Thảo luận trên lớp

Một thầy giáo viết cho tôi: “Khi tôi tổ chức thảo luận trên lớp, học sinh chỉ cho câu trả lời họ tìm thấy trong sách giáo khoa. Tôi đã thử nhiều lần, nhưng học sinh từ chối và không muốn nói mấy. Làm sao thầy khuyến khích thảo luận trên lớp được? Xin thầy lời khuyên.”

 

Đáp: Có bốn mức thảo luận trên lớp. Bạn cần đi từ mức nọ lên mức tiếp và cho phép học sinh có thời gian để quen với cách tiếp cận này. Sau nhiều năm nghe đọc bài giảng, không dễ cho họ đổi thói quen từ thụ động sang chủ động. Sau đây là bốn mức của thảo luận:

Thảo luận để hiểu: Đây là mức đầu tiên nơi thầy giáo hỏi học sinh các câu hỏi theo sau bài giảng để xác định việc hiểu của họ với bài giảng. Là thầy giáo, bạn phải gọi tên từng học sinh để trả lời vì nhiều học sinh có thể không tự nguyện. Chẳng hạn: “James, quan hệ giữa X và Y là gì?” Khi James trả lời, bạn có thể gọi học sinh khác bình luận về câu trả lời này. Chẳng hạn: “Bill, em nghĩ gì về câu trả lời của James? Khi Bill trả lời, bạn tiếp tục: “Bob, em đồng ý hay không đồng ý với Bill và tại sao?”  Mục đích của kiểu thảo luận này là để chắc học sinh hiểu bài giảng bằng việc hỏi chủ yếu các câu hỏi “Cái gì” và “Tại sao.”

Thảo luận để phê phán: Mức thảo luận tiếp bao gồm các góc nhìn của học sinh khi họ xem xét câu hỏi và câu trả lời. Thầy giáo cũng gọi học sinh theo tên để trả lời câu hỏi. Chẳng hạn: “Bob, giải thích cho thầy tại sao chúng ta phải làm X thay vì làm Y?” Sau khi Bob giải thích, bạn có thể hỏi cả lớp: “Bao nhiêu em đồng ý với câu trả lời của Bob? Nếu các em đồng ý, xin mời giơ tay lên.” Bạn có thể lựa chọn một học sinh không giơ tay bằng việc hỏi: “Bill, dường như em không đồng ý với câu trả lời của Bob. Nói cho thầy tại sao?” Bằng việc tạo ra những xung đột nhỏ về chủ điểm này, bạn khuyến khích tương tác nhiều hơn giữa các học sinh đang bắt đầu thảo luận trên lớp. Mục đích là để tạo điều kiện cho việc thảo luận giữa tri thức hiện có của một sinh viên và người khác, người có thể đưa ra góc nhìn khác. Bằng việc có nhiều cách nhìn, điều đó đưa cả lớp vào học nhiều hơn bằng việc đi sâu hơn là những câu trả lời đúng hay sai. Mục đích của kiểu thảo luận này là để khuyến khích việc học sâu hơn, điều buộc học sinh phải xem xét lại hiểu biết của họ về chủ điểm, vấn đề và phát triển kĩ năng tư duy phê phán.

Thảo luận để xây dựng tri thức:  Mức thảo luận tiếp cho học sinh nhiều cơ hội hơn để tương tác và cộng tác với người khác. Trong kiểu này, học sinh làm việc theo tổ và thảo luận giữa họ trước khi tham gia vào thảo luận trên lớp. Thầy giáo cho một chủ điểm để thảo luận và phân công học sinh vào tổ (chẳng hạn, ba tới năm người một tổ) để thảo luận câu trả lời. Sau một thời gian ngắn (10 – 15 phút) thầy giáo bắt đầu yêu cầu tranh cãi giữa các nhóm. Chẳng hạn: “Mỗi tổ sẽ có 5 phút để trình bày cái nhìn của các em về chủ điểm này. Sau đó, thầy muốn có một tổ tranh luận để xem tổ nào có luận cứ hay nhất.” Chủ điểm của kiểu này nên rộng hơn tài liệu của lớp để khuyến khích học sinh nhìn ra ngoài việc học hàn lâm truyền thống. Tôi thích lựa chọn các chủ đề đang gây ra tranh cãi nhiều như “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư tới xã hội của chúng ta”; “Vấn đề công nghiệp hoá thành phố và đất nông nghiệp.” Bằng việc để cho các tổ trình bày và bảo vệ lập trường của họ, điều đó có thể dẫn tới thảo luận sinh động hơn. Mục đích của kiểu thảo luận này là để học sinh cùng nhau xây dựng tri thức của họ. Từ cảnh quan học tập, các cá nhân không học ở chỗ cô lập, bằng việc có nhiều tương tác hơn với người khác, họ học nhiều hơn và phát triển hiểu biết sâu về chủ điểm (Học sâu).

Thảo luận để chia sẻ tri thức. Mức tiếp của thảo luận hội tụ vào xây dựng nhóm học sinh chủ động, những người sẵn lòng chia sẻ tri thức của họ với người khác. Học sinh sẽ học nhiều hơn khi họ là một phần của nhóm người học chủ động. Một nhóm vững chắc những người học chủ động, người đại diện cho một ý kiến, một ý tưởng về các chủ đề của lớp đặc biệt có thể trình bày cách nhìn của họ và đưa những người khác vào thảo luận nhiều hơn. Mục đích của kiểu này là phân công một chủ điểm cho một nhóm từ trước rồi để họ giảng trên lớp. Chẳng hạn, thầy giáo có thể phân công cho một tổ nghiên cứu một chủ điểm rồi đem tới lớp và dạy cho người khác. Khi học sinh học cái gì đó như một nhóm, họ có cảm giác thuộc vào, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau để học.

Là thầy giáo, bạn có thể theo dõi cả lớp tiến hoá khi học sinh chuyển từ người học thụ động sang người học chủ động. Điều quan trọng với thầy giáo là thừa nhận mọi người tham gia, ngay cả những người không nói nhiều, bằng việc nhìn vào họ và gật đầu để khuyến khích họ tham gia. Thầy giáo nên lắng nghe chăm chú để biết điều từng học sinh cần, điều họ nói hay không nói trong thảo luận. Ngay cả những học sinh tham gia tích cực vẫn cần được thách thức để nghĩ sâu hơn. Chẳng hạn: “Bill, đó là mọi điều em biết sao? Em có thể nói thêm cho thầy được không.” Học sinh diễn đạt lộn xộn nào đó có thể cần chút ít khuyến khích. Chẳng hạn: “Bob, đó là nỗ lực tốt. Thầy hài lòng rằng em học tốt hôm nay.”

Có những lúc thầy giáo nên hướng dẫn thảo luận và có những lúc thầy giáo nên cho phép học sinh làm việc thảo luận. Một sai lầm thông thường một số thầy giáo hay mắc phải là cố gắng lái mọi cuộc đối thoại. Thỉnh thoảng học sinh có thể cần nhận trách nhiệm tự họ học tài liệu. Khoa học và công nghệ dạy yêu cầu nghiên cứu và học sâu hơn và có thảo luận trên lớp là một trong những cách tốt nhất để giúp học sinh chủ động trong việc học của họ.

 

—English version—

 

Class discussion

A teacher wrote to me: When I have a class discussion, students only give the answers that they found in the textbook. I have tried many times, but students confuse and do not want to say much. How do you encourage class discussion? Please advise.”

 

Answer: There are four levels of class discussion. You need to go from one level to the next and allow students time to get used to this approach. After many years of listening to lectures, it is not easy for them to change their habit from passive to active. Following are the four levels of discussion:

Discuss to understand: This is the first level where the teacher asks students questions following a lecture to determine their understanding of the lecture. As the teacher, you should call each student by name to answer since many students may not volunteer. For example: “James, what is the relationship between X and Y?” As James answers, you could call another student to comment on the answer. For example: “Bill, what do you think about James’ answer? As Bill answers, you continue: “Bob, do you agree or disagree with Bill and why?”  The goal of this type of discussion is to make sure students understand the lecture by asking mostly “What” and “Why” questions.

Discuss to critique: The next level of discussion involves students’ perspectives when they examine questions and answers. The teacher also calls a student by name to answer a question. For example: “Bob, explain to me why we should do X instead of Y?” After Bob explains, you could ask the class: “How many of you agree with Bob’s answer? If you agree, please raise your hand.” You can select a student who does not raise the hand by asking: “Bill, it seems that you do not agree with Bob’s answer. Please tell me why? By create small conflicts on the topic, you encourage more interactions among students where the class begins to discuss. The goal is to facilitate a discussion between a student’s existing knowledge and other who can provide another perspective. By having more than one view, it leads the class to learn more by going deeper than the right or wrong answers. The goal of this type of discussion is to encourage deeper learning that force students to re-examine their understanding on a topic, an issue, and develop critical thinking skills.

Discuss to construct knowledge:  The next level of discussion gives students more opportunities for interaction and collaboration with others. In this type, students work in a team and discuss among themselves before participating in class discussion. The teacher gives a topic for discussion and assigns students to a team (i.e., three to five per team) to discuss the answer. After a short period (10 – 15 minutes) the teacher begins to ask for debate among groups. For example: “Each team will have 5 minutes to present your view on the topic. Afterward, I like to have the team to debate to see which one have the best argument.” The topic of this type should be broader than the class materials to encourage the student to look outside the traditional academic learning. I like to select controversial topics such as “The impact of the fourth industrial revolution to our society”; “The issue of industrialization of the city and agriculture lands.” By having teams to present and defense their position, it can lead to more vibrant discussion. The goal of this type of discussion is for students to build their knowledge together. From a learning perspective, individuals do not learn in isolation, by having more interaction with others, they learn more and develop a profound understanding of the topic (Deep learning).

Discuss to share knowledge. The next level of the discussion focuses on building active groups of students who are willing to share their knowledge with others. Students will learn more when they are part of an active learners group. A strong group of active learners who represents an opinion, an idea on the specified class subjects can present their view and engage others in discussing more. The goal of this type is assigned a topic for the group ahead of time and let them lecture in class. For example, the teacher can assign a team to research on a topic then bring to class and teach others. When students learn something as a group, they have a sense of belonging, ready to support each other to learn.

As a teacher, you can watch the whole class evolves as students move from passive to active learners. It is important for teachers to acknowledge all participants, even those who are not speaking much, by a look at them and nodding to encourage them to participate. The teacher should listen attentively to know what each student needs, what they say or do not say during the discussion. Even students who actively participate still need to be challenged to think deeper. For example: “Bill, is it that all you know? Can you tell me more.” Students who express some confusions may need a little encouragement. For example: “Bob, that is a good effort. I am pleased that you do well today.”

There are times teacher should guide the discussion and times when a teacher should allow students to do the discussion. One common mistake some teacher make is to attempt to drive every conversation. Occasionally students may need to take charge to learn the material themselves. Teaching science and technology require investigations and deeper learning and having a class discussion is one of the best ways to help students to be active in their learning.