Thói quen học tập

Một sinh viên viết cho tôi: “Tại sao chúng em phải học tài liệu trước khi tới lớp? Chúng em tới lớp để học từ thầy giáo và nếu chúng em có thể học trước khi tới lớp thì sao phải tới lớp?”

 

Đáp: Cách học cũ là nghe bài giảng của thầy giáo và hấp thu bất kì cái gì các bạn có thể hấp thu. Điều đó KHÔNG CÒN hiệu quả nữa. Bằng việc làm điều đó, học sinh dành mọi năng lượng của họ vào học SAU KHI lên lớp, và nếu họ không hiểu cái gì đó, họ sẽ bị lúng túng và không học mấy. Trong lớp, phần lớn học sinh phải bắt kịp theo bài giảng bằng việc ghi chép. Tất nhiên, vì họ không thể viết nhanh hơn điều thầy giáo nói, họ nhặt nhạnh và bỏ lỡ nhiều thông tin. Sau lớp, mọi điều họ có là vài trang đầy những sự kiện rải rác và các khái niệm không đầy đủ. Thế rồi họ học tài liệu mà không biết mục tiêu bài giảng. Vì họ không hiểu rõ tài liệu, họ trở nên thất vọng và lo nghĩ về qua được bài kiểm tra.

Tôi tin mọi học sinh đều phải nhận ra tầm quan trọng của việc được chuẩn bị cho bài giảng. Bằng việc dành một số thời gian ra đọc tài liệu trước khi lên lớp, họ có thể tiết kiệm nhiều giờ học không hiệu quả về sau. Tôi thường bắt đầu tuần thứ nhất của lớp bằng việc dạy cho học sinh của tôi đi theo phương pháp học này:

Trước khi tới lớp, học sinh phải đọc tài liệu từ sách giáo khoa hay tài liệu được phân cho đọc. Họ không cần dành nhiều thời gian vào việc đọc; nửa giờ là đủ. Họ phải đọc các mục tiêu then chốt, để cho họ biết cái gì đó về bài giảng rồi kiểm nhanh chóng tài liệu để cho họ có thể quen thuộc với khái niệm. Họ nên tự hỏi họ biết gì và không biết gì để cho họ có thể hỏi các câu hỏi trong bài giảng.

Trên lớp, họ phải lắng nghe chủ động và chỉ ghi chép để làm sáng tỏ điều họ không hiểu. Nếu cần, họ nên viết ra bất kì câu hỏi nào và hỏi thầy giáo giải thích. Việc hỏi câu hỏi là cách học tốt hơn vì bạn học chủ động thay vì học thụ động.

Sau giờ lên lớp, học sinh phải ôn lại ghi chép của họ để học mọi thông tin họ đã học trên lớp. Vì đây là lúc mà việc “học thật” xảy ra, học sinh phải dành ít nhất hai giờ học tập. Họ phải so sánh điều họ biết trước khi lên lớp và điều họ không biết nhưng hỏi, và thầy giáo đã cho câu trả lời trong thảo luận. Họ phải chắc rằng họ hiểu rõ mọi tài liệu dựa trên hoạt động này. Nếu họ vẫn còn bị lúng túng, họ phải viết ra nhiều câu hỏi hơn để hỏi thầy giáo trong giờ lên lớp sau.

Tuy nhiên, tôi không khuyên học sinh cứ hỏi các câu hỏi mọi lúc. Là học sinh đại học, họ phải phát triển thói quen dùng các nguồn tài liệu khác như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo trong thư viện, websites, Wikipedia và các nguồn khác để lấp vào bất kì kẽ hở nào vẫn còn từ bài giảng. Chỉ khi họ không thể có được câu trả lời, thì họ mới mang ra lớp và hỏi thầy giáo. Tôi thường nhắc học sinh rằng nếu họ không biết rõ cái gì đó, nó sẽ còn lại cùng họ trong thời gian dài cho tới khi họ có được câu trả lời.

Thói quen học tập tốt có thể được phát triển nếu học sinh nghiêm chỉnh về việc học. Không có chuẩn bị đúng để phát triển thói quen này, họ sẽ vật lộn rồi cuối cùng sợ việc học và tâm trí là thứ rất bị phí hoài.

 

—English version—

 

Study habit

A student wrote to me: “Why do we have to study materials before coming to class? We come to class to learn from the teacher and if we can learn before coming to class then why coming to class?

 

Answer: “The old way of studying is to listen to the teachers’ lecture and absorb whatever you can. That is NO LONGER effective. By doing that, students spend all of their energy to study AFTER class, and if they do not understand something, they will be confused and not learn much. In class, most students have to keep up with the lecture by taking notes. Of course, since they could not write faster than what the teacher says, they scramble and missing a lot of information. After class, all they have is some pages filled with scattered facts and incomplete concepts. They then study this material without knowing the lecture’s objectives. Since they do not understand the materials well, they become frustrated and worrying about passing the tests.

I believe all students must recognize the importance of being prepared for lecture. By spending some time reading the material before class, they can save many hours of ineffective study later. I often begin the first week of class by teaching my students to follow this method of learning:

Before coming to class, students must read the material from the textbook or assigned materials. They do not need to spend a lot of time on reading; a half an hour is sufficient. They must read the key objectives, so they know something about the lecture then quickly review the materials so they can be familiar with the concepts. They should ask themselves what they know and do not know so they can ask questions during the lecture.

During the class, they should be actively listening and only take notes to clarify thing they do not understand. If needed, they should write down any question and ask the teacher to explain. Asking questions is the better way to learn as you are active learning instead of passive listening.

After class, students must review their note to study all information that they learned in class. Since this is the time where the “real learning” is taking place, students must spend at least two hours studying. They should compare what they know before the class and what they do not know but ask, and the teacher gave the answers during the discussion. They must make sure that they understand all materials well based on this activity. If they are still confused, they should write more questions to ask the teacher in the next class.

However, I do not recommend students to keep asking questions all the time. As college students, they should develop a habit of utilizing other resources such as textbooks, reference materials in the library, websites, Wikipedia and other sources to fill in any gaps that remain from the lecture. Only when they could not get the answer, then they should bring to class and ask the teacher. I often remind the students that if they do not know something well, it will stay with them for a long time until they get the answer.

A good study habit can be developed if students are serious about learning. Without a proper preparation to develop this habit, they will struggle then eventually fear of learning and a mind is a terrible thing to waste.