Học từ sai lầm

Phần lớn học sinh đều sợ phạm phải sai lầm, và họ cố gắng tránh điều đó nhiều nhất có thể được. Phần lớn các giáo viên cũng không muốn học sinh phạm phải sai lầm, cho nên họ làm việc cần mẫn để ngăn cản học sinh khỏi phạm sai lầm. Đặc biệt ở châu Á, giáo viên sẽ làm bất kì cái gì họ có thể làm để giúp cho học sinh KHÔNG phạm sai lầm. Đôi khi họ lặp lại bài giảng nhiều lần để chắc rằng học sinh biết câu trả lời hay cho học sinh bài học thêm, để cho học sinh không phạm sai lầm. Nhưng tại sao chúng ta sợ để học sinh phạm sai lầm?

Tất nhiên, không giáo viên nào muốn thấy học sinh trượt trong lớp của họ nhưng có khác biệt trong các lớp học châu Á và phương Tây. Nếu học sinh trượt trong lớp ở Mĩ, họ phải học lại lớp đó vì học sinh chịu trách nhiệm cho việc học của họ. Cho học sinh điểm thấp và làm cho họ phải học lại môn học cho tới khi việc học của họ là việc thông thường và phần lớn học sinh chấp nhận điều đó như một phần của việc học của họ. Ở châu Á, nếu học sinh trượt một lớp, giáo viên cảm thấy có trách nhiệm vì họ quan tâm tới việc học của học sinh và họ không muốn thấy học sinh trượt. Khi dạy ở châu Á, tôi để ý rằng phần lớn các giáo viên đều bám theo kế hoạch bài giảng một cách nghiêm ngặt. Họ muốn bao quát mọi thứ trong nội dung, từ đầu đến cuối, cho nên họ không có đủ thời gian để học sinh tự học. Do thời gian bị giới hạn trong lớp học, nhiều người “dạy câu trả lời” thay vì để tự bản thân học sinh tìm ra câu trả lời. Nếu học sinh không hiểu, họ cho học sinh câu trả lời thay vì cho phép học sinh có thời gian suy nghĩ về câu trả lời. Một giáo viên châu Á nói với tôi: “Nếu chúng tôi dạy theo cách thầy dạy, chúng tôi sẽ không bao giờ kết thúc được nội dung môn học. Chúng tôi không có đủ thời gian cho học sinh; họ phải biết câu trả lời để cho họ có thể qua được kì thi.” Bằng việc cho câu trả lời cho nên học sinh có thể ghi nhớ thay vì khám phá ra câu trả lời theo cách riêng của họ, việc dạy này cũng làm hỏng chủ định của việc học sâu.

Vài năm trước ở châu Á, tôi có cùng dạy môn “Thuật toán phần mềm” với một giáo sư khác. Một hôm, một học sinh trình bày một thuật toán để giải bài toán sắp xếp. Thầy giáo này dường như nổi giận; ông ấy la lên: “Đấy không phải là cách đúng.” Học sinh này bảo vệ giải pháp của mình bằng việc chỉ ra rằng thuật toán của anh ta cũng giải quyết được bài toàn này. Thầy giáo thất vọng: “Nhưng em phải làm nó theo cách này. Điều em làm không phải là cách đúng.” Mặc dầu anh ta là đúng vì điều học sinh này đã làm không phải là giải pháp tốt nhất, cho dù nó giải quyết được vấn đề, nhưng thầy giáo không thể cho phép cách giải khác trong lớp của mình. Thầy không muốn thấy giải pháp khác vì nó làm cho học sinh bị lẫn lộn. Thầy muốn mọi học sinh đều đi theo “câu trả lời đúng” để qua được kì thi. Thầy sợ rằng bằng việc cho phép các giải pháp khác nhau, điều đó có thể làm loãng việc dạy của thầy, cho nên thầy muốn chắc rằng mọi học sinh đều học “cách đúng” đã được viết trong sách giáo khoa. Nhưng bằng việc đi theo một giải pháp “công thức”, điều đó ngăn cản học sinh học cho bản thân họ. Nếu tình huống này xảy ra ở Mĩ, tôi sẽ cho phép học sinh giải thích giải pháp của anh ta trong lớp rồi để lớp thảo luận để đi tới giải pháp tốt nhất.

Khi học sinh quốc tế tới lớp tôi ở CMU, sẽ phải mất ít nhất là một năm hay hơn để đổi thói quen học tập của họ. Tôi bao giờ cũng yêu cầu họ nghĩ về câu trả lời hay trình bày giải pháp của họ trong lớp để thảo luận. Nếu nó là sai, họ phải làm lại nó trước khi tôi cho họ câu trả lời đúng. Học sinh thường hỏi: “Tại sao thầy làm cho chúng em nghĩ và đưa tới câu trả lời sai nhiều lần rồi thầy phải sửa lại nó? Cho chúng em câu trả lời đúng có phải dễ dàng hơn không?” Tôi giải thích: “Phạm sai lầm là được. Đem tới câu trả lời sai là được vì đó là cách các em học. Việc của thầy là giúp cho các em học từ sai lầm của các em. Nếu các em biết rằng các em sai thì lần sau các em sẽ đổi cách nghĩ và đi tới câu trả lời đúng. Có nhiều cách giải vấn đề, và thầy muốn các em tự mình giải quyết vấn đề. Nếu các em sai, các em có thể thử lại nó cho tới khi các em làm được nó đúng. Học từ sai lầm không phải là tự động đâu, cho nên các em phải làm nó nhiều lần để có được câu trả lời đúng. Nhưng một khi các em đã có câu trả lời đúng, các em học việc giải quyết vấn đề; và tư duy đó sẽ ở lại với các em trong thời gian dài. Nếu thầy cho các em câu trả lời đúng, đó là suy nghĩ của thầy, không phải của các em; chẳng mấy chốc các em sẽ quên nó sau lớp và việc học không xảy ra. Có thể mất thời gian để phát triển kĩ năng này bằng việc học từ sai lầm, nhưng một khi các em học nó rồi, các em sẽ không bao giờ quên vì nó tới từ các em.”

 

—English version—

 

Learning from mistakes

Most students are afraid of making mistakes, and they try to avoid it as much as possible. Most teachers also do not want students to make mistakes, so they work hard to prevent students from making mistakes. Especially in Asia, teachers will do whatever they can to help students NOT making mistakes. Sometimes they repeat an important lesson several times to make sure that students know the answer or provide an extra tutorial to students, so they do not make mistakes. But why are we afraid to let students make mistakes?

Of course, no teachers want to see students fail in their classroom but there is a difference in the Asian and Western classroom. If students fail a class in the U.S., they have to repeat the class because students are responsible for their learning. Give students low grade and making them repeat a course until they learn is a common thing and most students accept that as part of their learning. In Asia, if students fail in class, the teachers feel responsible as they are concern about students’ learning and they do not want to see them fail. When teaching in Asia, I notice that most teachers follow the lesson plan rigorously. They want to cover everything in the content, from the beginning to the end, so they do not have enough time for students to learn by themselves. Due to the limited time in the classroom, many “Teach the answer” rather than let students find the answer themselves. If students do not understand, they give them the answer instead of allowing students time to think about the answer. An Asian teacher told me: “If we teach the way you teach, we will never finish the course content. We do not have enough time for students; they must know the answer so they can pass the exam.” By given the answer so students can memorize rather than discover the answer on their own, this teaching also defeats the purpose of deep learning.

A few years ago in Asia, I co-taught the “Software Algorithm” course with another professor. One day, a student presented an algorithm to solve a sorting problem. The teacher seemed upset; he yelled: “That is not the correct way.” The student defended his solution by pointed out that his algorithm can also solve the problem. The teacher was frustrated: “ But you must do it this way. What you do is not the right way.” Although he was right because what the student did was not the best solution, even it did solve the problem, but the teacher could not allow another solution in his class. He did not want to see a different solution as it confused other students. He wanted all students to follow the “right answer” to pass the exam. He was afraid that by allowing different solutions, it might dilute his teaching, so he wanted to make sure that all students learn the “right way” that was written in the textbook. But by following a “formula” solution, it prevents students to learn for themselves. If this situation happens in the U.S., I will allow the student to explain his solution in class then let the class and discuss to come up with the best solution.

When international students came to my class at CMU, it would take at least a year or more to change their learning habit. I always ask them to think about the answer or present their solution in class for discussion. If it is wrong, they have to do it again before I give them the correct answer. Students often ask: “Why make us think and come up with the wrong answer several times then you have to correct it? Would it be easier just to give us the right answer?” I explain: “It is OK to make a mistake. It is OK to come up with the wrong answer because it is the way you learn. My job is to help you learn from your mistake. If you know that you are wrong then next time you will change your thinking and come up with the right answer. There are many ways to solve a problem, and I want you to solve the problem by yourselves. If you are wrong, you can try it again until you get it right. Learning from mistakes is not automatic, so you have to do it several times to get the right answer. But once you have the right answer, you learn to solve problem; and that thinking will stay with you for a long time. If I give you the right answer, it is my thinking, not yours; soon you will forget it after the class and learning do not happen. It may take the time to develop the skill by learning from mistakes, but once you learn it, you will never forget because it comes from you.”