Một giáo sư phàn nàn: “Học sinh của tôi không thích đọc. Họ ưa thích lướt Internet, tin nhắn, Facebook, và trò chơi video. Khi tôi còn trẻ, tôi đọc đủ mọi kiểu sách, từ sách lịch sử tới sách khoa học, từ tiểu thuyết lãng mạn tới viễn tưởng khoa học. Nhưng ngày nay học sinh không thích điều đã có trong quá khứ; tôi không biết làm sao làm cho họ đọc.”
Tôi bảo ông ấy: “Tất nhiên, các thứ điện tử này làm sao lãng họ, nhưng nếu thầy muốn học sinh của thầy đọc, làm cho họ khó KHÔNG đọc. Nếu thầy yêu cầu họ đọc 200 trang sách kĩ thuật, họ sẽ không bao giờ hoàn thành nó. Điều quan trọng là phân công tài liệu thích hợp để làm cho họ đọc. Với sinh viên năm thứ nhất, tôi thường bắt đầu với tin tức công nghệ để làm cho họ háo hức về điều xảy ra trong công nghiệp. Tôi bao giờ cũng cố tìm tài liệu thích hợp cho điều sinh viên cần biết. Tôi bắt đầu với cái gì đó dễ dàng, rõ ràng và ngắn để cho họ phát triển thói quen đọc. Vì tôi viết blog, tôi cho họ đọc blog của tôi và blog của những người khác hay những bài báo ngắn tương tự với điều họ thường thấy trên Facebook và các website phổ cập. Nhưng tôi yêu cầu họ trả lời vài câu hỏi mà tôi đã đăng trong tài liệu đọc. Phần lớn các câu hỏi đều là về “tại sao” và “thế nào” để làm cho họ nghĩ khi đọc. Có câu trả lời viết cho câu hỏi của tôi giúp cho tôi biết liệu họ có đọc tài liệu được phân công hay không. Câu trả lời không cần phải dài, chỉ quãng một hay hai trang giấy cho từng phân công bài đọc. Một số câu trả lời có thể được dùng làm chủ điểm cho thảo luận trên lớp khi tôi yêu cầu họ đọc câu trả lời của họ cho lớp và để cho người khác bình luận về chúng. Bằng việc lắng nghe thảo luận của họ, tôi biết liệu họ hiểu tài liệu hay không và tôi cần làm gì trong lớp.
Ông ấy không đồng ý: “Thầy đang dạy lớp máy tính, lớp nhỏ nhưng tôi dạy lớp lớn hơn nhiều, trên 120 sinh viên và không thể làm được điều đó cho lớp lớn.”
Tôi giải thích: “Nếu thầy không thể đọc được 120 bài tập về nhà thì chỉ đọc mẫu nhỏ hơn, có thể hai mươi tới ba mươi để đánh giá việc hiểu của học sinh. Bằng việc đi lướt qua một cách ngẫu nhiên, thầy có thể vẫn tìm ra người nào đó viết bài báo không tốt lắm và nêu ra vấn đề này trong lớp. Nó sẽ gửi một thông điệp rằng thầy mong đợi nhiệm vụ phân công được hoàn thành và làm tốt. Mọi tuần, tôi đều cho câu hỏi quiz ngắn dựa trên tài liệu đọc để chắc rằng họ đọc tài liệu. Với sinh viên năm thứ hai hay năm thứ ba, tôi yêu cầu họ cho bài trình bày về tài liệu đã đọc để làm cho họ phát triển kĩ năng trình bày. Để chắc sinh viên sẽ đọc, thầy giáo phải làm cho họ thấy khó mà KHÔNG đọc.”
—English version—
Getting students to read
A professor complaint: “My students do not like to read. They prefer Internet surfing, text messages, Facebook, and video games. When I was young, I read all types of books, from history books to scientific books, from romantic novels to science fiction. But today students are not like what they were in the past; I do not know how to make them read.”
I told him: “Of course, these electronic things distract them, but if you want your students to read, make it difficult for them NOT to read. If you ask them to read a 200 pages technical book, they will never complete it. It is important to assign the appropriate material to get them to read. For first-year students, I often begin with technology news to get them excited about what happen in the industry. I always try to find material that is appropriate for what students need to know. I start with something easy, clear and short for them to develop the reading habit. Since I wrote a blog, I let them read my blog and other people’s blogs or short articles similar to what they often see on Facebook and popular websites. But I ask them to answer a few questions that I posted in the reading materials. Most of the questions are about the “Why” and “How” to make them think when reading. Having a written answer to my questions help me to know whether they read the assigned materials or not. The answer does not have to be long, just about one or two pages for each reading assignment. Some answers can be used as topics for class discussion as I ask them to read their answer to the class and let others comment on them. By listen to their discussion, I know whether they understand the material or not and what I need to do in class.
He disagreed: “You are teaching a computer class, which is small but I teach a much larger class, over 120 students and it is impossible to do it for a large class.”
I explained: “If you cannot read 120 homework then just read a smaller sample, may be twenty to thirty to evaluate students’ understanding. By skimming through randomly, you can still find some not very good written papers and raise the issue in class. It will send the message that you expect the assignments to be completed and done well. Every week, I give a short quiz based on reading materials to make sure that they read the materials. For second or third-year students, I ask them to give a presentation on the reading materials to get them develop presentation skills. To make sure students will read, teachers have to make it difficult for them NOT to read ”