Nhiều học sinh vào đại học với những hiểu nhầm. Hiểu nhầm thông thường nhất trong các học sinh đại học là họ tin rằng học giỏi một môn là vấn đề tài năng tự nhiên chứ không phải là làm việc chăm chỉ. Nhiều học sinh bảo tôi rằng họ không giỏi toán, không thể viết mã được, hay không có tài năng trong khoa học v.v. Nếu họ có hoài nghi nào về năng lực của họ, họ sẽ không làm việc chăm chỉ và cuối cùng thất bại trong các môn học này. Đôi khi học sinh nói với tôi rằng bố mẹ họ muốn họ học một môn, nhưng họ không có tài, cho nên họ không muốn làm việc chăm chỉ vì sớm hay muộn họ sẽ thất bại.
Alan Chang là một trong những học sinh đó, người đã bảo tôi rằng anh ta bị bố mẹ ép buộc học Khoa học máy tính cho dù anh ta không thể viết được mã. Tôi hỏi anh ta: “Là người Trung Quốc lớn lên ở Mĩ, em có vấn đề với việc học tiếng Anh không?” Anh ta nói: “Khi em tới đây lúc là đứa trẻ 10 tuổi, em có khó khăn, nhưng sau vài năm, em nói tiếng Anh thạo như bất kì ai.” Tôi hỏi: “Em làm việc đó thế nào?” Anh ta đáp: “Em phải làm vì mọi bạn bè em đều nói tiếng Anh.” Tôi hỏi: “Khác biệt gì giữa việc học tiếng Anh và học viết mã?” Anh ta nghĩ một chốc và ngần ngại: “Em không biết?” Tôi giải thích: “Không có khác biệt đâu. Học tiếng Anh và học viết mã là như nhau. Chúng toàn chỉ là ngôn ngữ. Vấn đề là ở tâm trí em. Nếu em nghĩ em không thể làm nó được, thì em sẽ không làm được. Em cần có “cách nghĩ đúng,” như “Tôi có thể làm nó. Tôi giỏi về nó vì tôi đã dành nhiều thời gian làm nó.” Mỗi tuần, tôi dành một giờ cùng Alan và vài học sinh như anh ta để giúp họ trong viết mã. Năm ngoái, Alan tốt nghiệp danh dự trong Khoa học máy tính, và bây giờ làm việc cho Facebook. Anh ta nói với tôi: “Các thầy giáo có thể đóng vai trò lớn trong việc giúp cho học sinh phát triển cách nghĩ đúng. Nếu thầy không giúp em, em sẽ không bao giờ nghĩ rằng em có thể làm được việc đó. Bây giờ em có nghề nghiệp tốt và làm cho bố mẹ em rất hài lòng.” Tôi bảo anh ta: “Chính em làm các nỗ lực và vượt qua vấn đề. Khi em tin em có thể làm cái gì đó, em sẽ làm nó. Đó tất cả đều trong tâm trí em.”
Nhiều học sinh nghĩ rằng việc học là về chỉ đọc và ghi nhớ vài định nghĩa rời rạc. Nếu bạn nhìn vào cách một số học sinh học ngày nay, bạn sẽ thấy rằng nhiều người sẽ ngồi ở quán cà phê với tai nghe nhạc trên iPhone, uống cà phê, và đọc lướt qua sách giáo khoa. Nhiều người thậm chí không học mãi cho tới vài ngày trước kì thi. Một số người sẽ dành nhiều thời gian hơn để tạo ra “phao” đem vào phòng thi thay vì học bất kì cái gì. Khi họ không học tốt, hoặc họ đổ lỗi do môn học quá khó, hoặc thầy giáo không giải thích rõ.
Khi Mandy trượt kì thi thứ nhất của tôi, cô ấy phàn nàn rằng cô ấy đã học hành chăm chỉ, nhưng bài thi của tôi KHÔNG phải là điều cô ấy mong đợi. Tôi hỏi: “Em mong đợi điều gì?” Cô ấy nói: “Em nghĩ thầy chắc sẽ hỏi nhiều về định nghĩa, cho nên em nhớ hết các định nghĩa này.” Tôi bảo cô ấy: “Điều đó dành cho trường tiểu học nơi học sinh học về các định nghĩa và từ vựng. Em bây giờ ở đại học; em cần hiểu khái niệm, không chỉ vài định nghĩa rời rạc. Tri thức KHÔNG phải là về định nghĩa. Mọi sự kiện và dữ liệu phải được kết nối để tạo thành thông tin để cho phép em hiểu cách phân tích và suy luận để cho em có thể áp dụng nó vào giải quyết vấn đề. Khi em đi làm, không ai hỏi em về định nghĩa. Nếu em quên cái gì đó, em có thể dùng “Google” hay “Wikipedia.” Ai bảo em ghi nhớ định nghĩa?” Cô ấy không trả lời, cho nên tôi tiếp tục: “Đó là thói quen học của em. Em KHÔNG biết cách học. Em nghĩ bằng ghi nhớ vài định nghĩa hay sự kiện và nhắc lại chúng để trả lời trong bài thi, nhưng em không bao giờ phát triển hiểu biết sâu về cách mọi sự vận hành. Chừng nào em chưa sẵn lòng thay đổi, em sẽ không bao giờ đỗ bài thi tiếp.”
Sau đó, tôi dành giờ lên lớp tiếp sau để nói về “Cách học ở đại học” trong đó tôi nhấn mạnh rằng cứ mỗi giờ trên lớp, học sinh phải dành ít nhất hai giờ học theo cách riêng của họ, không có nhạc, không có ăn, và hội tụ vào ba điều: “Tại sao, Thế nào và Làm sao.” Họ phải hiểu rằng việc học mất thời gian và nỗ lực, KHÔNG phải là cái gì đó họ có thể làm nhanh chóng và thất thường. Một trong những hiểu nhầm trong các học sinh đại học là họ tưởng họ biết cách học, nhưng thực ra, họ không biết. Tôi nghĩ mọi thầy giáo đều cần dạy cho học sinh của mình về chủ đề “cách học hiệu quả” vào ngày đầu của lớp để chắc học sinh hiểu rằng không có cái gì như kiểu “HỌC NHANH.”
—English version—
How to study
Many students go to college with misconceptions. The most common misconception among college students is they believe that being good at a subject is a matter of natural talent rather than hard work. Many students told me that they are not good at Math, cannot write code, or have no talent in science, etc. If they have any doubt about their abilities, they will not work hard and eventually fail in these subjects. Sometimes students told me that their parents want them to study in a subject, but they do not have talent, so they do not want to work hard because sooner or later they will fail.
Alan Chang was one of those students who told me that he was forced by his parents to study Computer Science even he could not write code. I asked him: “As a Chinese who grew up in America, did you have a problem learning the English language? He said: “When I came here as a 10-year-old child, I had difficulty, but after a few years, I speak English as well as anyone.” I asked: “How do you do that?” He answered: “I had to because all my friends speak English.” I asked: “What is the difference between learning English and learning how to code?” He thought for a moment and hesitated: “I do not know?” I explained: “There is no difference. Learning English and learning to write code is the same. They are all just languages. It is on your mind. If you think you cannot do it, then you will not. You need to have a “proper mindset,” such as “I can do it. I am good at it because I have spent a lot of time doing it.” Each week, I spend an hour with Alan and a few students like him helping them in coding. Last year, Alan graduated with honor in Computer Science, and now working for Facebook. He told me: “Teachers can play a significant role in helping students develop the proper mindsets. If you did not help me, I would never think that I could do it. Now I have a good career and make my parents very happy.” I told him: “It is you who make the efforts and overcome the problem. When you believe you can do something, you will do it. It is all in your mind.”
Many students think that learning is about just reading and memorize a few isolated definitions. If you look at the way some students study today, you will see that many would sit in a coffee shop with their ears connects to the iPhone playing music, drinking coffee, and quickly glance through the textbook. Many do not even study until a few days before the exam. Some would spend more time to create a “cheat sheet” to bring to the exam room instead of studying anything. When they did not do well, either they blame the subject is too hard, or the teacher is not explaining well.
When Mandy failed my first exam, She complained that she had been studying hard, but my exam is NOT what she was expected. I asked: “What do you expect?” She said: “I think you would ask for a lot of definitions, so I memorize these definitions.” I told her: “That is for the elementary school where students learn about definitions and vocabulary. You are now in college; you need to understand the concept, not just a few isolated definitions. Knowledge is NOT about definitions. All the facts and data must be connected to form information to allow you to understand how to analyze and reasoning so you can apply it to solve the problem. When you go to work, nobody asks you about definition. If you forget something, you can use “Google” or “Wikipedia.” Who told you about memorizing definition?” She did not answer, so I continued: “It is your studying habit. You DO NOT know how to study. You think by memorizing a few definitions or facts and recall them to answer in the exam, but you never develop a profound understanding of how things work. Unless you are willing to change, you will never pass the next exam.”
After that, I spent the next class to go over “How to study in college” where I emphasize that for every hour in class, students must spend at least two hours studying on their own, without music, without eating, and focus on three things: “Why, How, and How to.” They must understand that learning takes time and efforts, NOT something that they could do quickly and casually. One of the misconceptions among college students is they think they know how to study, but in fact, they do not. I think every teacher needs to teach their students on the topic of “how to study effectively” on the first day of class to make sure students understand that there is no such thing as “QUICK LEARNING.”