Thảo luận là học

Là thầy giáo, tất cả chúng ta đều đã ở trong tình huống khi học sinh ngồi trong lớp nhưng không chú ý tới bài giảng hay bận gửi tin nhắn trên điện thoại của họ. Một số thầy giáo bỏ qua điều đó vì họ tin việc học là trách nhiệm của học sinh; nếu học sinh không chú ý, họ không học và trượt. Tuy nhiên, là thầy giáo, chúng ta có muốn học sinh của chúng ta trượt hay không học không? Có những kĩ thuật mà chúng ta có thể giúp cho học sinh tham gia chủ động trong việc học của họ.

Để chắc học sinh chú ý tới bài giảng, tôi thường gọi đích danh các học sinh và hỏi các câu hỏi mà họ phải trả lời. Chẳng hạn: “Bill, em nghĩ gì về XYZ?” hay “Bob, thuật toán nào là tốt hơn để giải bài này?” Đôi khi thay vì gọi học sinh trả lời, tôi yêu cầu cả lớp viết câu trả lời của họ lên một mảnh giấy rồi chọn ba hay bốn câu trả lời và đọc chúng cho lớp để những người khác bình luận. Trong trường hợp đó, học sinh phải bảo vệ lập trường của họ về điều họ đã viết. Chẳng hạn, tôi nói: “Bill đã viết rằng robots có thể thông minh hơn con người? Em nào có ý kiến khác không?” Bằng việc làm cho cả lớp bận rộn, tôi không phải giải quyết với những học sinh cứ đều đều nhìn vào điện thoại thông minh.

Khi học sinh không chú ý, tâm trí của họ nhảy từ chuyện này sang chuyện khác, và họ không học vì họ đang tập trung vào thông tin khác. Quan điểm của tôi là giữ cho học sinh chú ý và học; chúng ta phải đưa họ tham gia vào theo cách làm cho họ khó chú ý tới bất kì cái gì khác. Tôi làm cho bài giảng thành ngắn, thường quãng mười lăm phút chỉ bao quát những khái niệm quan trọng rồi bắt đầu hỏi các câu hỏi và bắt đầu thảo luận trên lớp.

Để làm cho lớp sinh động, thầy giáo phải tạo ra bầu khí hậu cộng tác nơi học sinh cảm thấy thoải mái chia sẻ điều họ đã học. Tôi thích hỏi các câu hỏi hội tụ vào sự tò mò và truy tìm của họ và thay vì cái gì đó mà họ có thể có được câu trả lời từ sách giáo khoa. Tôi muốn họ nghĩ sâu hơn và xử lí thông tin một cách logic thay vì chỉ ghi nhớ cái gì đó. Chẳng hạn: “Tại sao các công ti đang chuyển cơ xưởng trở về Mĩ? Em có cho rằng khoán ngoài chế tạo đã hết rồi không?” “Em nghĩ Trung Quốc phải làm gì khi phần lớn các cơ xưởng của họ bị đóng cửa và tái định vị về Mĩ? Điều gì sẽ xảy ra cho hàng triệu công nhân đột nhiên bị mất việc làm?”

Ngày nay, học sinh rất chủ động. Nếu lớp thú vị, họ có thể tập trung vào các hoạt động đó và học. Tuy nhiên, khi lớp không có sự tham gia, học sinh sẽ tìm các thứ khác để làm cho tâm trí họ bận bịu. Là thầy giáo, chúng ta cần thách thức họ, làm cho họ nghĩ, làm cho họ học, và làm cho họ cảm thấy rằng lớp là thú vị. Chúng ta cần có tính sáng tạo trong cách chúng ta dạy; chúng ta cần hiểu họ đang quan tâm tới cái gì và đem một số thông tin liên quan tới lớp học, một số thông tin có thể không nhất thiết liên quan tới sách giáo khoa. Chẳng hạn, khi dạy trí tuệ nhân tạo, tôi bắt đầu với thông tin về những anh hùng của họ như Bill Gates hay Elon Musk để lôi kéo sự chú ý của họ rồi đặt mối quan hệ với tài liệu môn học muộn hơn. Chẳng hạn: “Các em có biết tại sao cả Bill Gates và Elon Musk đều coi trí tuệ nhân tạo có thể là mối đe doạ cho con người không? Người nào biết tại sao không?” Bằng việc bắt đầu thảo luận trước, tôi làm cho lớp háo hức và bắt đầu thảo luận trước bài giảng về chủ điểm chính về trí tuệ nhân tạo và nó là gì. Tôi cũng hỏi “Tại sao người sáng lập ra Google đã không tin vào trí tuệ nhân tạo? Tại sao họ nghĩ thông minh không là gì ngoài thuật toán phức tạp? Em nào nghĩ thông minh là thuật toán? Nó là vậy hay nó không là vậy?”

Trong nhiều năm, chúng ta làm mọi quyết định về việc học cho học sinh. Chúng ta quyết định học sinh sẽ học cái gì, nhịp học, các điều kiện, và liệu học sinh có học nó hay không, chúng ta kiểm tra họ và đánh giá họ. Tuy nhiên, với thảo luận trên lớp, chúng ta mời học sinh vào một cách tiếp cận học mới bằng việc cho học sinh quyền kiểm soát nào đó. Chúng ta để cho họ bắt đầu làm những quyết định nhỏ về chủ điểm nào họ muốn thảo luận, họ quan tâm tới cái gì, cái gì là quan trọng với họ, và hướng dẫn họ học khái niệm quan trọng rồi chúng ta có thể quan sát điều xảy ra cho việc học của họ.

 

—English version—

 

To discuss is to learn

As teachers, we all have been in the situation when students sit in class but do not pay attention to the lecture or busy texting in their smartphone. Some teachers ignore that as they believe learning is the students’ responsibility; if they do not pay attention, they do not learn and fail. However, as teachers, do we want our students to fail or not learning? There are techniques that we can help students actively involved in their learning.

To make sure students are paying attention to the lecture, I often call students by name and ask questions that they must answer. For example: “Bill, what do you think about XYZ?” or “Bob, which algorithm is better to solve this problem?” Sometimes instead of calling a student to answer, I ask the whole class to write their answers on a piece of paper then select three or four answers and read them to the class for others to comment. In that case, students have to defense their position on what they wrote. For example, I said: “Bill wrote that robots could be smarter than human? Does anyone have a different opinion?” By keeping the whole class busy, I do not have to deal with students regularly look at the smartphone.

When students do not pay attention, their mind jumps from one thing to another, and they do not learn as they are focusing on other information. My view is to keep students to pay attention and learn; we have to engage them in a way that makes it difficult for them to pay attention to anything else. I keep my lecture short, usually about fifteen minutes just to cover some important concepts then begin to ask questions and start a class discussion.

To make class discussion vibrant, the teachers have to create a climate of collaboration where students feel comfortable to share what they have learned. I like to ask questions that focus on their curiosity and inquiry instead of something that they can get answers from textbooks. I want them to think deeper and process information logically rather just than memorizing something. For example: “Why companies are moving the factories back to the U.S.? Do you think manufacturing outsourcing is gone?” “What do you think China must do when most of their factories closed and relocated back to the U.S.? What will happen to million of workers that suddenly lost their jobs?

Today, students are very active. If the class is interesting, they can concentrate on those activities and learn. However, when the class is not engaging, students will find other things to occupy their minds. As teachers, we need to challenge them, make them think, make them learn, and make them feel that the class is interesting. We need to be creative in the way we teach; we need to understand what they are interested in and bring some relevant information to the classroom, some may not necessary related to the textbook. For example, when teaching artificial intelligence, I begin with information about their heroes like Bill Gates or Elon Musk to get their attention then relate to course materials later. For example: “Do you know why both Bill Gates and Elon Musk considered artificial intelligence could be a threat to human? Does anyone know why?” By starting the discussion first, I get the class excite and begin to discuss before lecture on the main topic of artificial intelligence and what it is. I also ask “Why Google founders did not believe in artificial intelligence? Why do they think intelligence is nothing but a sophisticated algorithm? Does anyone think intelligence is an algorithm? Is it or is it not?”

For many years, we make all the decisions about learning for the students. We decide what students will learn, the pace, the conditions, and whether students have learned it or not, we test them and assess them. However, with class discussion, we invite students in a new learning approach by giving students some control. We let them start making small decisions on what topics they want to discuss, what they are interested in, what is important to them, and guide them to learn the important concept then we can watch what happens to their learning.