Giá trị của giáo dục đại học

Tuần trước Ernst & Young, một trong những công ti toàn cầu lớn nhất đã công bố họ sẽ KHÔNG yêu cầu bằng đại học cho người thuê mới, nhưng thay vào đó sẽ kiểm tra mọi người xin vào về tri thức và kĩ năng vì ngày nay có nhiều người tốt nghiệp đại học có bằng cấp nhưng không có kĩ năng. Theo nhiều người đã bình luận về công bố này, đây chỉ mới là bắt đầu của một xu hướng mới vì nhiều công ti toàn cần sẽ đi theo điều này.

Một người quản lí cấp cao giải thích cho báo chí: “Trong vài năm qua, chúng tôi đã thuê nhiều người tốt nghiệp có bằng cấp với kĩ năng lỗi thời, họ không thể làm được công việc được yêu cầu. Khi thị trường cần có một trăm nghìn công ngân với kĩ năng mới nhất như tính toán mây, phân tích dữ liệu lớn, an ninh xi be, các đại học không chú ý tới nhu cầu của chúng tôi mà vẫn tiếp tục với điều họ đã từng làm trong hai mươi năm qua sao? Nếu họ không thể hỗ trợ được cho chúng tôi, bạn có cho rằng chúng tôi còn chăm nom tới việc thuê công nhân có bằng cấp từ các trường đó không? Khi chúng tôi cần người có kĩ năng mới nhất, chúng tôi sẽ thuê bất kì ai có thể làm được việc, dù có hay không có bằng cấp. Chúng tôi cần làm cho công việc được thực hiện bởi những người có thể làm được điều đó, bất kể họ từ đâu tới.”

Sự kiện là nếu bạn nhìn vào hầu hết các chương trình của đại học, ít trường đã làm thay đổi nào trong vài năm qua mặc dầu công nghệ đã làm bước nhảy lượng tử. Lí do là hoặc đại học không biết, hoặc không chăm nom về nhu cầu thị trường. Phần lớn các thầy trong khoa đều thấy thoải mái với vị trí của họ, nhiều người đã được giáo dục hai mươi hay ba mươi năm trước và không có đào tạo thêm, điều họ biết là lỗi thời. Vài năm trước đây khi tôi dạy kĩ nghệ phần mềm ở châu Á, tôi thấy rằng sinh viên máy tính phải dành ba năm trong lớp lập trình. Tôi hỏi ông chủ tịch tại sao làm nặng thế cho sinh viên khi có nhiều thứ họ phải học bên cạnh lập trình. Ông ấy giải thích: “Phần lớn các thầy trong khoa của chúng tôi biết rõ các ngôn ngữ lập trình và đó là mọi điều họ dạy. Tất nhiên, công nghệ thay đổi nhưng chúng tôi không có người có thể dạy những thứ mới. Đó là mọi điều chúng tôi biết.”

Ngay cả khi chúng ta có những người có thể dạy được những thứ mới, vẫn khó thay đổi hệ thống giáo dục cũ. Những người hàn lâm dành toàn bộ nghề nghiệp vào một chỗ có thể không có khả năng thấy cái gì bên cạnh bốn bức tường của trường họ, và phần lớn sợ bất kì thay đổi nào có thể tác động tới địa vị của họ. Ba năm trước, tôi khuyên một đại học châu Á cải tiến việc đào tạo phần mềm của họ bằng các môn mới, phương pháp mới, và sẵn lòng đào tạo một số giảng viên khoa của họ. Tôi dành toàn bộ mùa hè để đào tạo mười giáo sư trẻ và cho họ tài liệu từ các môn học của tôi mà tôi đã dạy ở Carnegie Mellon để cho họ có thể dạy cho sinh viên của họ. Năm ngoái khi tôi quay lại thăm, tôi biết rằng mọi môn học đào tạo mới đã bị bác bỏ bởi các thầy khác trong khoa. Trong số mười giáo sư tôi đã đào tạo, chỉ hai người còn lại tám người đã bỏ đi.  Ông chủ tịch nói với tôi: “Truyền thống của chúng tôi là đào tạo sinh viên thành người trí thức chứ không đào tạo công nhân cho công nghiệp. Họ không cần các môn phần mềm mới như thầy đã gợi ý.” Tôi cảm thấy buồn vì thế giới đã thay đổi, nhưng trường này vẫn bám lấy cách thức cũ.

Tôi có nhiều bạn dạy các môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs) cho nên tôi hỏi họ: “Các môn học MOOC của anh hiệu quả thế nào?” Tất cả họ đều cho câu trả lời tương tự: “Nếu người học nghiêm chỉnh về việc học, tham dự mọi lớp, làm mọi bài tập và bài thi, họ sẽ học nhiều. Có thể phát triển kĩ năng nào đó và là người biết làm việc chỉ bằng việc học các môn MOOC.” Jonathan N. một giáo sư ở Harvard người đã dạy nhiều môn MOOC bảo tôi: “Ngày nay người muốn làm việc cho Google hay Facebook phải kiểm điểm mô tả việc làm cho vị trí đó để nhận diện các kĩ năng được cần rồi ghi danh vào MOOC. Có thể phát triển mọi kĩ năng được cần trong một hay hai năm. Bất kì người nào cũng có thể trở thành người lập trình phần mềm giỏi trong sáu tháng nếu họ đưa vào nỗ lực. Nhưng là người phát triển phần mềm, họ cần nhiều điều hơn chỉ là kĩ năng lập trình cho nên sẽ mất thời gian lâu hơn. Ngày nay nếu họ học các môn về Tính toán mây, phân tích Dữ liệu lớn, an ninh xi be và Internet mọi vật, họ có thể dễ dàng có được việc làm tại các công ti phần mềm vì các công ti này đang hết sức đi tìm các tài năng phần mềm.”

Khi nhiều công ti đang thuê người mà không có bằng cấp nhưng có tri thức và kĩ năng mới nhất, câu hỏi là: “Đại học có thể sống còn được không khi thị trường việc làm thay đổi, nhu cầu thay đổi, và cách các công ti thuê người thay đổi? Bằng cấp đại học có thể vẫn giữ cùng giá trị mà nó có từ nhiều năm trước không?

 

—English version—

 

The value of college education

Last week Ernst & Young, one of the largest global companies announced they will NOT require college degrees for new hires, but instead will test all applicants for their knowledge and skills because today there are many college graduates with degrees but not skills. According to several people who commented on this announcement, this is only the beginning of a new trend because many global companies will follow this.

One senior manager explained to the newspapers: “For the past few years, we hired many degreed graduates with obsoleted skills, they could not do the required works. When the market need to have hundred thousands of workers with the latest skills such as cloud computing, big data analysis, cyber security, the universities did not pay attention to our need but continue with what they have been doing in the past twenty years? If they cannot support us, do you think we care about hiring our workers with degree from those schools? When we need people with the latest skills, we will hire anyone who can do the jobs, with or without the degrees. We need to get the works done by people who can do that, regardless where they come from.”

The fact is if you look at most university programs, few have made any change in the past few years although technology has made a quantum leap. The reason is either universities do not know, or do not care about the market needs. Most faculties are comfortable with their positions, many have been educated twenty or thirty years ago and without additional training, what they know are obsolete. A few years ago when I taught software engineering in Asia, I found that computer students have to spend three years in programming classes. I asked the Chairman why such a heavy burden on students when there are many things they should learn besides programming. He explained: “Most of our faculty know programming languages well and that is all they teach. Of courses, technology changes but we do not have people who can teach the new things. That is all we know.”

Even when we have people who can teach new things, it is still difficult to change an old education system. Academic people who spend the entire career in one place may not be able to see anything besides the four walls of their school, and most are afraid of any change that may impact their positions. Three years ago, I recommended to an Asian university to improve their software training with new courses, new methods, and willing to train some of their faculty. I spent the entire summer on training ten young professors and gave them materials from my courses that I taught at Carnegie Mellon so they can teach to their students. Last year when I came back to visit, I learned that all new training courses were rejected by other faculties. Out of ten professors that I trained, only two remains but eight have left.  The chairman told me: “Our tradition is to train students to be intellectuals, not workers for the industry. They do not need new software courses as you suggested.” I felt sad as the world has changed, but this school was still clinging to the way.

I have many friends who taught Massive Open Online Courses (MOOCs) so I asked them: “How effective is your MOOC courses?” They all gave a similar answer: “If the students are serious about learning, attending all classes, do all homework and exams, they will learn a lot. It is possible to develop certain skill and be employable just by taking MOOC courses.” Jonathan N. a professor at Harvard who taught several MOOC courses told me: Today person who wants to work for Google or Facebook should review the job description for that position to identify the skills needed then enroll in MOOC. It is possible to develop all the needed skills within one to two years. Anyone can become a good software programmer in six months if they put in the efforts. But to be a software developer, they need more than just programming skills so it would take longer. Today if they take courses in Cloud computing, Big data analytics, Cybersecurity and Internet of Things,  they can easily get a job at these software companies because they are desperate for software talents.”

As more companies are hiring people without a degree but with the latest knowledge and skills, the questions are: “Can university survive when the job market changes, the needs change, and the way company are hiring change? Can college degree still keep the same value that it had many years ago?