Học hiệu quả

Một thầy giáo viết cho tôi: “Tôi đã đọc blog của thầy về phương pháp học chủ động. Với thầy có thể dễ yêu cầu học sinh đọc TRƯỚC KHI lên lớp, nhưng điều đó không có tác dụng ở đây. Học sinh của tôi thường tới lớp để nghe đọc bài giảng, và họ không muốn thay đổi.”

 

Đáp: Tất nhiên, thói quen là khó đổi, đặc biệt học sinh đã từng nghe bài giảng từ khi họ ở trường tiểu học. Lí do học sinh không muốn thay đổi vì họ không biết tính hiệu quả của kiểu học này. Hiện thời, học sinh hội tụ phần lớn nỗ lực của vào việc học tài liệu SAU giờ lên lớp và nếu họ không hiểu tài liệu, hoặc họ hỏi bạn bè hoặc bỏ qua nó. Điều đó có nghĩa là họ bỏ lỡ cơ hội học và việc học của họ có thể không hiệu quả như họ đáng lẽ có thể làm được.

Khi học sinh tới lớp, họ nghe bài giảng và cố ghi chép. Tất nhiên, họ không thể viết nhanh hơn bài giảng của thầy, cho nên họ bỏ mất nhiều thông tin. Bằng việc tập trung vào ghi chép, họ không thể nghe chăm chú hay xử lí thông tin đúng được, cho nên họ không học, mà chỉ “ghi” thông tin từ bài giảng. Sau giờ trên lớp, điều họ có là bản ghi đầy các kiểu thông tin mới, các phát biểu phân mảnh, các đoạn không đầy đủ, và các khái niệm không áp dụng được. Khi học từ ghi chép này, họ sẽ lẫn lộn và không thể hiểu được mục tiêu của bài giảng vì mọi điều họ có là danh sách không đầy đủ của nhiều thứ. Với ghi chép kém, họ phải kiểm lại sách giáo khoa điều yêu cầu nhiều thời gian hơn, nhiều nỗ lực hơn, và họ vẫn có thể không hiểu hoàn toàn tài liệu, và rốt cục, họ có thể bỏ qua nó. Đến cuối, điều họ học là khái niệm mảnh mẩu tổ hợp lại với nhiều việc mất thông tin điều dẫn tới lo âu và sợ kiểm tra và thậm chí sợ học.

Để học hiệu quả, học sinh phải hiểu quá trình học. Bằng việc đọc tài liệu TRƯỚC KHI lên lớp, họ học khái niệm cơ bản và sẵn sàng cho bài giảng. Nếu họ không hiểu cái gì đó, họ có thể hỏi thầy giáo trên lớp, bằng việc họ nhận câu trả lời, họ học nhiều hơn về khái niệm này. Vì họ đã biết điều cơ bản, họ không phải ghi chép nhiều mà dành thời gian để chăm chú lắng nghe bài giảng và xử lí tài liệu để hiểu nó ở mức sâu hơn. Họ chỉ viết ra ghi chép thông tin quan trọng hay khái niệm then chốt để cho họ có thể ôn lại về sau. Bằng việc tham gia vào thảo luận trên lớp và hỏi nhiều câu hỏi hơn, họ tiếp tục phân tích và tổng hợp tài liệu bài giảng thành “tri thức hiểu sâu” và học ở mức sâu hơn nơi họ thực sự hiểu tài liệu. Sau giờ trên lớp, họ chỉ dành chút nỗ lực để ôn lại tài liệu và sẵn sàng cho bài kiểm tra. Khi họ học tốt, họ không sợ kiểm tra hay trượt, và việc học trở thành thói quen tốt mà có thể kéo dài cả đời.

Tôi tin bằng việc dành chút nỗ lực để đọc tài liệu TRƯỚC KHI lên lớp có thể tiết kiệm nhiều giờ học không hiệu quả về sau. Để khuyến khích học sinh tuân theo phương pháp học chủ động, tôi bao giờ cũng giải thích ích lợi của cách tiếp cận này cho mọi học sinh. Lúc ban đầu, một số người thích nó và một số người không thích, nhưng qua thời gian đáp ứng từ học sinh của tôi, những người theo cách tiếp cận này đã rất tích cực. Phần lớn trong họ đều học tốt, không chỉ trong lớp tôi, mà còn trong mọi lớp khác.

 

—English version—

 

Effective Learning

A teacher wrote to me: “I have read your blog about the active learning method. It may be easy for you to require students to read BEFORE coming to class, but it does not work here. My students are used to come to class to listen to a lecture, and they do not want to change.”

 

Answer: Of course, habit is difficult to change, especially students have been listening to lectures since they were in elementary school. The reason students do not want to change because they do not know the effectiveness of this type of learning. Currently, students focus most of their effort to learning the material AFTER class, and if they do not understand the materials, either they ask their friends or ignore it. That means they miss an opportunity to learn and their studying may not be effective as they could.

When students go to class, they listen to the lecture and try to take notes. Of course, they cannot write faster than the teacher’s lecture, so they miss many information. By focus on taking note, they cannot listen attentively or process these information correctly, so they do not learn, but only “Record” information from the lecture. After class, what they have is a note filled with all types of new information, fragmented statements, incomplete paragraphs, and inapplicable concepts. When study this note, they will confuse and could not understand the objectives of the lecture because all they have is an incomplete list of many things. With bad note, they have to recheck the textbooks which requires more time, more efforts, and they still may not fully understand the materials, and eventually, they may ignore it. In the end, what they learn is a combination fragmented concept with a lot of missing information which led to anxiety and the fear of tests and even fear of learning.

To learn effectively, students must understand the process of learning. By reading the materials BEFORE class, they learn the basic concept and ready for the lecture. If they do not understand something, they can ask the teacher during the class, by asking and getting the answer, they learn more about the concept. Since they already know the basic, they do not have to take a lot of note but spend time to attentively listening to the lecture and process the materials to understand it at a deeper level. They only write on the note important information or key concept so they can review later. By participate in class discussion and asking more questions, they continue to analyzing and synthesizing the lecture materials into an “Insight knowledge” and learn at deeper level where they truly understand the materials. After class, they only spend a little effort to review the materials and ready for the tests. When they are doing well, they are not afraid of test or failure, and learning become a good habit that may last a lifetime.

I believe by spending a little effort to read the material BEFORE coming to class can save many hours of ineffective study later. To encourage students to follow this active learning method, I always explain the benefit of this approach to all students. In the beginning, some like it and some do not, but over time the response from my students who follow this approach has been very positive. Most of them were doing well, not just in my classes, but in all other classes.