Hành vi của học sinh trong lớp

Một thầy giáo viết cho tôi: “Thầy giải quyết ra sao với những học sinh bất kính và thường phá lớp? Xin thầy lời khuyên.”

 

Đáp: Tôi hiếm khi đương đầu với bất kì học sinh phá phách nào trong lớp nhưng tôi biết rằng có phàn nàn trong số các thầy cô giáo khác về hành vi của học sinh mà thường là thô lỗ và bất kính. Cái nhìn của tôi là nếu thầy cô chăm nom tới học sinh và có thể tạo điều kiện cho môi trường học tập tích cực thì học sinh cộng tác với những người khác và tương tác với thầy cô, vậy vấn đề hành vi phá phách có thể tránh được.

Vào ngày đầu tiên của lớp, tôi chia sẻ với học sinh về cách nhìn cá nhân của tôi về việc là giáo sư, tại sao tôi thích dạy, tại sao tôi chọn dạy Khoa học máy tính ở trường này, và làm sao những năm làm việc trong công nghiệp của tôi có thể cung cấp cho họ nhiều lời khuyên để giúp họ xây dựng nghề nghiệp thành công. Tôi cho họ một danh sách đặc biệt các hành vi mà tôi mong đợi từ họ trong lớp học như đến lớp đúng giờ, chăm chú trong bài giảng, đọc tài liệu trước khi lên lớp, thừa nhận sai lầm nhanh chóng mà không đổ lỗi cho ai, tham gia trong thảo luận trên lớp và học cùng nhau v.v. Tôi cũng hỏi họ về điều họ muốn học trong lớp này và hoạt động học tập nào họ muốn có. Chúng tôi thảo luận cùng nhau và đi tới thoả thuận rằng tôi sẽ dạy họ điều họ cần và họ sẽ đáp ứng mong đợi của tôi trong lớp.

Thỉnh thoảng, ki học sinh không hành xử tương ứng, tôi sẽ nhắc nhở họ rằng chúng ta có thoả thuận. Nếu họ liên tục phá phách, tôi sẽ yêu cầu họ rời khỏi lớp và thảo luận về hành vi phá phách với họ một cách riêng tư sau giờ lên lớp. Tôi mô tả hành động nào tôi thấy là phá phách, nói cho họ tại sao điều này có tác động tiêu cực lên tôi, lên họ, lên bạn cùng lớp, và rồi bảo họ đừng lặp lại hành vi đó trong tương lai. Phần lớn học sinh đáp ứng một cách tích cực với những cuộc đối thoại yên tĩnh và bình thản này. Nhưng nếu việc phá phách trở thành hành vi dai dẳng thì tôi đương đầu trực tiếp với điều đó và bảo cho học sinh rằng họ không kiểm soát lớp mà tôi kiểm soát. Và điều đó chỉ cho các học sinh khác rằng tôi sẽ có hành động để bảo vệ việc học của họ. Điều này cũng gửi một thông điệp rõ ràng cho học sinh phá phách rằng hoặc họ tuân theo qui tắc hoặc rời khỏi lớp và không quay lại.

Tôi tin rằng học sinh thường cư xử không đúng khi họ chán và không thể ngồi im lâu được. Nhưng trong lớp của tôi, tôi dành ít thời gian cho việc dạy và phần lớn thời gian dành cho thảo luận cho nên tôi bao giờ cũng làm cho học sinh bận rộn. Hầu hết các phiên thảo luận đều thách thức, yêu cầu họ lắng nghe và suy nghĩ sâu. Tôi nói công khai cho học sinh rằng tôi biết câu hỏi của tôi là khó nhưng tôi tin tất cả họ đều có năng lực trả lời chúng. Khi họ đang lắng nghe, đang suy nghĩ, xử lí thông tin, họ đang học. Nhiều học sinh tới lớp tôi với niềm tin rằng họ không thể làm được được điều đó nhưng tôi không chấp nhận việc đó. Tôi nói với lớp rằng họ tới lớp để học và cách học duy nhất là lắng nghe, hỏi câu hỏi, xử lí thông tin, và cho câu trả lời. Tôi giám sát học sinh để nhận diện ai không tham gia và gọi tên họ để chắc rằng họ sẽ tham gia. Chừng nào mà họ có thể trả lời được câu hỏi, họ sẽ thu được nhiều tự tin hơn và chung cuộc, chúng tôi có môi trường học tập tích cực. Tất nhiên, lúc ban đầu, tôi sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi dễ hơn, đạt tới được, và cho phép họ có các cơ hội để cộng tác với bạn bè trước khi cho câu trả lời. Tôi cũng cho phản hồi có bao hàm việc giải thích rõ ràng về cái gì là đúng và cái gì là không đúng.

Theo cách nhìn của tôi, một số học sinh vào đại học với hành vi xấu vì họ đã thấy nhiều hành vi xấu từ người khác, từ đường phố nơi họ sinh ra, hay thậm chí từ gia đình của họ. Là thầy cô, chúng ta có thể đáp ứng cho hành vi của họ hoặc bằng đe doạ họ hoặc bằng việc có từ bi hướng tới họ. Nếu chúng ta phản ứng và nổi giận thì chúng ta sẽ có được một luận cứ trong lớp. Tất nhiên, chúng ta có thể dùng thẩm quyền của mình để trừng phạt họ nhưng hành vi của học sinh sẽ không thay đổi vì sẽ có nhiều hành vi xấu hơn về sau. Nhưng bằng việc giải thích để thúc đẩy sâu sắc các phẩm chất trong tâm lí của họ học sinh như năng lực học của họ, ham muốn là người chính trực, niềm khao khát tri thức của họ thì tình huống có thể được đảo ngược. Hành vi của học sinh sẽ thay đổi nếu họ biết bạn chăm nom tới họ.

 

—English version—

 

Students’ behaviors in class

A teacher wrote to me: “How do you deal with students who are disrespectful and often disrupt the class? Please advise.

 

Answer: I rarely encounter any disruptive students in my class but I do know that there are complains among other teachers about students’ behaviors that are rude and disrespectful. My view is if the teachers care about students and can facilitate a positive learning environment when students are collaborating with others and interact with the teachers then the issue of disrupting behavior can be avoided.

On the first day of class, I share with my students about my personal view of being a professor, why I like to teach, why I choose to teach Computer Science at this school, and how my years working in the industry can provide them with many pieces of advice to help them build a successful career. I give them a specific list of behaviors that I would expect from them in the classroom such as come to class on time, be attentive during lecture, reading materials before coming to class, admitting mistakes quickly without blaming anyone, participate in class discussion and learning together etc. I also ask them about what do they want to learn in this class and what learning activities that they would like to have. We discuss together and come up with an agreement that I will teach them what they need and they will meet my expectation in class.

Occasionally, when students do not behave accordingly, I would remind them that we have an agreement. If they continue to disrupt, I will ask them to leave the class and discuss the disruptive behavior with them privately after class. I describe what actions I find disruptive, ask if them why this has a negative effect on me, on them, on their classmates, and then tell them not to repeat that behavior in the future. Most students respond positively to these quietly and  calming conversations. But if the disruption becomes a persistent behavior then I confront it directly and tell the students that they are not in control of the class but I am. And it shows other students that I will take action to protect their learning. This also sends a clear message to the disruptive students that either they follow the rule or leave the classroom and do not come back.

I believe that students often misbehave when they are bored and cannot sit quietly for long. But in my class, I spend little time for the lecture but most of the time for discussion so I always keep students busy. Most discussion sessions are challenging, require them to listen and thinking deeply . I tell the students openly that I know my questions are difficult but I believe they are all capable of  answering them. When they are listening, thinking, processing the information they are learning. Many students come into my class believe that they cannot do this but I will not accept that. I tell the class that they go to class to learn and the only way to learn is to listen, ask questions, process the information, and give answers. I monitor students to identify who is not participating and call their name to make sure that they will participate. As long as they can answer the question, they will gain more confidence and eventually, we have a positive learning environment. Of course, in the beginning, I will start with easier, achievable questions and allow them opportunities for collaboration with friends before giving the answer. I also give feedback that includes a clear explanation of what is correct and what is not.

In my view, some students go to college with bad behaviors because they have seen many bad behaviors from others, from their street where they come from, or even from their families. As teachers, we can respond to their behavior by either threatening them or by having a compassion toward them. If we react and get angry then we will get to an argument in class. Of course, we could use our authority to punish them but students’ behavior will not change because there will be more bad behaviors later. But by explaining to promote the qualities deeply in our students’ psyche such as their capacity for learning, their desire for integrity, their appetite for knowledge then the situation can be reversed. Students behavior will change if they know you care for them.