Thời tiết ở Bắc Kinh là nóng trong tháng sáu, ô nhiễm đang tồi tệ nhất và gấn như mọi người đều đeo khẩu trang để ngăn cản chất gây ô nhiễm khi thở. Mặc dầu tôi thích đi bộ sau lớp học như tôi vẫn đi ở Carnegie Mellon nhưng trong thời tiết này, tôi phải tìm một nhà hàng có điều hoà nhiệt độ để thảo luận về giáo dục với vài giáo sư ở đây.
Một giáo sư bắt đầu: “Chúng tôi đã mất những người tốt nghiệp giỏi nhất cho các việc làm hải ngoại trả lương tốt hơn, nhưng bây giờ chúng tôi đang mất những giáo sư giỏi, những người dạy họ nữa. Khi thiếu hụt công nhân công nghệ có kĩ năng tiếp tục, nhiều giáo sư hàng đầu bỏ việc làm dạy học của họ để làm việc trong công nghiệp công nghệ nơi họ có thể làm được nhiều tiền hơn. Một số người thậm chí còn bỏ nước và tìm việc dạy học ở hải ngoại trả nhiều tiền hơn.”
Giáo sư khác nói thêm: “Các đại học hàng đầu thường nhận được nhiều hỗ trợ của chính phủ cho nên họ có thể trả tiền cao cho các giáo sư của họ nhưng các đại học ở vùng sâu vùng xa không thể trả đủ tiền cho các giáo sư để kiếm sống. Phần lớn đều phải kiếm tiền thêm từ dịch vụ dạy kèm nhưng với nền kinh tế thay đổi nhanh chóng, nhiều người không có khả năng sống sót. Vì các giáo sư ở các thành phố lớn có thể làm được gấp ba gấp bốn lần lương của các giáo sư ở vùng sâu xa, khi có vị trí trống, các giáo sư ở vùng sâu xa sẽ chuyển tới các thành phố lớn và bỏ trường của họ còn ít giáo sư hơn. Kết quả là tai hại khi nhiều sinh viên ở vùng sâu xa không nhận được giáo dục đúng. Họ vẫn tốt nghiệp nhưng không có kĩ năng và không thể kiếm được việc làm. Thách thức lớn nhất với hệ thống giáo dục của chúng tôi là làm sao cải tiến chất lượng ở vùng sâu xa và chấm dứt việc thất nghiệp cao trong những sinh viên từ các trường này.”
Một giáo sư giải thích: “Trong vài năm qua, hàng trăm giáo sư đã bỏ việc làm của họ, và nhịp độ này đang tăng tốc. Năm mươi năm trước, là giáo sư là việc làm có danh tiếng nhưng bây giờ nó không còn được kính trọng vì có tiền là quan trọng hơn. Nếu thầy nhìn quanh, thầy có thể thấy nhiều sinh viên đi học bằng xe hơi nhưng các giáo sư đi làm bằng xe đạp hay xe bus. Khi xã hội thay đổi, nhiều người đang giầu lên và chi phí sống đang tăng lên, nhưng lương dạy học vẫn còn như cũ. Đó là lí do tại sao hàng trăm giáo sư người đang dạy ở các đại học hàng đầu đã bỏ việc làm của họ. Một số người nhận việc làm trả lương tốt hơn trong công nghiệp ở đây trong khi số khác đã tìm được vị trí giảng dạy ở đại học nước ngoài. Việc “chảy não” các thầy giáo sẽ tạo ra vấn đề lớn vì nó hạ thấp chất lượng dạy điều gây ra việc hạ thấp kĩ năng của người tốt nghiệp của chúng tôi. Không có kĩ năng hiện thời, phần lớn không thể tìm được việc làm và thất nghiệp trong sinh viên đại học đạt tới vài triệu người một năm. Vài năm trước, sinh viên học ở nước ngoài thường trở về nhà để dạy. Bây giờ, những người rời khỏi nước để theo đuổi giáo dục tốt hơn hay bằng cấp chuyên sâu hiếm khi quay lại. Chúng tôi sẽ phải chịu hậu quả xấu cho nhiều thế hệ.”
Tôi hỏi: “Nhưng mọi tin tức đều nói rằng giáo dục của các thầy đang cải tiến nhanh và một số trường đã đạt tới mức hàng đầu …” Một giáo sư cười: “Vâng, chúng tôi đang cải tiến ở vài đại học hàng đầu nơi chính phủ đổ nhiều tiền vào hỗ trợ cho họ. Nhưng chúng tôi cũng có nhiều nghìn đại học và nhiều triệu học sinh, và những trường đó là không tốt được như vậy nếu không nói là tồi nhất. Ngày nay phần lớn các giáo sư nói họ không thể dạy được với đồng lương còm cõi mà chính phủ cấp cho. Họ phát chán về việc bỏ bê mà ảnh hưởng tới hệ thống giáo dục của chúng tôi cho nên họ ra đi kiếm việc làm tốt hơn ở đâu đó khác và bỏ việc dạy cho các giáo sư còn lại, những người phải xử trí với mọi vấn đề.”
Một giáo sư kết luận: “Mọi người đều đồng ý rằng giáo dục là quan trọng nhưng không ai làm gì về điều đó. Nhiều giáo sư thoái chí và sinh viên thất vọng vì họ thấy số người tốt nghiệp bị thất nghiệp cứ tăng mãi. Các đại học là chỗ để đào tạo những người lãnh đạo tương lai, những nhà quản lí tương lai, kĩ sư tương lai, nhà doanh nghiệp tương lai nhưng họ có ít giáo sư có chất lượng hơn. Làm sao chúng tôi khuyến khích được thế hệ tương lai trở thành nhà giáo dục để xây dựng đất nước chúng tôi? Ngày nay nền kinh tế của chúng tôi đang tăng trưởng nhanh do đầu tư nước ngoài cho nên nhiều người có ảo tưởng rằng chúng tôi đang tăng trưởng mạnh. Sự kiện là không có sức mạnh riêng của chúng tôi từ người riêng của chúng tôi, chúng tôi vẫn là nước đang phát triển.”
—English version—
Another “Brain drain” issue
The weather in Beijing is hot in June, the pollution is getting worst and almost every people is wearing face mask to prevent breathing pollutants. Although I like to walk after class like when I was at Carnegie Mellon but in this weather, I have to find an air-conditioned restaurant to discuss about education with several professors here.
A professor starts: “We have lost our best graduates to better-paying jobs oversea, but now we are losing the best professors who taught them too. As the shortage of skilled technology workers continues, many top professors left their teaching jobs to work in technology industry where they can make more money. Some even left the country and found teaching job oversea that pay more.”
Another professor adds: “Top universities often receive a lot of government supports so they can pay their professors well but universities in rural areas cannot pay their professors enough for them to make a living. Most have to earn extra money from tutorial services but with the fast changing economy, many are unable to survive. Since professors in big cities can make three or four times the salary of professors in a rural areas, when there are vacant positions, professors from rural areas will move to big cities and left their schools with fewer professors. The result is devastating as many students in rural areas do not receive proper education. They do graduate but have no skills and could not find jobs. The biggest challenge for our education system is how to improve quality in rural schools and stop the high unemployment among students from these schools.”
A professor explains: “In the past few years, hundreds of professors have left their jobs, and the pace is accelerating. Fifty years ago, being a professor is a prestigious job but now it is no longer being respected as having money is more important. If you look around, you can see many students go to school in their car but professors go to work by bicycle or by bus. As society changes, many people are getting richer and cost of living is increasing but teaching salary is still remain the same. That is why hundreds of professors who taught at top universities have quit their job. Some taking better-paying jobs in the industry here while others have found teaching positions at universities abroad. The “Brain drain” of teachers will create big problem as it lowers the quality of teaching which resulting in lower the skills of our graduates. Without current skills, most could not find jobs and unemployment among college students is reaching several million a year. Few years ago, students who studied abroad often returned home to teach. Now, those who leave the country to pursue better education or advanced degrees rarely come back. We will suffer this bad consequence for many generations.”
I ask: “But all the news state that your education is improving fast and some schools have achieved top level …” A professor laughed: “Yes, we are improving in few top universities where government put a lot of money in to support them. But we also have several thousand universities and many million students, and those schools are not so good if not getting worst. Today most professors say they cannot make it on the small salaries the government offers. They are tired of the neglect that affects our education system so they leave for better jobs elsewhere and left the teaching to remaining professors who have to deal with all the issues.”
A professor concluded: “Everybody agree that education is important but no one would do anything about it. Many professors are demoralized and students are frustrated as they see the number of unemployed graduates keep increasing. Universities are place to train future leaders, future managers, future engineers, future entrepreneurs but they have fewer qualified professors. How can we encourage future generation to become educators to build our country? Today our economy is growing fast due to foreign investment so many have an illusion that we are growing strong. The fact is without our own strengths from our own people, we are still a developing country.”