Tháng trước, khi tham dự một hội nghị giáo dục ở Nhật Bản, tôi nghe một diễn giả nói về tương lai của giáo dục. Ông ấy kết luận: “Liệu học sinh thế hệ sắp tới có là những nhà phát kiến, nhà doanh nghiệp, người giải quyết vấn đề, hay người phục vụ, người lao động, và người đi theo không? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong cách hệ thống giáo dục phản ứng với thực tại và cơ hội của tương lai.” Tôi thực sự thích điều ông ấy nói, cho nên tôi mời ông ấy đi ăn tối để nghe nhiều hơn về cải tiến giáo dục. Tôi biết rằng tên ông ấy là Koshiro Matsumoto và ông ấy là hiệu trưởng một trường tiểu học gần Nagoya. Sau cuộc hội nghị, ông ấy mời tôi tới thăm trường ông ấy. Tôi đã từng dạy ở Nhật Bản trong nhiều năm, hầu hết ở mức đại học, nhưng chưa bao giờ tới thăm trường tiểu học, cho nên đây là cơ hội cho tôi biết về giáo dục công ở Nhật Bản.
Khi tôi tới, tôi thấy nhiều học sinh trẻ, quãng sáu hay tám tuổi, mặc đồng phục nhà trường, đang quét sân trường. Tôi hỏi: “Tại sao học sinh làm việc đó? Các thầy không có lao công sao?” Với ngạc nhiên của tôi, Koshiro giải thích: “Chúng tôi không có lao công trong trường. Học sinh phải làm mọi việc dọn dẹp sạch sẽ cho trường, để cho họ biết rằng lao động thủ công là quan trọng như công việc trí tuệ. Đó là truyền thống của chúng tôi, học sinh làm nhiều thứ, kể cả lau dọn sạch lớp học, nhà tắm, nhà vệ sinh, đổ rác, quét sàn, và các thứ khác. Đây là kỉ luật mà trẻ em phải học. Chúng làm việc theo tổ luân phiên trong suốt cả năm học, để cho chúng học cách làm việc tổ cũng như mọi công việc.” Tôi nhìn vào sân trường rộng; nó rất sạch và đẹp.
Koshiro đưa tôi tới lớp một, khi chúng tôi vào, cả lớp đứng dậy cúi chào chúng tôi. Điều đó làm cho tôi hơi chút ngạc nhiên vì ở Mĩ học sinh Mĩ không bao giờ đứng dậy đón chào bất kì người nào. Koshiro giải thích cho thầy giáo rằng tôi là khách mời muốn quan sát lớp. Chúng tôi ngồi ở cuối lớp, thầy giáo tiếp tục dạy bằng việc hỏi học sinh một số câu hỏi. Ngày hôm đó chủ điểm là bảng nhân. Khi thầy viết bài toán lên bảng, một học sinh giơ tay và tình nguyện giải nó. Thầy giáo nhìn vào lời giải và gật đầu như xác nhận rằng nó là đúng rồi viết bài toán khác. Nhiều học sinh giơ tay. Thầy giáo chỉ một học sinh, anh ta bước lên bảng đen, nhưng lần này học sinh thứ nhất giữ vai trò của thầy để kiểm lại câu trả lời. Anh ta gật đầu đồng ý rồi quay lại bàn của mình. Khi thầy giáo viết bài toán khác lên bảng, học sinh thứ hai vẫn còn đứng cạnh bảng chờ đợi người tình nguyện khác lên giải bài toán.
Koshiro giải thích cho tôi: “Phương pháp dạy của chúng tôi hội tụ vào nguyên lí “Bạn dạy điều bạn học, bạn học bằng việc dạy cho người khác thì bạn biết rõ nó. Nó là cách tiếp cận thực hành cho mọi lớp STEM. Nếu thầy giáo đọc bài giảng và giải bài toán trên bảng, học sinh sẽ KHÔNG học mấy bằng việc nghe hay nhìn. Điều hiệu quả hơn cho học sinh là thực hành giải quyết vấn đề, thảo luận vấn đề và dạy người khác. Trong trường hợp đó, lớp học là chủ động hơn, và mọi người đều chú ý. Chúng tôi khuyến khích học sinh của mình bằng việc để họ vẫn còn chủ động trong học tập. Đó là cách chúng tôi dạy và học toán.”
Trong các trường Nhật Bản, học sinh học toán rất dễ vì họ coi nó là cơ sở cho nhiều thứ. Nhưng học sinh không phải làm bài thi toán mãi cho tới lớp bốn. Họ chỉ giải nhiều bài toán đơn giản để phát triển tư duy phê phán. Koshiro bảo tôi: “Chúng tôi bắt đầu toán học và khoa học từ sớm nhưng làm nó “chút một” mỗi lúc, cho nên học sinh dần dần học tư duy logic và phát triển kĩ năng của họ trong giải quyết vấn đề. Chúng tôi không nhấn mạnh vào “đúng hay sai” nhưng khuyến kích họ học, không có “đỗ hay trượt” trong toán ở trường tiểu học. Nguyên lí của chúng tôi là KHÔNG phán xét tri thức của học sinh, nhưng khuyến khích họ làm việc học như một phần cuộc sống của họ. Mọi học sinh đều có bài tập về nhà mọi ngày để giữ cho họ bận rộn và giúp phát triển thói quen học tập tốt ở nhà. Trẻ em phải đọc nhiều sách; thường với bố mẹ chúng, vì bố mẹ được khuyến khích đọc cùng với con cái họ để giúp chúng phát triển thói quen đọc tốt. Để chắc rằng chúng hoàn thành việc đọc, chúng phải viết ra một cuốn vở báo cáo mọi tuần. Với các môn học như khoa học, lịch sử, xã hội học, chúng nhận được công việc phân công mà chúng phải tìm hiểu và thảo luận với bạn bè trước khi tới trường. Do đó, học sinh học làm việc tổ và cộng tác như trong thảo luận trên lớp, tổ của họ có thể được yêu cầu trình bày hiểu biết của họ và tranh cãi giữa bản thân họ. Trong trường tiểu học, chúng tôi hội tụ nhiều vào phát triển nhân cách đạo đức. Trẻ em được dạy kính trọng bố mẹ, người lớn tuổi và cũng chịu trách nhiệm cho phát triển môi trường.”
Tôi hỏi: “Các thầy dạy họ về môi trường tự nhiên như thế nào?” Koshiro giải thích: “Học sinh học khoa học tự nhiên, cho nên họ biết cách mọi thứ trong tự nhiên là có quan hệ với nhau. Họ học toán học để hiểu nguyên lí và trật tự của tự nhiên; họ học âm nhạc để thưởng thức giai điện và nhịp điệu của thay đổi trong tự nhiên; họ cũng học thư pháp và haiku (bài cú) nơi họ diễn đạt tình yêu của họ với tự nhiên.” Tôi thấy choáng: “Thầy dạy cho học sinh tiểu học thơ sao?” Koshiro dường như ngạc nhiên: “Sao không? Nó là một phần văn hoá của chúng tôi, và mọi học sinh đều có thể soạn bài cú theo ý muốn. Ông ấy chỉ nhiều bức tranh thư pháp treo trên tường: “Đây là những bài cú hay nhất của học sinh chúng tôi. Mỗi năm chúng tôi chọn ra một số bài hay và treo lên tường lớp học.”
Ngạc nhiên khác là trong bữa trưa, học sinh và thầy giáo ăn trong cùng lớp học thay vì ở phòng ăn. Koshiro giải thích: “Mọi học sinh đều có cùng món ăn từ menu nuôi dưỡng chuẩn, có thay đổi từng tuần. Thay vì ăn bữa ăn ở phòng ăn như ở Mĩ, học sinh của chúng tôi ăn trong lớp học của họ cho nên thầy giáo và học sinh có thể phát triển quan hệ tốt hơn khi họ ăn cùng nhau giống như trong gia đình. Trong trường hợp đó, thầy giáo có thể dạy học sinh cách thức ăn nào đó và không lãng phí thức ăn. Cho dù họ không thích thức ăn; họ không đổ nó đi. Truyền thống này đã kéo dài trong hàng trăm năm, trong suốt lịch sử của chúng tôi, Nhật Bản chưa bao giờ là nước giầu, cho nên chúng tôi phải tằn tiện.”
Tôi hỏi về phẩm chất của thầy giáo, Koshiro giải thích: “Phần lớn các thầy giáo đều có bằng cử nhân về giáo dục, họ phải đỗ kì thi dịch vụ thầy giáo trước khi họ có thể dạy. Mọi thầy giáo được phân công về trường thông qua Ban giáo dục trong thành phố của họ. Việc làm thầy giáo được kính trọng cao bởi cộng đồng vì họ xây dựng mối quan hệ tốt với gia đình học sinh. Tuy nhiên, công việc của thầy giáo là khó khăn vì họ thường phải làm việc nhiều giờ. Về trung bình, họ đi làm trước 8:00 sáng và kết thúc quãng 5:00 chiều nhưng nhiều người ở lại trường sau đó để cho điểm công việc của học sinh tới lúc khá muộn buổi tối. Trong trường tiểu học, một thầy giáo dạy mọi môn học, từ khoa học, toán học tới lịch sử, địa lí, v.v. Ngoại lệ duy nhất là âm nhạc, thể thao, và nghề thủ công nơi học sinh đi tới lớp học đặc biệt với thầy giáo đặc biệt. Phần lớn các thầy giáo trường công nhận được huấn luyện thêm cứ mỗi hai hay ba năm để nâng cấp kĩ năng của họ và học về những thay đổi trong chương trình giáo dục. Chẳng hạn, vài năm trước, chúng tôi đã thêm môn tiếng Anh vào chương trình đào tạo, và bây giờ chúng tôi cũng dạy lập trình máy tính ở lớp bốn. Đó là lí do tại sao điều quan trọng là đào tạo lại nhiều thầy giáo để cho họ có thể dạy những môn này và chuẩn bị cho học sinh của chúng tôi cho tương lai.”
Dựa trên đối thoại ngắn của tôi và điều tôi thấy trong trường tiểu học nhỏ này, tôi rất bị ấn tượng. Không hoài nghi gì trong tâm trí tôi rằng cách họ tiếp cận tới dạy và học là một trong những cách tốt nhất thế giới. Tôi có thể thấy rằng họ đang chuẩn bị cho tương lai của họ nơi họ sẽ phát triển nhiều nhà phát kiến, nhà doanh nghiệp, và người giải quyết vấn đề cho đất nước họ. Tôi ước ao rằng tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để học về hệ thống giáo dục này, nhưng vì thời gian du hành của tôi ngắn và tôi phải ra về. Tôi bảo Koshiro rằng lần sau khi dạy ở Nhật Bản, tôi sẽ thu xếp nhiều thời gian hơn để tới thăm ông ấy và trường của ông ấy và học nhiều hơn về hệ thống giáo dục của họ.
—English version—
A visit to an elementary school
Last month, when attending an education conference in Japan, I heard a speaker talked about the future of education. He concluded: “Will the next generation students be innovators, entrepreneurs, problem solvers, or servants, laborers, and followers? The answer could be found in how the education system reacts to the realities and opportunities of the future.” I really like what he said, so I invited him to dinner to listen more about improving the education. I learned that his name is Koshiro Matsumoto and he is a Principal of an elementary school near Nagoya. After the conference, he invited me to visit his school. I have been teaching in Japan for many years, mostly at the university level, but never visit an elementary school, so this is a chance for me to learn about the public education in Japan.
When arrived, I saw several young students, about six or eight years old, wearing school uniform, sweeping the school yard. I asked: “Why students do that? Don’t you have janitors? To my surprise, Koshiro explained: “We do not have janitors in our school. Students have to do all the cleaning for their school, so they learn that manual works are as important as intellectual works. That is our tradition, students do many things, including cleaning the classroom, the bathrooms, the toilets, empty garbage, sweep the floor, and other things. These are the disciplines that young children must learn. They work in teams that rotate throughout the school year, so they learn teamwork as well as all the works.” I looked at the large schoolyard; it was very clean and beautiful.
Koshiro took me to a first-grade class, as we enter, the entire class stand up and bow to greet us. It took me a little surprising because in the U.S. students never stand up to greet anybody. Koshiro explained to the teacher that I was a guest who wanted to observe the class. We sat at the end of the class, the teacher continued by asking the student some questions. That day the topic was the multiple tables. As he wrote a problem on the board, one student raised the hand and volunteer solve it. The teacher looked at the solution and nodded as a confirmation that it was correct then wrote another problem. Several students raised their hand. The teacher pointed to a student, he walked up to the backboard, but this time the first student took the role of the teacher to review the answer. He nodded in agreement then went back to his table. As the teacher wrote another problem on the board, the second student remains next to the board waiting for another volunteer to come up and solve the problem.
Koshiro explained to me: “Our teaching method is focusing on the principle of “You teach what you learn, you learn by teaching others then you know it well. It is a practical approach to all STEM classes. If the teachers lecture and solve problems on the board, students will NOT learn much by listening or seeing. It is more effective for the students to practice problem-solving, to discuss problems and teaching others. In that case, the class is more active, and everyone is paying attention. We motivate our students by having them remain active in learning. That is the way we teach and learn mathematics.”
In Japanese schools, the students learn math very early as they consider it is the basis of many things. But students do not have to take math exams until the fourth grade. They just solve many simple problems to develop their critical thinking. Koshiro told me: “We start math and science early but do it a “little bit” at a time, so students gradually learn to think logically and develop their skills in solving problems. We do not emphasize in “Right or wrong” but motivate them to learn, there is no “Pass and Fail” in math in elementary school. Our principle is NOT to judge the students ‘ knowledge or learning, but motivate them to make learning as part of their lives. All students have homework every day to keep them busy and help developing good study habit at home. Children have to read many books; often with their parents, as parents are encouraged to read together with their children to help them develop a good reading habit. To make sure that they complete their reading, they have to write a book report every week. For subjects like science, history, sociology, they receive some assigned works that they must study and discuss with their friends before going to school. Therefore, students learn teamwork and collaboration as during a class discussion their team can be asked to present their understanding and debate among themselves. In elementary school, we focus more on developing moral character. Children are taught to respect their parents, elderly people and also be responsible for the natural environment.”
I asked: “How do you teach them about the natural environment? Koshiro explained: “Students learn natural science, so they know how things in nature are related to others. They learn mathematics to understand the principle and the order of nature; they learn music to appreciate melody and rhythm of changes in nature; they also learn calligraphy and haiku where they express their love for nature.” I was shocked: “You teach elementary students poetry? Koshiro seemed surprised: “Why not? It is part of our culture, and all students can compose Haiku at will. He pointed to several calligraphy hang on the wall: “These are the best Haiku from our students. Each year we select some good ones and hang on the classroom wall.”
Another surprise is during lunch, students and teachers eat in the same classroom instead of in the lunch room. Koshiro explained: “All students have the same meal from a standard nutrition menu that changes each week. Instead of having a meal in the lunch room like in the U.S., our students eat in their classroom so teachers and students can develop a better relationship as they eat together just like a family. In that case, the teachers can teach students certain eating manner and do not waste foods. Even if they do not like the food; they do not throw it out. This tradition has lasted for hundreds of years, throughout our history, Japan was never a rich country, so we have to be frugal.”
I asked about the qualification of the teacher, Koshiro explained: “Most teachers have a Bachelor’s degree in Education, they must pass the Teacher Service Examination before they could teach. All teachers are assigned to schools by the Board of Education in their city. Teacher job is highly respected by the community as they build a good relationship with students’ family. However, teachers’ work is hard as they often work long hours. On the average, they go to work before 8:00 am and end around 5:00 pm but many stays after school to grade students’ works until late. In elementary school, one teacher teaches every subject, from science, math to history, geography, etc.. The only exception is music, sports, and crafts where students go to special classrooms with special teachers. Most public school teachers receive additional training every two or three years to update their skills and learn about changes in the education program. For example, a few years ago, we added English into our training program, and now we also teach computer programming in the fourth grade. That is why it is important to retrain many teachers so they can teach these subjects and prepare our students for the future.”
Based on my brief conversation and what I saw in this small elementary school, I was impressed. There is no doubt in my mind that the way they approach teaching and learning is one of the world’s best. I can see that they are preparing for their future where they will develop more innovators, entrepreneurs, and problem solvers for their country. I wish that I would have more time to learn about this education system, but since my travel time is short and I have to leave. I told Koshiro that the next time when teaching in Japan, I would arrange more time to visit him and his school and learn more about their education system.