology trends.If they change, you must adjust your plan and your study accordingly. Today, college graduates cannot just work on one job and stay with it for their entire life. As technologies change, they must adjust to whatever changes that come by learning new skills to keep their job. Careers planning and college learning are NOT different things but the two sides of a coin. Students should study and plan their career at the same time to do well in this competitive job market. The fact is students who do not plan their career well often have the most difficulty in finding a job. Planning a career earlier while still in school helps students to discover what type of work they want to do after graduation, as well as providing them with skills that are needed in the job market. Many students fail when applying for jobs after graduation because they do not understand the requirements of the job that they are applying. Companies do NOT hire graduates based on the degree, but the skills that they need. They want graduates to prove that they have what the company needs during the job interview.”
“Career planning is essential in this competitive market, and every teacher should encourage students to seriously think about their career before they even start to go to university. This means students can make a good decision about which courses they need to take, what the skills they need to develop during their time in college. If they cannot learn the skills they need in college, they can find another alternative to get them such as learning from Massive Open Online Courses (MOOCs) or some online tutorials.”