Môi trường lớp học tích cực

Không thành vấn đề bạn đã từng dạy bao nhiêu năm, hay bạn có bao nhiêu kinh nghiệm, là thầy giáo, bạn bao giờ cũng học cái gì đó mới trong lớp học và tương tác với học sinh. Không phải mọi lớp đều như nhau và học sinh bao giờ cũng cư xử khác. Chẳng hạn, vài năm trước, khó mà làm cho học sinh “không nói chuyện” trong lớp, nhưng bây giờ giữ họ “không dùng điện thoại di động” trong lớp đang trở thành vấn đề chính.

Phong cách dạy của bạn là sự phản xạ của niềm tin dạy học của bạn. Cách bạn quản lí lớp học là điều bạn đặt niềm tin của bạn vào thực hành. Nếu bạn tin học sinh có đó cho bạn truyền thụ tri thức, bạn sẽ đọc bài giảng nhiều hơn và dùng nhiều ví dụ. Nếu bạn tin rằng học sinh chịu trách nhiệm cho việc học của họ, bạn sẽ không đọc bài giảng nhiều mà ưa thích tương tác trong lớp nhiều hơn. Nhưng bất kể niềm tin của bạn là gì, bạn chịu trách nhiệm thiết lập môi trường “học tập tích cực” nơi học sinh được khuyến khích học thay vì cảm thấy tiêu cực về việc học để qua được bài kiểm tra. Có nhiều cách mà thầy giáo có thể làm điều này, không thành vấn đề khu vực tri thức chuyên gia của họ, chủ đề môn học, hay cấu trúc. Sau đây là một số kĩ thuật tôi thường dùng:

Tôi muốn cho học sinh việc kiểm soát nào đó về điều họ sẽ học bằng việc hỏi họ về những chủ đề nào đó và để cho họ nói cho tôi họ biết gì và liệu họ có muốn chia sẻ tri thức của họ cho lớp không. Chẳng hạn: “Em nghĩ gì về Internet mọi thứ? Tại sao nó tăng trưởng nhanh?” Hay “Toàn cầu hoá là gì? Ưu và nhược điểm là gì? Người nào muốn nói về chủ đề này không?”

Học sinh sẽ được động viên hơn nếu họ học cách đặt ra và đạt tới mục đích của họ. Tôi thích thách thức họ nhận diện mục đích của họ với môn học của tôi. Chẳng hạn: “Em muốn đạt tới cái gì bởi việc hoàn thành môn học này?” Tất nhiên, tất cả các em đều muốn được điểm “A”, nhưng làm sao các em đạt tới điều đó? Các em nghĩ hoạt động nào có thể đưa các em đạt tới điểm xuất sắc? Chúng ta hãy thăm dò các mục đích nhỏ hơn mà sẽ đóng góp cho việc thành đạt của các em. Người nào có thể nói cho thầy?

Lớp học bao giờ cũng là “công việc đang tiếp diễn” và học sinh cần phát triển cách nghĩ trưởng thành. Tôi ưa thích học sinh có “tự suy nghĩ” về việc học của họ bằng việc yêu cầu họ viết ra suy nghĩ cá nhân cứ mỗi hai tuần một về điều họ đã học, cách họ học, họ đã dùng điểm mạnh nào, cách họ có thể dùng những điểm mạnh đó trong môn học tiếp? Hay họ đã học được cái gì về bản thân họ. Điều này sẽ làm cho họ nghĩ sâu hơn về việc học và động cơ của họ.

Nhiều học sinh sợ học và sợ bài kiểm tra vì kinh nghiệm xấu ở trường. Tôi muốn thay đổi điều đó bằng việc ca ngợi họ về điều họ đã học được mỗi ngày. Bằng việc có kinh nghiệm tích cực, học sinh cảm thấy rằng họ đã hoàn thành cái gì đó và điều đó sẽ giúp tranh đấu với xu hướng tiêu cực trong thái độ của họ, cũng như làm tăng xúc cảm tích cực về việc học. Đến hết lớp, đôi khi tôi cám ơn họ vì tạo ra bầu không khí học tập tích cực. Chẳng hạn: “Thầy mừng là chúng ta đã kết thúc chủ điểm “hướng đối tượng” hôm nay, chúng ta có thảo luận sôi nổi, nhiều người trong các em tham gia tích cực, điều đó chứng minh cho thầy rằng các em đang đưa nỗ lực vào học tập. Đây không phải là chủ điểm dễ học, nhưng thầy nghĩ tất cả các em đều học tốt. Thầy chắc rằng các em sẽ học tốt hơn trong chủ điểm tiếp.”

Tôi không nghĩ lớp học phải là “hàn lâm thuần tuý” nhưng có thể được mở rộng ra thành “tình huống đời thực.” Chẳng hạn: “Định nghĩa về thành công là gì? Người nào có thể giải thích cho thầy cách nhìn của em về thành công nghĩa là gì?” hay “Thành công có tương đương với việc làm ra tiền không?” “Nếu Albert Einstein, Mahatma Gandhi, và Bill Gates toàn những người thành công trong lĩnh vực của họ, vậy định nghĩa về thành công là gì?” Họ có gì chung và điểm mạnh của họ là gì? Các em nghĩ điểm mạnh của các em là gì? Các em phát triển điểm mạnh của các em như thế nào?

Việc học trên lớp phải KHÔNG là cái gì đó căng thẳng, đầy lo âu mà phải là môi trường học tích cực. Thầy giáo KHÔNG nên là ai đó đe doạ họ bằng điểm số, đỗ hay trượt mà phải là ai đó hướng dẫn họ trong cuộc hành trình giáo dục của họ. Là thầy giáo, chúng ta cần các chiến lược tâm lí mà có thể đem lại ích lợi cho việc học.  Có nhiều điều thu được bằng làm việc hướng tới sự phát triển môi trường học tập tích cực trong mọi lớp.

 

—English version—

 

A Positive Classroom environment

No matter how many years you have been teaching, or how much experience that you have, as a teacher, you always learn something new during classroom and student interaction. Not all class are the same and students will always behave differently. For example, a few years ago, it is difficult to make students “not talking” in class, but now keeping them from “not using mobile phone” in class is becoming a major issue.

Your teaching style is a reflection of your teaching beliefs. How you manage classroom is what you put your beliefs into practice. If you believe students are there for you to transfer the knowledge, you will lecture more and using a lot of examples. If you believe that students are responsible for their learning, you will not lecture much but prefer more class interaction. But regardless what is your belief, you are responsible for establishing a “positive learning” environment where students are encouraged to learn instead of feeling negative about learning to pass tests. There are many ways that the teachers could do this, no matter their area of expertise, course subject, or structure. Following are some techniques that I used:

I like to give students some control over what they will learn by asking them certain topics and let them tell me what they know and whether they want to share their knowledge with the class. For example: “What do you think about the Internet of Things? Why it is growing fast? Or “What is globalization?” What are the advantages and disadvantages? Does anyone want to talk about this subject?

Students will be more motivated if they learn how to set and attain their goals. I like to challenge them to identify their goal for my course. For example: “What do you like to achieve by completing this course?” Of course, you all want to get an “A” grade, but how do you achieve that? What activities do you think could lead you to get an excellent grade? Let us explore the smaller goals that will contributes to your achievement. Can anyone tell me?

A classroom is always a “work in progress, ” and students need to develop a growth mindset. I prefer students to have a “self-reflections” on their learning by asking them to write a personal reflection every two weeks on what they have learned, how they learn, what strengths they used, how could they use these strengths in the next t course? Or what they learned about themselves. This will make them thinking more deeply about their learning and motivation.

Many students are afraid of study and fear of tests because of bad experience in school. I would like to change that by praise them on what they have learned each day. By having a positive experience, students feel that they have accomplish something and it will help to combat the negativity bias in their attitude, as well as to increase positive emotions about learning. At the end of the class, sometimes I thank them for making a positive learning atmosphere. For example: “I am glad that we finish the “object oriented” topic today, we have great discussion, many of you are participating well, it proves to me that you are putting your efforts in learning. This is not an easy topic to learn, but I think you all doing well. I am sure that you will do better in the next topic.”

I do not think classroom have to be “Pure academic” but can be broaden into “real life situation.” For example: “What is the definition of success? Can someone explain to me what your view of success means?” or “Does success equals with making money?” “If Albert Einstein, Mahatma Gandhi, and Bill Gates who are all successful in their fields, then what is the definition of success?” What do they have in common and what are their strength? What do you think is your strength? How do you develop your strength?

Classroom learning should NOT be something stressful, full of anxiety but should be a positive learning environment. The teachers should NOT be someone who threaten them with grades, pass or fail but should be someone who guide them in their educational journey. As teachers, we need a psychology strategies that can bring benefits to the learning.  There is many thing to gain by working towards develop a Positive learning environment in all classes.