Tương lai đi tới

Hôm nay là ngày cuối cùng của các lớp học tại Carnegie Mellon University. Một số trong các sinh viên của tôi đang tốt nghiệp, số khác đang chuẩn bị cho việc thực tập của họ hay trở về nhà theo kì nghỉ hè. Trên khắp thế giới, hàng triệu sinh viên đang tốt nghiệp từ trường đại học và sẽ đi làm nhưng không may, một số người không làm việc theo điều họ đã học và nhiều người không tìm ra việc làm. Sau nhiều năm học tập với mong đợi lớn, đó là kinh nghiệm choáng váng với họ rằng tương lai của họ bây giờ bất định và thời gian ở trường của họ có thể bị phí hoài.

Hiện thời, có sự không tương xứng giữa điều thị trường yêu cầu và điều nhiều trường đang dạy. Tranh cãi về cải tiến hệ thống giáo dục vẫn tiếp tục trong nhiều năm mà không có hành động thực tế nào, sinh viên tiếp tục tốt nghiệp với các bằng cấp mà không có giá trị trong thời đại đang thay đổi này.  Ở một số nước, nhiều người tốt nghiệp đại học không thể có được việc làm vì họ không có kĩ năng đúng vì hệ thống giáo dục của họ không theo kịp với thời đại đang thay đổi. Đồng thời, có hàng triệu việc làm không được lấp kín ở mọi nước vì không có người đủ phẩm chất xin vào. Không có hành động đúng, nhiều người ở những nước này sẽ không thể có việc làm trong cả đời.

Tôi đã nhận được nhiều emails từ các phụ huynh hỏi lời khuyên và tôi đã trả lời họ bằng nhiều bài viết về xu hướng việc làm hiện thời cũng như cơ hội việc làm có nhu cầu cao. Tôi cũng thấy rằng việc lập kế hoạch nghề nghiệp không sẵn có ở một số trường và học sinh thường không lập kế hoạch cho bất kì cái gì mãi tới khi quá trễ. Thậm chí ngày nay, nhiều trường không cung cấp cho học sinh lời khuyên nghề nghiệp mà cho phép họ lựa chọn lĩnh vực học tập đúng đắn, nơi họ có thể đóng góp cho xã hội của họ. Nhiều cố vấn nhà trường là những người hàn lâm có tri thức giới hạn về nhu cầu công nghiệp hay xu hướng toàn cầu để giúp cho học sinh trong nghề nghiệp của họ. Vài năm trước đây, một cố vấn nghề nghiệp đã nói với tôi: “Tôi chỉ bảo họ học y, nha khoa và dược khoa vì đây là những nghề tốt nhất. Những nghề khác là tuỳ ở họ chọn bất kì cái gì.”

Ngày nay, ở lúc bình minh của cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư, học sinh cần các chi tiết hơn về các nghề nghiệp đa dạng được cần khẩn thiết trong mười hay hai mươi năm nữa để cho họ có thể chuẩn bị từ sớm. Cả học sinh và gia đình của họ phải có đủ thông tin về nghề nghiệp nào đang có nhu cầu cao, bằng cấp nào và phẩm chất hay kĩ năng nào họ phải phát triển để đáp ứng cho các nghề nghiệp này để cho họ biết cần học môn nào mà cho họ cơ hội việc làm tốt nhất. Bên cạnh các cố vấn nhà trường, bản thân học sinh và gia đình họ cũng phải tích cực tìm nhiều thông tin nghề nghiệp hơn trên Internet để cho họ có thể làm quyết định có thông tin về tương lai của họ nữa.

Lời khuyên của tôi cho học sinh là họ không thể chờ đợi thụ động sự giúp đỡ của bố mẹ họ mà phải chủ động lập kế hoạch cho tương lai của họ dựa trên mối quan tâm của họ và hội tụ vào phát triển kĩ năng mà sẽ ích lợi cho họ trong nghề nghiệp của họ. Điều quan trọng với họ là suy nghĩ nghiêm chỉnh về nghề nghiệp dài hạn thay vì chỉ có được việc làm hay bằng cấp như một số học sinh đang chỉ hội tụ vào “Bằng cấp” thay vì “Tri thức và kĩ năng.” Họ hội tụ chỉ vào việc thi đỗ kì thi và chuyển sang mức tiếp mà không học gì rồi bị thất vọng khi họ không thể tìm được việc làm. Tôi thường nói với học sinh của tôi rằng có việc làm là dễ nhưng giữ nó, liên tục trưởng thành theo nó và tận hưởng điều họ làm mới là quan trọng. Do đó họ phải xét tới mối quan tâm của họ, đam mê của họ khi lập kế hoạch cho nghề nghiệp của họ và chọn lĩnh vực học tập nào cho đúng để học. Điều đó cũng yêu cầu sự cân bằng giữ cách nhìn cá nhân của họ và các cơ hội thị trường tương lai.

Ngày nay, giáo dục đại học là sẵn có cho hầu hết mọi người nhưng chất lượng là vấn đề chính ít nhận được sự chú ý. Có miền rộng các chương trình bằng cấp cung cấp ra nhưng người tốt nghiệp của họ thậm chí không thể thực hiện được ở mức tối thiểu điều được người chủ lao động mong đợi. Chừng nào chúng ta chưa thể giải quyết được vấn đề này, người tốt nghiệp của chúng ta sẽ vẫn không có khả năng cạnh tranh trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này. Vì cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư này đang gây ra toàn thể mức độ công nghệ mới và làm thay đổi toàn thế giới, nó sẽ phá vỡ mọi doanh nghiệp, mọi nền kinh tế, mọi nước, và phá huỷ nhiều việc làm hiện thời bằng tự động hoá và “phần mềm khôn.” Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng tạo ra nhiều việc làm mới mà sẽ dẫn lái tăng trưởng kinh tế nhưng những người ít giáo dục và ít kĩ năng hơn là cực kì bất lợi khi cuộc cách mạng này tiến triển trong vài năm tới. Bây giờ hơn bao giờ hết, mọi nước đều cần có lực lượng lao động có giáo dục để cạnh tranh và phòng thủ các quyền lợi của họ chống lại các nước khác. Tương lai của một nước phụ thuộc vào cách họ giáo dục thế hệ tiếp, cách họ cung cấp cho các công dân tri thức và kĩ năng đúng, và cách các nhà giáo dục của họ chấp nhận sứ mệnh của họ để giáo dục và hướng dẫn học sinh của họ đóng góp cho nền kinh tế tương lai.

 

—English version—

 

The future to come

Today is the last day of classes at Carnegie Mellon University. Some of my students are graduating, others are preparing for their internship or returning home for their summer vacation. Around the world, millions of students are graduating from university and going to work but unfortunately, some are not working in what they have studied and many are not finding a job. After many years of study with high expectation, it is a shocking experience for them that their future is now uncertain and their time in school may be wasted.

Currently, there is a mismatch between what the market demand and what many schools are teaching. The debate about improving the education system is continuing for many years without any real actions, students are continuing to graduate with degrees that have no value in this changing time.  In some countries, many college graduates are not employable because they do not have the proper skills because their education system is not keeping up with the changing time. At the same time, there are millions of jobs go unfilled in every country without qualified applicants. Without proper action now, many people in these countries will be unemployable for life.

I have received many emails from parents asking for advice and I have answered them by written many articles about current employment trends as well as the high demand job opportunities. I also find that career planning is not available in some schools and students often do not plan anything until it is too late. Even today, many schools do not provide students with career advice that allows them to select the proper fields of study where they can contribute to their society. Many school advisors are academic people who have limited knowledge about the industrial needs or global trends to help students in their careers. A few years ago, a career advisor told me: “I Just tell them to study Medicine, Dental, and Pharmacy because these are the best careers. The others are up to them whatever they choose.”

Today, at the dawn of the fourth Industrial Revolution, students need more details onvarious careers that are urgently needed in the next ten or twenty years so they can prepare early . Both students and their family must have enough information about which careers are in high demand, what degrees and qualifications or skills they must develop to meet these careers so they know which courses to take to give them the best employment opportunities. Besides the school advisors, students and their family must also actively find more career information over the Internet and education websites themselves so they can make an informed decision for their future too.

My advice to students is they cannot passively waiting for their parents’ help or rely on others but must actively plan their future based on their interests and focus on developing skills that will benefit them in their career. It is important for them to think seriously about a long-term career instead of just having a job or a degree as some students are only focusing on the “Degree” instead of the “Knowledge and skills.” They focus on just passing the exams and move on to the next levels without learning anything then get frustrated when they cannot find a job. I often told my students that getting a job is easy but keeping it, continue to grow on it and enjoy what they do is important. Therefore they must consider their interests, their passion when planning their career and choose what field to study properly. It also requires a balance between their personal view and the future market opportunities.

Today, a college education is available to almost everybody but the quality is a major issue that receives little attention. There is a wide range of degree programs offer but their graduates could not even perform at the minimum level expected by their employers. Unless we can solve this problem, our graduates will not be able to compete in this technology-driven world. As the fourth Industrial revolution is unleashing a whole new level of technologies and changing the whole world, it will disrupt every business, every economy, every country, and destroy many current jobs by automation and “smart software.” However, this revolution also creates many new jobs that will drive economic growth but people with less education and fewer skills are at an extreme disadvantage as this revolution progresses in the next few years. Now more than ever, every country need to have an educated workforce required to compete and defend their interests against others. The future of a country is depending on how they educate their next generations, how they provide their citizens with the proper knowledge and skills, and how their educators accept their mission to educate and guide their students to contribute to the future economy.