Dạy và học

Nhiều thầy giáo tin rằng học sinh tới lớp, nghe bài giảng và học. Sự kiện là nhiều học sinh tới lớp nhưng không học mấy vì tâm trí họ ở đâu đó khác. Nếu tài liệu trên lớp là thú vị, học sinh có thể lắng nghe và học cái gì đó, nhưng khi lớp không thú vị, học sinh sẽ tìm các thứ khác để làm bận bịu tâm trí họ. Một số “giả vờ” nghe bài giảng nhưng thực tại dùng điện thoại di động để gửi tin nhắn. Số khác ‘giả vờ” ghi chép nhưng thực tại vẽ tranh. Phần lớn các thầy giáo biết điều đó nhưng không biết phải làm gì cho nên họ bỏ qua điều đó.

Tôi tin rằng để làm cho học sinh chăm chú, tài liệu phải có liên quan tới họ. Nếu họ học các kĩ năng vì họ CẦN chúng, thì họ sẽ chăm chú. Chẳng hạn, học sinh phần mềm phải học lập trình vì họ biết rằng họ sẽ phải viết mã trong các dự án hay học thiết kế vì họ cần kĩ năng này để có được việc làm. Thực ra, họ sẽ chăm chú nhiều hơn nếu, ngay lúc bắt đầu bài giảng, thầy giáo nói cho họ kĩ năng NÀO họ sẽ học và TẠI SAO họ cần nó. Việc chuẩn bị cho học sinh về các kĩ năng họ sẽ cần sau khi tốt nghiệp là nhiệm vụ không dễ dàng, nhưng tôi bao giờ cũng bắt đầu bài giảng của tôi với những kĩ năng mà họ sẽ học vào hôm đó để có được sự chú ý của họ.

Trong tất cả các kĩ năng, tôi tin “học cả đời” là kĩ năng quan trọng nhất mà mọi học sinh phải có. Lúc bắt đầu lớp học, tôi giải thích: “Vì công nghệ thay đổi nhanh chóng, các em cần liên tục học để sống còn và thành công, bất kể nơi các em làm việc và làm việc gì. Để phát triển kĩ năng này, các em phải bắt đầu với thói quen đọc tốt và thường xuyên đọc nhiều nhất có thể được. Ngày nay, có nhiều thông tin sẵn có trên Internet từ các blog kĩ thuật tới tạp chí máy tính nơi các em có thể truy nhập và đọc. Nhưng các em không nên chỉ đọc tài liệu kĩ thuật mà mở rộng tri thức của các em bằng việc đọc tin tức quốc tế, tin tức doanh nghiệp để biết cái gì đang xảy ra trên thế giới. Để khuyến khích kĩ năng đọc của các em, từng tuần thầy sẽ phân công ít nhất ba bài báo, hai bài kĩ thuật và một bài phi kĩ thuật cho các em đọc để chúng ta có thể thảo luận trên lớp. Thầy khuyến khích các em đem bất kì bài báo thú vị nào tới lớp để chúng ta có thể cùng nhau thảo luận.”

Kĩ năng quan trọng thứ hai mà tôi tin mọi học sinh phải có là “Kĩ năng giải quyết vấn đề.” Tôi giải thích cho lớp: “Ngày nay, phần lớn các vấn đề đều phức tạp và yêu cầu mọi người giải quyết chúng một cách nhanh chóng. Khi xã hội tiến bộ lên, độ phức tạp của vấn đề của nó cũng tăng lên và gần như mọi thứ các em làm trong công nghiệp ngày nay sẽ là giải quyết vấn đề. Nếu các em có thể phát triển giải pháp hiệu quả một cách nhanh chóng, các em sẽ thăng tiến trong nghề nghiệp của các em. Để phát triển kĩ năng này, các em cần có tri thức kĩ thuật chiều sâu, và điều này yêu cầu phong cách học tập khác. Thay vì ghi nhớ mọi thứ để thi đỗ, các em cần phát triển khả năng nghĩ theo cách phân tích, điều bao gồm so sánh, làm tương phản, đánh giá, tổng hợp, và áp dụng.  Các em phải học và hiểu tài liệu ở mức sâu hơn nhiều để làm điều này một cách hiệu quả. Thầy nghĩ điều quan trọng cho tất cả các em là bắt đầu phát triển năng lực này bây giờ bằng việc chú ý nhiều hơn khi các em vẫn còn trong trường để chuẩn bị cho nghề nghiệp của các em sau lớp học. Tư duy phân tích là một phần quan trọng của kĩ năng giải quyết vấn đề mà mọi công ti đều đang tìm khi thuê người tốt nghiệp.”

Giáo dục truyền thống yêu cầu thầy dạy bằng việc tuân theo sách giáo khoa chuẩn. Để chắc rằng học sinh học những tài liệu này, nhiều thầy giáo đưa các công thức nào đó và các đoạn trong sách giáo khoa vào câu hỏi trong bài kiểm tra. Học sinh nhanh chóng học để ghi nhớ những tài liệu này để qua được bài kiểm tra, và cuối cùng, giáo dục trở thành việc kiểm tra trí nhớ thay vì tri thức. Đó là lí do tại sao hệ thống giáo dục truyền thống tạo ra nhiều học sinh không thể nhớ được cái gì từ sách giáo khoa một khi bài kiểm tra được hoàn thành. Việc dạy từ sách giáo khoa cũng có nhược điểm vì thường phải mất vài năm để tác giả hoàn thành sách giáo khoa, và đến lúc đó nhiều thứ có thể thay đổi. Tôi ưa chuộng dùng các tạp chí và bài báo kĩ thuật hiện thời để học sinh đọc. Để làm cho học sinh học, tôi thích dùng “các trường hợp khảo cứu” nơi học sinh học về những kịch bản thực nơi họ phải giải quyết vấn đề thay vì trả lời các câu hỏi dựa trên sách giáo khoa.

Kĩ năng quan trọng thứ ba là kĩ năng cộng tác hay làm việc tổ. Ngày nay làm việc tổ là quan trọng và học sinh có thể thành công khi họ học làm việc cùng nhau. Môi trường học tập cộng tác khuyến khích học sinh lắng nghe người khác, nghĩ cho bản thân họ, và giải thích quá trình suy nghĩ của họ. Bằng việc hiểu cách người khác nghĩ và sẵn lòng chia sẻ ý tưởng, họ có thể học nhiều hơn. Một khi họ tốt nghiệp, điều sẽ là quan trọng rằng học sinh có thể làm việc theo kiểu cộng tác. Hệ thống giáo dục truyền thống nhấn mạnh và kiểm tra cá nhân và khuyến khích học sinh ganh đua thay vì cộng tác. Đây là lí do tại sao nhiều học sinh gặp khó khăn làm việc trong công nghiệp nơi kĩ năng làm việc tổ là quan trọng. Tôi giải thích cho học sinh của tôi: “Các em không ganh đua với người khác nhưng học từ họ. Các em tới lớp để học từ những ý tưởng của người khác cũng như những sai lầm và chia sẻ ý nghĩ của các em hướng tới mục đích học tập chung.”

Khi thầy giáo giảng bài, cho bài kiểm tra, và đánh giá công việc của học sinh như đỗ hay trượt, họ sẽ thu được mức độ nỗ lực rất khác nhau từ học sinh của họ so với các thầy giáo thách thức học sinh bằng việc hỏi câu hỏi, khuyến khích thảo luận, yêu cầu học sinh nhận diện các điểm mạnh và yếu riêng của họ để cải tiến kĩ năng của họ. Những thầy giáo để thời gian để biết học sinh có thể trao đổi tốt với họ, có thể làm cho việc giảng hiệu quả hơn và cải tiến tỉ lệ thành công của học sinh. Thầy giáo phải BIẾT rằng phần lớn học sinh đều có năng lực đạt tới cao hơn nhiều so với mục tiêu học tập, họ không chỉ học kĩ năng mà còn phát triển động cơ học tập nếu thầy giáo dành thời gian để khuyến khích các nỗ lực của họ thay vì hội tụ vào phán xét họ bằng trượt hay đỗ với bài kiểm tra.

Mặc dầu vấn đề học là ở học sinh, có những điều thầy giáo có thể làm được để giúp cho họ được tham gia chủ động vào việc học của họ. Để học sinh chăm chú, phải có nhu cầu đủ cho việc chăm chú đó được dành cho tài liệu. Đó là lí do tại sao chúng ta cần đưa học sinh tham gia vào bằng việc hội tụ nhiều hơn vào CÁI GÌ là quan trọng với họ và TẠI SAO họ cần học theo những cách làm cho họ khó chú ý tới bất kì cái gì khác.

 

—English version—

 

Teaching and Learning

Many teachers believe that students go to class, listen to a lecture and learn. The fact is many students go to class but not learning much because their minds are somewhere else. If the class material is interesting, students may listen and learn something, but when the class is not interesting, students will find other things to occupy their minds. Some “pretend” to listen to the lecture but actually use a mobile phone to send text messages. Others “pretend” to be taking notes but actually drawing pictures. Most teachers know that but do not know what to do so they ignore it.

I believe that to get students to pay attention, the materials must be relevant to them. If they learn the skills because they NEED them, then they will pay attention. For example, software students must learn to program because they know that they will have to write code on projects or learn design because they need this skill to get a job. In fact, they will pay more attention if, at the beginning of the lecture, the teacher tells them WHAT skill they will learn and WHY they need it. Preparing students for the skills they will need after graduation is not an easy task, but I always start my lecture with the skills that will learn on that day to get their attention.

Among all the skills, I believe the “lifelong learning” is the most important skill that every student must have. At the beginning of the class, I explain: “Because technology changes fast, you need to continuous learning to survive and succeed, regardless where you work and what job you do. To develop this skill, you must start with a good reading habit and constantly read as much as you can. Today, there are many information available on the Internet from technical blogs to computer journals where you can access and read. But you should not only read technical materials but broaden your knowledge by reading international news, business news to know what is happening in the world. To encourage your reading skills, each week I will assign at least three articles, two technical and one non-technical article for you to read so we can discuss in class. I encourage you to bring any interesting articles or technical news to the classroom so we can discuss together.”

The second important skill that I believe all students must have is “Problem solving skill.” I explain to the class: “Today, most problems are complex and require people to solve them quickly.  As society advances, so will the complexity of its problems and almost everything you do in the industry today will be solving problems. If you can develop effective solutions quickly, you will advance in your career. To develop this skill, you need to have an in-depth technical knowledge, and this requires a different learning style. Instead of memorizing things to pass exams, you need to develop the ability to think analytically, which includes comparing, contrasting, evaluating, synthesizing, and applying.  You must learn and understand materials at a much deeper level to do this effectively. I think it is important for all of you to start developing this ability now by paying more attention when you are still in school to prepare for your career after the classroom. Analytic thinking is a significant part of problem-solving skills that every company is looking for when hiring graduates.”

Traditional education requires teachers to teach by following a standard textbook. To make sure that students learn these materials, many teachers put certain formulas and textbook paragraphs as questions in the tests. Students quickly learn to memorize these materials to pass tests, and eventually, education became a test of memory instead of knowledge. That is why traditional education systems produce many students who cannot remember anything from textbooks once the test is completed. Teaching from textbooks also has a disadvantage because it usually takes several years for the author to finish a textbook, and by that time many things may change. I prefer to use current technical journals and articles for students to read. To get students to learn, I like to use “case studies” where students learn about real scenarios where they must solve problems instead of answer questions based on the textbooks.

The third important skill is collaboration skill or teamwork. Today teamwork is important and students can be successful when they learn to work together. Collaborative learning environments encourage students to listen to others, to think for themselves, and to explain their thinking processes. By understanding how others think and willing to share ideas, they can learn more. Once they graduate, it will be important that students can work collaboratively. Traditional education system insists upon testing individual and encourages students to compete rather than collaborate. This is why many students have difficulty to work in the industry where teamwork skills are important. I explain to my students: “You do not compete with others but learn from them. You go to class to learn from others’ ideas as well as mistakes and share your thought toward a common learning goal.”

When teachers teach, giving tests, and judge students’ work as pass or fail, they will get a very different level of effort from their students than teachers who challenge students by asking questions, encouraging discussions, require the students to identify their own strengths and weaknesses to improve their skills. Teachers who take the time to get to know students can communicate well with them can make the teaching more effective and improve the successful rate of students. Teachers should KNOW that most students are capable of achieving much higher than the learning objectives, they can not only learn the skills but also develop the motivation to learn if the teachers spend time on encouraging their efforts instead of focus on judging them by their pass or fail on tests.

Although the issue of learning rests on the student, there are things teachers can do to help to keep them actively involved in their learning. For students to pay attention, there has to be sufficient need for that attention to be devoted to the material. That is why we need to engage the students by focus more on WHAT is important to them and WHY they need to learn in ways that make it difficult for them to pay attention to anything else.