Đối thoại về cách tiếp cận dạy mới, phần 1

Tháng trước, tôi đã tham dự một cuộc hội nghị công nghệ ở Nhật Bản nơi tôi có bài nói về thay đổi nhanh chóng của công nghệ và nhu cầu cải tiến giáo dục cho cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư. Trong cuộc hội nghị, tôi cũng gặp vài người lãnh đạo giáo dục châu Á và một người nói với tôi: “Dễ nói về cải tiến giáo dục nhưng làm điều đó là vấn đề khác. Nhiều người đã nói về chủ điểm này nhưng ít người có thể giải thích chi tiết làm sao làm nó. Gợi ý của ông là gì?”

Tôi hiểu mối quan tâm của ông ấy cho nên tôi trả lời: “Bước đầu tiên để cải tiến giáo dục là phát triển chương trình đào tạo mới mà hội tụ nhiều hơn vào khoa học và công nghệ rồi đào tạo lại mọi thầy cô giáo để cho họ có thể dạy chương trình mới này. Mục đích là sớm làm cho hầu hết các học sinh, từ tiểu học tới đại học, sẽ được giáo dục trong chương trình mới này để cho họ có thể phát triển các kĩ năng cần thiết cho việc làm tương lai của họ. Ngày nay nhiều học sinh không có chiều hướng về học cái gì, phát triển kĩ năng nào, và việc làm tương lai sẽ là gì, đó là lí do tại sao giáo dục hiện thời phần nhiều là “phỏng đoán” hơn là kế hoạch nghề nghiệp được thiết kế tốt.”

Ông ấy cười: “Chúng tôi đã thêm các môn khoa học và công nghệ vào chương trình đào tạo nhưng tôi không thấy ích lợi nào.” Tôi giải thích: “Việc thêm nhiều môn khoa học và công nghệ chỉ là bước đầu tiên. Ông phải thay đổi phương pháp dạy và cấu trúc lại chương trình đào tạo để làm cho nó hiệu quả. Theo ý kiến tôi, phương pháp đọc bài giảng hiện thời không còn phù hợp cho việc dạy khoa học và công nghệ và nó sẽ không động viên học sinh học.”

Ông ấy hỏi: “Làm sao ông cấu trúc lại được chương trình đào tạo?” Tôi giải thích: “Cấu trúc chương trình đào tạo truyền thống hội tụ vào “Môn học,” điều là trừu tượng với phần lớn học sinh. Chẳng hạn, học sinh thường hỏi: “Học Tính toán thì ích lợi gì? Tại sao em cần biết Sinh học?” Cách tiếp cận tốt hơn là chia môn học trừu tượng thành “các nhiệm vụ nhỏ hơn.” Từng nhiệm vụ được liên kết với một kĩ năng xác định, để cho học sinh biết nếu họ làm chủ những nhiệm vụ này, họ có thể phát triển những kĩ năng nào đó. Nhiệm vụ mô tả cho các chỉ dẫn để học sinh làm và điều họ sẽ có khả năng hoàn thành khi họ làm đầy đủ nó.”

Ông ấy dường như ngạc nhiên: “Tôi chưa bao giờ nghe bất kì ai nhắc tới việc chia môn học hàn lâm ra thành các nhiệm vụ nhỏ hơn.” Tôi tiếp tục: “Học sinh học một nhiệm vụ mỗi lúc là dễ hơn để cho chắc họ làm tốt nó trước khi chuyển sang nhiệm vụ tiếp cho nên không ai sẽ bị bỏ lại sau. Cũng dễ thay đổi nội dung của việc đào tạo hơn khi công nghệ thay đổi nữa. Đầu tiên, ông phải nhận diện ra mọi nhiệm vụ mà học sinh phải làm để đáp ứng cho yêu cầu môn học. Thế rồi ông phân tích từng nhiệm vụ để xác định cách học sinh có năng lực sẽ thực hiện nhiệm vụ đó. Ông cần hội tụ vào qui trình mà học sinh phải tuân theo và quyết định nào họ phải làm. Từ đó, ông sẽ có khả năng nhận diện các kĩ năng được cần để thực hiện nhiệm vụ này. Với thông tin đó, ông có thể viết ra kết quả học tập như bằng việc học nhiệm vụ ABC này, học sinh sẽ có khả năng thực hiện kĩ năng XYZ.”

Ông ấy dường như quan tâm: “Giờ tôi hiểu rồi, từng nhiệm vụ có thể được liên kết với một kĩ năng để cho học sinh có thể phát triển các kĩ năng nào đó khi họ hoàn thành môn học. Nhưng làm sao ông cấu trúc tài liệu môn học?”

Tôi giải thích: “Sau khi xác định mọi nhiệm vụ, ông phải xác định mối quan hệ tiên quyết giữa các kết quả học tập. Ông phải hỏi kĩ năng nào đó cần được làm chủ trước kĩ năng khác để cho ông sẽ có khả năng cấu trúc tài liệu dạy của ông từ dễ tới khó hơn. Một khi quá trình này hoàn tất, ông có thể tổ chức việc dạy mà tạo khả năng cho học sinh làm chủ kết quả học tập. Nếu ông tổ chức chương trình đào tạo theo cách logic, chỉ ra cách chúng có quan hệ lẫn nhau,  ông có thể tạo ra một phân cấp chỉ ra mối quan hệ tiên quyết trong các nhiệm vụ hay kĩ năng mà ông dự định đào tạo. Đây là cách tiếp cận tới việc phát triển chương trình đào tạo mới cho phương pháp học chủ động. Khi ông tổ chức nội dung môn học, ông phải nhận diện các điểm chính cần hoàn thành cho từng kết quả bằng việc tự hỏi mình “Học sinh phải biết cái gì và có khả năng làm gì khi họ hoàn thành môn học này?” Khi ông dạy, ông có thể nhận diện kết quả học tập và ích lợi của việc học những nhiệm vụ này cho học sinh để cho họ biết tại sao họ cần học nhiệm vụ này và ích lợi của việc học những nhiệm vụ này là gì. Trước khi chuyển sang chủ điểm mới, ông có thể ôn tập lại kết quả của nhiệm vụ này và đảm bảo rằng mọi học sinh có thể hoàn thành được nó.”

“Ích lợi của phương pháp dạy mới này là học sinh biết làm cái gì, tại sao họ làm nó, và làm sao họ có thể phát triển kĩ năng của họ để cho họ được khuyến khích học thêm nữa. Khi học sinh được động viên, ông bổ sung thêm bài đọc trước để cho họ đọc trước khi tới lớp cho nên thời gian trên lớp có thể được dùng cho thảo luận thay vì đọc bài giảng nơi học sinh nghe thụ động điều ông dạy.”

 

—English version—

 

A conversation about the new teaching approach part 1

Last month, I attended a technology conference in Japan where I gave a talk about the fast-changing of technology and the need to improve the education for the Fourth Industrial Revolution. During the conference, I also met several Asian education leaders and one told me: “It is easy to talk about improving the education but to do it is a different matter. Many people have talked about this topic but few can explain in details how to do it. What is your suggestion?

I understood his concern so I answered: “The first step to improve the education is developing a new training program that focuses more on science and technology then re-train all teachers so they can teach this new program. The goal is soon most of your students, from elementary to college, will be educated in this new program so they can develop the needed skills for their future jobs. Today many students have no direction about what to study, what skills to develop, and what future jobs will be, that is why the current education is more a “guesswork” rather than a well-designed career plan.”

He laughed: “We had added science and technology courses to our curriculum already but I did not see any benefit.” I explained: “Adding more science and technology courses is only the first step. You must change the teaching method and restructure the training program to make it effective. In my opinion, the current lecturing method is not suitable for teaching science and technology and it will not motivate students to learn.”

He asked: “How do you restructure the training program? I explained: “The traditional curriculum structure is focusing on the “Subject,” which is abstract to most students. For example, students often ask: “What is the benefit of learning Calculus? Why do I need to know Biology?” A better approach is to break the abstract subject down into “smaller tasks.” Each task is associated with a specific skill, so students know if they master these tasks, they could develop certain skills. The task describes the instructions for students to do and what they will be able to accomplish when they complete it.”

He seemed surprised: “I never hear anyone mention on the breakdown an academic subject into smaller tasks.” I continued: “It is easier for students to learn one task at a time to make sure they do it well before move on to the next so no one will be left behind. It is also easier to change the content of the training when technology change too. First, you must identify all tasks that student must do to meet their course requirements. Then you analyze each task to determine how a competent student would perform on that task. You need to focus on the process that students must follow and what decisions they must make. From there, you will be able to identify the skills necessary to perform the task. With that information, you can write the learning outcomes such as by learning this ABC task, students will be able to perform XYZ skill.”

He seemed to interest: “Now I understand, each task can be associated with a skill so students can develop certain skills when they complete the course. But how do you structure the course material?”

I explained: “After defining all tasks, you must determine the prerequisite relationship among the learning outcomes. You must ask does certain skill need to be mastered before another so you will be able to structure your teaching material orderly from easy to more difficult. Once this process is complete, you can organize the instructions that enable students to master the learning outcomes. If you organize the training program in a logical way that shows how they relate to each other,  you can create a hierarchy that shows a prerequisite relationship among the tasks or skills that you intend to train. This is the approach to develop new curriculum for the active learning method. As you organize your course content, you must identify the main points necessary to accomplish each outcome by asking yourself “What must the students know and be able to do when they complete this course?” As you teach, you can identify the learning outcome and the benefits of the learning these tasks to the students so they know why they need to learn this task and what is the benefits. Before moving on to a new topic, you can review the task’s outcome and ensure that all students can accomplish it.”

“The benefit of this new teaching method is students know what to do, why they need it, and how they can develop their skills so they are encouraged to learn more. When students are motivated, you add some pre-class readings for them to read before coming to class so class time could be used for discussions rather than lecturing where students passively listen to what you teach.”