Vài năm trước khi dạy ở châu Á, tôi đã đương đầu với một tình huống mà học sinh phàn nàn về phân công đọc bài trong sách giáo khoa. Một học sinh phàn nàn: “Việc đọc được phân công trong sách giáo khoa là quá dài và quá khó.” Người khác nói thêm: “Chúng em phải đọc cả chương sao? Điều đó là quá nhiều, thầy có thể tóm tắt nó lại cho chúng em được không?” Học sinh khác hỏi: “Chúng em chỉ cần biết phần nào là quan trọng mà thầy sẽ đặt vào bài kiểm tra?”
Tôi ngạc nhiên và tự hỏi mình: “Những học sinh này muốn mình trích tài liệu quan trọng từ sách giáo khoa và ghi nhớ thành cái gì đó ngắn và dễ để họ đọc sao?” Thế là tôi hỏi lớp: “Đây là cách các giáo sư khác vẫn đang làm ở đây sao?” Học sinh giải thích: “Nhiều giáo sư tóm tắt từng chương cho chúng em đọc; những thầy khác tổ chức chúng thành bài trình bày powerpoint của họ để cho chúng em có thể học từ powerpoint.” Để hiểu tình huống này rõ hơn, tôi hỏi: “Vậy các em hiện giờ đọc kiểu sách nào? Các em đọc bao nhiêu sách bên cạnh sách giáo khoa?” Các học sinh nhìn tôi như kiểu tôi đang hỏi cái gì đó bên ngoài niềm tin của họ. Nhiều học sinh trả lời: “Chúng em không đọc sách nào thêm nữa, chúng chán lắm.” Tôi choáng: “Ngay cả sách khoa học sao? Sách lịch sử, tiểu thuyết lãng mạn hay võ thuật?” Một học sinh nói: “Với những tiểu thuyết đó, phần lớn chúng em ưa thích xem phim và các chương trình truyền hình thay vì đọc sách.”
Tôi đã từng dạy ở châu Á trong nhiều năm, nhưng trong vài năm qua, tôi đã đương đầu với một thế hệ mới các học sinh đại học người không đọc gì mấy. Những học sinh này lớn lên cùng với các thiết bị công nghệ như iPods, iPads, iPhones, v.v. Nhiều người không đọc mấy vì họ không bao giờ phát triển đầy đủ kĩ năng đọc. Khi họ còn trẻ, thay vì sách, bố mẹ họ thường mua cho họ iPhones và Nintendo. Công nghệ như trò chơi video, Youtube, Facebook, Twitter, Snapchat, và Instagram đã làm cho họ thành người đọc thụ động, người chỉ đọc cái gì đó ngắn, và giải trí. Khi họ phải đọc, nhiều người chỉ đọc lướt qua vài trang và tóm tắt. Họ không thể nhận diện được thông tin quan trọng từ sách giáo khoa, và tri thức của họ là “nông.” Một số người thậm chí còn có khó khăn với cấu trúc câu vì họ thường đọc những câu ngắn trong cách viết tắc theo “phong cách những người dùng Twitter.”
Tại sao những học sinh này không đọc sách giáo khoa thêm nữa? Vì các thầy giáo có xu hướng đọc bài giảng về tài liệu môn học, và học sinh thấy việc nghe bài giảng là dễ dàng cho họ vì mọi điều họ phải làm chỉ là ngồi và nghe. Một số giáo sư muốn chắc rằng học sinh sẽ qua được kì kiểm tra, cho nên họ tóm tắt tài liệu quan trọng cho học sinh đọc điều làm cho học sinh càng thụ động và lười biếng hơn. Một giáo sư thừa nhận: “Ngày nay, học sinh không đọc mấy vì có nhiều thứ làm sao lãng họ. Chúng tôi phải tóm tắt tài liệu cho họ, ít nhất họ sẽ học cái gì đó.” Tôi ngạc nhiên: “Nhưng nếu học sinh không đọc, làm sao họ có thể có hiểu biết sâu hơn về tài liệu được? Không có kĩ năng đọc, làm sao họ có thể phát triển được “việc hiểu sâu hơn” về các khái niệm và đi xa hơn vào việc học của họ?” Ông ấy lắc đầu: “Chúng tôi chỉ có thể làm chừng nấy thôi. Liệu họ học hay không là vấn đề của họ.”
Tôi không chấp nhận cách nhìn này. Mục đích của giáo dục không chỉ là truyền thụ tri thức và để học sinh thi đỗ bài thi, mà là chuẩn bị cho họ về cuộc sống phía trước và đóng góp cho xã hội. Tôi muốn thấy học sinh đam mê về việc học, là người học cả đời nơi họ bao giờ cũng học những điều mới và có khả năng nghĩ một cách phê phán và giải quyết vấn đề trong cuộc sống của họ. Mọi điều đó đều bắt đầu bằng việc phát triển tri thức sâu từ việc đọc sách. Với việc đọc nhiều sách, họ có thể nhìn vào mọi thứ từ nhiều góc cạnh, học từ người khác, và phát triển dũng cảm để vượt qua chướng ngại để đạt tới mục đích của họ. Chúng ta không thể phát triển thế hệ học sinh tiếp người không đọc mấy mà tuỳ thuộc vào ai đó giúp cho họ tóm tắt sự kiện để cho họ có thể ghi nhớ và thi đỗ kì thi, điều đó sẽ là thảm hoạ cho xã hội.
Là một người đọc sách nhiệt tình, tôi muốn nói với học sinh rằng họ sẽ bỏ lỡ nhiều điều kì diệu thế trong cuộc sống nếu họ không đọc sách. Không thành vấn đề với tôi liệu họ đọc từ sách in, laptop, iPads, hay iPhones, nhưng họ phải đọc sách. Điều họ không hiểu là truyền hình, phim ảnh và trò chơi video hiển thị các câu chuyện cho họ, và họ có thể xem thụ động mà không nghĩ, trong khi sách cho phép họ tưởng tượng nội dung, kịch bản, điều làm cho bộ não làm việc tích cực. Nhiều nhà khoa học tin tài năng sáng tạo bắt đầu bằng việc đọc và phát kiến xảy ra khi người ta có thể tưởng tượng. Khi dạy ở đại học, tôi yêu cầu đọc nhiều để chắc học sinh của tôi phát triển thói quen đọc tốt.
Sau khi nghe nhiều học sinh, tôi quyết định cho họ bài giảng ngắn: “Việc đọc là một phần của việc học của các em. Các em chịu trách nhiệm cho việc học của các em, và các em phải có giữ vai trò tích cực trong quá trình học. Với lớp của thầy, các em phải tới lớp mà “có chuẩn bị” điều có nghĩa là các em phải đọc chương được phân công trong sách giáo khoa trước khi lên lớp. Trong lớp của thầy, thầy sẽ không nói nhiều, nhưng các em phải làm việc nói về điều các em đã đọc và học. Tất cả các em sẽ phải đọc nhiều hơn vài chương trong sách giáo khoa. Các em sẽ phải đọc đa dạng những bài báo mới để hiểu điều đang xảy ra trong công nghiệp, và trên thế giới để cho các em có thể đặt quan hệ giữa chúng với nghề nghiệp của các em và cuộc đời của các em.”
“Là giáo sư thỉnh giảng, thầy chỉ tới đây để dạy vào mùa hè, và chúng ta chỉ có mười tuần. Nhưng điều các em học trong lớp này sẽ giúp cho các em trong tương lai. Dù các em có tiếp tục học thêm lên các mức thạc sĩ hay tiến sĩ hay tìm việc làm và xây dựng nghề nghiệp ở đây, các em cần có kĩ năng đọc tốt. Không, thầy sẽ không tóm tắt bất kì cái gì, và thầy sẽ không cho các em bài trình bày powerpoint ngắn vì thầy muốn cho các em cơ hội để cải tiến kĩ năng đọc của các em. Bằng việc đọc tài liệu trước khi tới lớp của thầy, các em sẽ có hiểu biết tốt hơn về các khái niệm. Bằng việc đọc trước khi tới lớp, việc thảo luận trên lớp sẽ có ý nghĩa hơn cho các em. Bằng việc lắng nghe nhiều quan điểm khác nhau, các em có thể tích hợp các cách nhìn và khái niệm khác nhau vào trong việc hiểu của các em. Bằng việc đọc trước khi tới lớp, các em sẽ có cơ hội hỏi thầy cái gì đó mà các em không hiểu.”
“Khi các em đọc sách giáo khoa hay bài báo khoa học, các em không chỉ học khái niệm mà còn thấy cách thức những khái niệm này được cấu trúc. Điều quan trọng với các em là hiểu cách từng chương được tổ chức, và cách từng mục được làm hợp thức với các sự kiện và dữ liệu từ nghiên cứu, và cách các thuật ngữ được làm chỉ mục. Đó là cách mọi tài liệu và bài báo kĩ thuật phải được viết ra. Bằng việc quen thuộc với việc tổ chức này, nó sẽ chuẩn bị cho các em về điều các em sẽ phải làm nếu các em tiếp tục các chương trình bằng cấp chuyên sâu (thạc sĩ hay tiến sĩ)”
—English version—
Blog1985- Reading and Learning
A few years ago when teaching in Asia, I encountered a situation when students complained about reading assignments in the textbook. A student complained: “The assigned reading in the textbook is too long and too difficult.” Another added: “Do we have to read the entire chapter? It is too much, can you summarize it for us?” Another student asked: “We only need to know which part is important that you will be on the test?”
I was surprised and asked myself: “Do these students wanted me to extract important materials from textbooks and summarized into something short and easy for them to read?” So I asked the class: “Is this the way other professors are doing here?” The students explained: “Many professors summarize each chapter for us to read; others organize them in their powerpoint presentation so that we can study from the powerpoint.” To understand the situation better, I asked: “So what type of book are you reading now? How many books do you read besides the textbooks?” The students looked at me as I was asking something beyond their belief. Several students answered: “We do not read books anymore, they are boring.” I was shocked: “Even Science books? History books, Romances or Martial arts novels? One student said: “For those novels, most of us prefer to watch movies and TV shows instead of reading books.”
I have been teaching in Asia for many years, but in the past few years, I encountered a new generation of college students who do not read much. These students grew up with technology devices such as iPods, iPads, iPhones, etc. Many do not read much because they never fully develop the reading skills. When they were young, instead of books, their parents often bought them iPhones and Nintendo. Technology such as video games, Youtube, Facebook, Twitter, Snapchat, and Instagram have made them into passive readers who only read something short, and entertainment. When they have to read, many only glances through a few pages and the summary. They cannot identify important information from the textbooks, and their knowledge is “shallow.” Some even have difficulty with the sentence structure because they used to read short sentences in the abbreviation of “Twitters style.”
Why do these students do not read textbooks anymore? Because teachers tend to lecture on the course materials, and students find it easier to let them lecture because all they have to do is just sit and listen. Some professors want to make sure that students will pass the test, so they summarize the important materials for them to read which make them more passive and lazy. A professor admitted: “Today, students do not read much because there are many things that distracted them. We have to summarize the materials for them, at least they will learn something.” I was surprised: “But if students do not read, how could they have a deeper understanding of the material? Without reading skills, how can they develop a “deeper understanding” of the concepts and go further into their learning?” He shook his head: “We can only do so much. Whether they learn or not is their problem.”
I do not accept this view. The goals of education are not just transmitting knowledge and let students passing tests, but preparing them for their lives ahead and contribute to the society. I want to see students be passionate about learning, be lifelong learners where they always learn new things and be able to think critically and solve problems in their lives. All of that begin with the development of deep knowledge from reading books. By reading many books, they can look at things from many perspectives, learn from others, and develop the courage to overcome obstacles to achieve their goals. We cannot develop the next generation of students who do not read much but depend on someone who helps them to summarize facts so they can memorize and passing exams, that would be a disaster for the society.
Being an avid book reader, I wanted to tell students that they will be missing so many wonderful things in life if they do not read books. It does not matter to me whether they read from printed books, laptop,iPads, or iPhones, but they must read books. What they do not understand is TV, movies and video games display the stories for them, and they can be passively watching without thinking, while books allow them to imagine the contents, the scenarios which make the brain working actively. Many scientists believe the creative talent starts with reading and innovations happen when people can imagine. When teaching at the university, I require a lot of readings to make sure my students develop a good reading habit.
After listening to several students, I decided to give them as a short lecture: “Reading is part of your learning. You are responsible for your learning, and you must take an active role in the learning process. For my class, you must come to class “prepared” which means you must read the assigned chapter in the textbook before coming to class. In my class, I will not talk much, but you must do the talking about what you are reading and learning. All of you will have to read more than a few chapters in the textbook. You will have to read a variety of news articles to understand what is happening in the industry, and in the world so that you can relate them to your career and your life.”
“As a visiting professor who only came here to teach in the summer, and we only have ten weeks. But what you learn in this class will help you in the future. Whether you will continue to further your study in the Master or Ph.D. levels or finding jobs and build a career here, you need to have good reading skills. No, I will not summarize anything, and I will not give you a short powerpoint presentation because I want to give you the opportunity to improve your reading skills. By reading the materials before coming to my class, you will have a better understanding of the concepts. By reading before coming to class, the class discussions will be more meaningful to you. By listening to many different views, you can integrate different views and concepts into your understanding. By reading before coming to class, you will have a chance to ask me something that you do not understand.”
“When you read a textbook or a scientific article, you are not just learning the concept but also seeing they way these concepts are structured. It is important for you to understand how each chapter is organized, and how each section is validated with facts and data from research, and how the terminologies are indexes. That is how all technical materials and papers should be written. By familiar with this organizing, it will prepare you for what you will have to do if you continue to the advanced degree programs (MS or Ph.D.)”