Một số thầy giáo làm cho học sinh học bằng việc cho nhiều bài kiểm tra trong lớp, nhưng phương pháp này có kết quả giới hạn. Học sinh có thể ghi nhớ tài liệu để qua được bài kiểm tra, nhưng họ sẽ quên phần lớn nó sau bài kiểm tra. Để dạy một cách hiệu quả, thầy giáo cần hội tụ vào tò mò của học sinh và động viên để làm cho họ muốn học và trở thành người học cả đời.
Hai mươi nhăm năm trước, khi tôi bắt đầu dạy, tôi thường giải thích chương trình đào tạo vào ngày đầu tiên của lớp. Tôi nói về từng chủ đề, điều học sinh sẽ học, cũng như ngày tháng của mỗi bài kiểm tra để cho họ có thể chuẩn bị. Tôi đã làm điều đó khi tôi là học sinh, phần lớn các thầy giáo của tôi cũng đã làm điều đó. Ngày nay tôi không nói về chương trình đào tạo thêm nữa. Nó được đăng trên website của lớp, và bản thân học sinh có thể đọc nó. Tôi bắt đầu ngày đầu tiên của lớp bằng việc mời học sinh vào “cuộc hành trình giáo dục” nơi họ sẽ học nhiều thứ. Vì mọi cuộc hành trình đều có mục đích, tôi yêu cầu học sinh xác định mục đích của họ về điều họ muốn học. Chẳng hạn, trong môn “Nhập môn lập trình Java,” tôi muốn học sinh nói cho tôi mục đích của họ sẽ là gì khi họ hoàn thành lớp này? Bằng việc để cho học sinh thảo luận mục đích và mong đợi của họ, tôi có thể điều chỉnh tài liệu để đáp ứng cho nhu cầu của họ. Chẳng hạn, tôi có thể hỏi: “Mục đích của em có phải là có khả năng viết 1000 dòng mã trong Java không? Hay để xây dựng ứng dụng di động lí thú?” Tất nhiên, phần lớn học sinh không chú ý liệu họ có thể viết nhiều dòng mã không, nhưng họ sẽ hứng thú về phát triển app di động, và họ được động viên để học nhiều hơn.
Điều tôi muốn là kết nối tài liệu môn học với mối quan tâm của học sinh và làm cho công việc của họ liên quan hơn. Tôi hỏi các câu hỏi, nêu ra các điểm thành vấn đề với họ. Khi học sinh muốn viết một app cho điện thoại di động, tôi hỏi: “Các em cần kĩ năng nào để làm điều đó, bên cạnh lập trình? Học sinh sẽ nói về các nền khác nhau như IOS và Android. Tôi bảo họ: “Được, hôm nay chúng ta sẽ học về IOS, rồi tuần tới chúng ta sẽ học về Android.” Đây là cách tôi bắt đầu lớp mỗi tuần bằng việc để học sinh chọn điều họ muốn học. Bằng việc hỏi câu hỏi đúng, thầy giáo vẫn có thể dẫn dắt họ đi theo chương trình đào tạo môn học. Đôi khi học sinh sẽ nhận diện chủ đề họ chăm nom tới, và tôi sẽ dùng các câu hỏi của họ như phương tiện học nội dung. Chẳng hạn, khi học sinh quan tâm tới an ninh di động trên điện thoại thông minh, tôi sẽ nói: “Được, chúng ta hãy thảo luận về chủ đề an ninh di động hôm nay. Ai muốn bắt đầu thảo luận?” Khi học sinh quan tâm tới điều họ đang học, họ sẽ chú ý hơn tới môn học. Họ sẽ nghĩ về nó, đọc về nó, và học về nó, ở mức sâu hơn. Họ càng biết nhiều về môn học, họ càng được động viên để học nhiều hơn.
Để làm cho học sinh quan tâm tới việc học nhiều hơn, mỗi tháng tôi lại mời một diễn giả công nghiệp tới lớp của tôi để chia sẻ kinh nghiệm của họ. Học sinh thích nghe về “các tình huống thực.” Nhưng họ không chỉ nghe, sau bài nói chuyện, họ phải phân tích “tình huống” này và viết báo cáo về nó. Chẳng hạn, khi một diễn giả nói về công ti của người đó thuê người, học sinh phải viết một bài báo về họ cần có kĩ năng nào để qua được buổi phỏng vấn và có được việc làm. Khi một diễn giả nói về thăng tiến nghề nghiệp, học sinh phải viết ra về mọi kĩ năng họ cần để đi lên trong công ti. Bằng việc trộn lẫn tài liệu hàn lâm và việc học trong tình huống thực, học sinh sẽ có cái nhìn tốt hơn về nghề nghiệp của họ và điều họ có thể làm trong tương lai.
Tôi thích thách thức học sinh đi ra ngoài tài liệu hàn lâm để cho học sinh có thể phát triển việc học cả đời. Học sinh muốn qua được bài kiểm tra hay được điểm tốt, thường không đi xa hơn trên cuộc hành trình giáo dục của họ. Họ sợ phạm sai lầm trong bài kiểm tra vì họ coi đó là thất bại, KHÔNG phải là phần quan trọng của việc học. Tôi tin học sinh phải học từ thất bại của họ và chừng nào họ còn có thể vượt qua được thất bại, họ sẽ đủ vững chắc để vượt qua các chướng ngại khác trong đời họ. Khi học sinh không học tốt, tôi bao giờ cũng thách thức họ bằng việc hỏi “Em đã cố gắng hết sức chưa?” hay “Đó có phải là nỗ lực cao nhất của em không? Em có muốn làm nó lần nữa không? Tôi tin vào việc cho họ cơ hội thứ hai. Nếu họ làm không được bài kiểm tra, họ phải làm lại nó cho tới khi họ học được từ sai lầm của họ. Nhiều giáo sư không thích cách tiếp cận “cơ hội thứ hai” này vì họ tin vào “Đỗ hay Trượt” và không có ngoại lệ. Nhưng bằng việc làm điều đó, học sinh có thể không bao giờ học từ sai lầm của họ và sẽ sợ học.
Câu hỏi của tôi là, chúng ta có muốn học sinh học cái gì đó không; cho dù họ có thể phải học từ sai lầm, hay chỉ muốn họ đỗ hay trượt? Học sinh hàn lâm thành công có thể không thành công trong cuộc sống, nhưng học sinh học từ sai lầm, cho dù họ có thể trượt nhiều lần, nhưng vẫn giữ việc học từ sai lầm của họ, sẽ có cơ hội tốt hơn để thành công trong cuộc sống. Đôi khi tôi thách thức cả lớp khi cho một phân công khó: “Để thầy xem các em nỗ lực hết sức thế nào, đừng lo nghĩ về điểm số, đừng lo nghĩ về bài kiểm tra này. Thầy chỉ muốn xem các em có thể làm được gì.” Tôi muốn mọi học sinh của tôi KHÔNG sợ thất bại, KHÔNG lo nghĩ về điểm, nhưng học từ kinh nghiệm của họ. Nếu họ thất bại, thì họ phải quay lại, và học có tính đàn hồi và bền bỉ để cho họ có thể vượt qua các chướng ngại khác về sau trong đời họ. Họ phải coi các khó khăn hàn lâm chỉ như chướng ngại cần vượt qua, không phải là cái gì đó làm họ thất bại trong cuộc sống. Tôi muốn học sinh nghĩ sâu hơn về công việc của họ bằng việc hỏi họ: “Tại sao thuật toán này là tốt hơn thuật toán khác? Làm sao X có quan hệ với Y? Khái niệm then chốt của chương này là gì? Làm sao tài liệu này kết nối điều các em đã học trước đây? Nếu học sinh có thể làm ra những kết nối này, việc học của họ sẽ đưa họ đi xa hơn trên cuộc hành trình giáo dục và phát triển cảnh quan dài hạn.
Tại CMU, học sinh thường nói với người khác rằng lớp của tôi là khó. Một số học sinh muốn tránh lớp của tôi, ưa thích các giáo sư khác. Nhưng tôi tin nếu lớp là dễ, học sinh sẽ không có động cơ nhiều để học. Quá dễ cũng có nghĩa là giá trị của lớp là thấp, học sinh sẽ coi nó là KHÔNG quan trọng và không học mấy. Để phát triển việc học cả đời, thầy giáo phải thách thức học sinh bằng việc hỏi nhiều câu hỏi hơn làm cho họ nghĩ và động viên họ bắt đầu cuộc hành trình giáo dục.
—English version—
Effective Teaching
Some teachers make student learn by having more tests in class, but this method has limited results. Students can memorize materials to pass tests, but they will forget most of it after the tests. To teach effectively, teachers need to focus on students’ curiosity and motivation to make them want to learn and become lifelong learners.
Twenty-five years ago, when I began teaching, I often explained the curriculum on the first day of class. I talked about each topic, what students will learn, as well as the date of each test so they can prepare. I did that because when I was a student, most of my teachers also did that. Today I do not talk about the curriculum anymore. It is posted on the class website, and students can read it themselves. I start the first day of class by invite student on an “education journey” where they will learn many things. Since every journey has a goal, I ask students to define their goal on what they want to learn. For example, in the “Introduction to Java Programming,” I want the students to tell me what would be their goal when they complete the class?” By letting students to discuss their goals and expectations, I can adjust the materials to meet their needs. For example, I may ask: “Would your goal be to be able to write 1000 lines of code in Java? Or to build an exciting mobile application? Of course, most students do not pay attention to whether they can write many lines of code, but they would be excited about develop a mobile app, and they are motivated to learn more.
What I want is connect my course materials to students’ interests and make their work more relevant. I ask questions, raise issues that matter to them. When students want to write an App for mobile phones, I ask: “What would be the skills you need to do that, besides programming? Students will talk about different platforms such as IOS and Android. I tell them: “OK, today we will learn about IOS, then next week we will learn about Android.” This is how I start the class each week by letting students chose what they want to learn. By asking the right question, a teacher still can lead them to follow the course curriculum. Sometimes students would identify topics they care about, and I would use their questions as a means of learning content. For example, when students are concerned about mobile security on their smartphone, I would say: “OK, let us discuss the mobile security topics today. Who want to start the discussion?” When students are interested in what they are learning, they will pay more attention to the subject. They will think about it, read about it, and learn about it, at deeper level. The more they know about the subject, the more they are motivated to learn more.
To make students interest in learning more, each month I invite an industry speakers to my class to share their experience. Students love to hear about “real situations.” But they do not just listen, after the talk, they must analyze the “situation” and write a report about it. For example, when a speaker talk about how his company hire people, student must write a paper on what skills they need to pass an interview and get a job. When a speaker talk about career advancing, students must write about all the skills they need to move up in a company. By mixing academic materials and real situation learning, students will have a better view about their career and what they could do in their future.
I like to challenge the students to go beyond the academic materials so students can develop a lifelong learning. Students who only want to pass tests or get good grades, often do not go further on their educational journey. They are afraid of making mistakes in tests as they see that as failures, NOT an important part of learning. I believe students must learn from their failure and as long as they can overcome their failure, they will be strong enough to overcome other obstacles in their lives. When a student did not do well, I always challenge them by asking “Did you try your best?” or “Is it your best effort? Would you like to do it again? I believe in giving them a second chance. If they fail the test, they must do it again until they learn from their mistake. Many professors do not like this “second chance” approach because they believe in “Pass or Fail” and no exception. But by doing at, their students may never learn from their mistakes and will afraid of learning.
My question is, do we want students to learn something; even they may have to learn from mistakes, or just want them to pass or fail? A successful academic student may not succeed in life, but a student who learn from mistakes, even they may fail many times, but keep on learning from their mistakes, will have better chance to succeed in life. Sometimes I challenge the whole class when giving a difficult assignment: “Let me see you best efforts, do not worry about the grade, do not worry about this test. I only want to see what can you do.” I want all my students NOT afraid of failure, NOT worry about grade, but learn from their experience. If they fail, then they should get back, and learn to be resilience and persistent so they could overcome other obstacles later in their lives. They should view academic difficulties just as an obstacles to overcome, not something that fail them in their lives. I want students to think deeper about their work by asking them: “Why this algorithm is better than other? How is X related to Y? What is the key concept of this chapter? How does this material connect to what you learned before? If students can make these connections, their learning will take them further on their education journey and develop a long-term perspective.
At CMU, students often tell others that my classes are difficult. Some students would avoid taking my class, prefer other professors. But I believe if the class is easy, student will not motivate much to learn. Too easy also means the value of the class is low, students would consider it is NOT important and not learning much. To develop the Lifelong learning, teachers must challenge the students by asking more questions that make them think and motivates them to start the education journey.