Mùa hè năm 2015

Mùa hè này tôi dành tám tuần ở Trung Quốc và Ấn Độ để dạy các môn kĩ nghệ phần mềm. Tôi đã gặp nhiều sinh viên lo âu, những người hỏi tôi về các kĩ năng mới nhất mà họ cần để có được việc làm tốt. Tôi cũng gặp nhiều người quản lí, người thất vọng với việc thuê công nhân có kĩ năng nhưng phàn nàn rằng các đại học đã không cho ra những người tốt nghiệp có kĩ năng đúng mà họ cần. Như tôi đã viết nhiều lần trong blog của tôi về việc không kết nối giữa đại học, nơi đào tạo các thế hệ tiếp những công nhân và công ti nơi thuê họ. Việc thiếu hợp tác này là xấu cho các nước cần cải tiến nền kinh tế của họ và giải quyết vấn đề thất nghiệp. Khi tôi ở London, tình huống với nền kinh tế Hi Lạp đã thu hút nhiều chú ý nhưng theo ý kiến tôi, nó chỉ mới là bắt đầu. Có các nước châu Âu khác có tình thế kinh tế tương tự. Tôi nghĩ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy và Pháp sẽ sớm là tình huống tiếp vì tăng trưởng kinh tế của họ là thấp nhưng số người thất nghiệp là rất cao. Vài năm trước, khi tôi tới thăm những nước này việc thất nghiệp của họ, đặc biệt trong những người tốt nghiệp đại học đã là gần 35%. Tôi thấy rằng người lái taxi cho tôi là một sinh viên đại học; nhiều người đã làm việc trong các nhà hàng đều là người tốt nghiệp đại học và người hướng dẫn du lịch của tôi ở Italy có bằng thạc sĩ về thiết kế quần áo.

Việc có sẵn việc làm trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) đã thu hút nhiều chú ý trong các bản tin thời sự nhưng tôi không biết tại sao số lượng sinh viên ghi danh vào trong các lĩnh vực này đã chỉ mới biểu lộ hơi tăng lên trong vài năm qua. Trong những việc làm tốt nhất, công nghệ máy tính được xếp hạng số một với kĩ sư phần mềm và việc làm khoa học máy tính ở trên đỉnh danh sách. Ngày nay công nghiệp công nghệ đang thuê nhiều hơn và những người lãnh đạo công ti nói họ sẵn lòng cung cấp đào tạo thêm. Câu hỏi của tôi là: “Tại sao không nhiều sinh viên chọn lĩnh vực này?” Tại sao nhiều nước thế có người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp cao nhưng vẫn thiếu hụt công nhân công nghệ?  Một số người nói với tôi rằng có việc thiếu thông tin về phát triển nghề nghiệp và hướng dẫn đúng cho sinh viên về chọn lĩnh vực học tập. Điều đó có thể là đúng vài năm trước, nhưng ngày nay với Internet, Facebook, Twitter và hàng nghìn website tin tức, tôi không tin đây là lí do thoả đáng. Một người quản lí công nghệ nói với tôi: “Gần đây chúng tôi dừng việc thuê người tốt nghiệp đại học dựa trên điểm số vì nhiều người không có kĩ năng chúng tôi cần. Tôi không biết họ học gì ở trường nhưng chúng tôi không coi bằng cấp là yếu tố để thuê người nữa.” Laszlo Bock, phó chủ tịch Google đã viết rằng nhiều bằng đại học là vô giá trị, cho nên công ti của ông ấy bây giờ kiểm tra mọi người xin việc về các kĩ năng trước khi thuê họ. Câu hỏi của tôi là: “Chúng ta có khủng hoảng về việc làm hay khủng hoảng về giáo dục?”

Khi tôi dạy ở châu Á, nhiều sinh viên tiếp cận tôi để xin lời khuyên về các kĩ năng mới nhất mà họ cần để có được việc làm ở hải ngoại. Trong những năm qua, các môn kĩ nghệ phần mềm của tôi thường có quãng một trăm sinh viên, nhưng năm nay môn phân tích dữ liệu lớn có trên năm trăm sinh viên. Phần lớn sinh viên châu Á đã biết kĩ năng “nóng” này mà họ cần. Khi tôi ở châu Âu, tôi thấy rằng mỗi năm trên 100,000 công nhân công nghệ có kĩ năng được “nhập khẩu” từ Ấn Độ và Trung Quốc để làm việc ở đó, nhưng thiếu hụt vẫn găng. Vài ngày trước, tôi đã ngồi trong nhà hàng London với năm người phát triển phần mềm Ấn Độ, vừa mới tới từ Mumbai để làm việc ở đó. Người phục vụ bàn chúng tôi là một sinh viên đại học về thiết kế thời trang. Cô ấy giải thích: “Rất khó có được việc làm trong thị trường thời trang ngày nay do cạnh tranh dữ dội.” Tôi hỏi: “Thế tại sao bạn không học khoa học máy tính?” Cô ấy giải thích: “Nó quá khó.”

Bạn tôi, Charles nói với tôi: “Cuộc khủng hoảng thất nghiệp đại học này được bắt rễ sâu trong việc không có khả năng cộng tác giữa công nghiệp và đại học và nó là thông thường trong cả châu Âu vì mọi nước đều có cùng vấn đề. Các trường không thấy nhu cầu cần thay đổi, vì không có sự khẩn thiết để làm cái gì. Thầy giáo tiếp tục dạy bất kì cái gì họ đã dạy trong nhiều năm trước. Sinh viên được phép “qua” các môn học sang lớp tiếp mà không có vấn đề gì. Chương trình giảng dạy vẫn như cũ trong nhiều năm cho nên họ không thể nào chuẩn bị cho sinh viên với việc làm ngày nay. Đây nhất định là cuộc khủng hoảng giáo dục vì nhiều người tốt nghiệp không được chuẩn bị để phát triển kĩ năng đúng mà sẽ làm cho họ thành người có việc làm. Kết quả là nhiều người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp nhưng nhiều việc làm không thể được lấp đầy, hay được lấp bằng công nhân nước ngoài.”

Khi tôi ở châu Á, tôi đã khuyên các sinh viên ở đó: “Trong khi các kĩ năng đặc biệt được yêu cầu cho nhiều việc làm ở hải ngoại, nhưng có những kĩ năng phụ làm cho các em thành đáng mong muốn hơn đối với các công ti trên khắp thế giới như trao đổi, lãnh đạo, làm việc tổ và khiêm tốn trí tuệ, khả năng tạo mục đích cho công việc của các em, và trách nhiệm về mọi thứ các em làm. Các em có thể học những kĩ năng kĩ thuật, nhưng không có “kĩ năng mềm”, các em sẽ không đi xa trong nghề nghiệp của mình. Ngày nay phần lớn các trường thậm chí đã không dạy những kĩ năng mềm này nhưng các em phải phát triển chúng theo cách riêng của các em để chuẩn bị tốt hơn cho bản thân các em về công việc tương lai. Là thế hệ mới của thời đại số thức, các em phải đọc nhiều hơn và học nhiều hơn vì mọi thứ sẽ thay đổi. Các em phải giữ cho tâm trí mở, vì mọi thứ xảy ra cho các em đều là cơ hội để học tập.  Các em phải học lãnh đạo, cộng tác với người khác, và tạo ra thay đổi tích cực trên thế giới. Các kĩ năng như giải quyết vấn đề, lãnh đạo, làm việc tổ, thông cảm, trung thực, ý thức xã hội và tính trách nhiệm là rất quan trọng. Dù các em biết điều đó hay không, chúng ta đang dần dần chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin; từ kinh tế địa phương sang kinh tế toàn cầu; từ nền kinh tế hướng theo sản phẩm sang nền kinh tế hướng theo dịch vụ trong đó tri thức, kĩ năng, quan hệ cá nhân và làm việc tổ là nền tảng cho mọi công việc. Các em phải hiểu rằng vấn đề KHÔNG phải là bằng cấp các em có, mà là kĩ năng các em sở hữu, điều sẽ tạo ra khác biệt.”

“Ngày nay có nhu cầu khổng lồ về người phát triển phần mềm, chuyên viên hỗ trợ mạng, người phân tích hệ thống, chuyên viên an ninh máy tính, người quản lí hệ thông tin, người quản trị dữ liệu và kĩ sư phần mềm. Nếu các em vào đại học, chọn lựa tốt nhất là các lĩnh vực này và mọi điều các em cần là đưa nỗ lực nào đó vào trong bốn năm tới thì tương lai của các em gần như được đảm bảo. Nếu các em đã lựa chọn cái gì đó khác, các em có thể chuyển sang khoa học, công nghệ để nắm bắt các cơ hội này. Toàn thế giới đang cần những kĩ năng này và thầy chắc nước các em cần những kĩ năng này để cải tiến nền kinh tế của đất nước nữa. Trong thế giới cạnh tranh về công nghệ này, nền tảng của phòng thủ quốc gia là chính sách giáo dục tốt. Để phát triển phòng thủ quốc gia mạnh, mọi nước đều phải hội tụ vào giáo dục công dân của mình. Bên cạnh các môn kĩ thuật, sinh viên phải được giáo dục về các nguyên tắc luân lí và sự chính trực đạo đức. Nếu ý nghĩ của họ là thuần khiết và hoạt động của họ được hướng dẫn bởi các chủ định luân lí, thì họ sẽ có khả năng đóng góp tích cực cho đất nước của họ và cho sự thịnh vượng của mọi người.”

Dường như là điều mọi nước đều cần là nỗ lực cộng tác của công ti và những người lãnh đạo giáo dục để cải tiến các chỉ đạo khẩn thiết nhất cho tương lai của giáo dục: có lực lượng lao động công nghệ mạnh để đáp ứng cho việc tăng trưởng kinh tế. Điều đó có nghĩa là những người lãnh đạo chính sách giáo dục, hệ thống đại học, và những người lãnh đạo công nghiệp phải tới cùng nhau để tạo ra chiến lược “quản lí tài năng” quốc gia để xây dựng lực lượng lao động có tính cạnh tranh. Bằng việc cung cấp đào tạo một cách dự ứng trong cả các kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng mềm trong những sinh viên hiện thời và tương lai và thay đổi hệ thống giáo dục để cung cấp các kĩ năng liên quan tới thị trường, chúng ta có thể hi vọng bắc cầu qua kẽ hở tài năng đang ngày càng rộng ra này.”

 

—English version—

 

The Summer of 2015

This summer I spent eight weeks in China, and India to teach software engineering courses. I met many anxious students who asked me about the latest skills that they need to get a good job. I also met many managers who were desperate to hire skilled workers but complained that universities were not producing graduates with the right skills they need. As I have written many times in my blog about the disconnect between universities that are training the next generation of workers and the companies who are hiring them. This lack of collaboration is bad for countries that need to improve their economy and solve unemployment problem. When I was in London, the situation with Greece’s economy attracted a lot of attention but in my opinion, it is only the beginning. There are other European countries that have similar economic situation. I think Spain, Portugal, Italy and France will soon be next as their economic growth is low but the number of unemployment is very high. Few years ago, when I visited these countries their unemployment, especially among college graduates was already near 35%. I found that my Taxi driver was a college student; many people that worked in restaurants were college graduates and my tourist guide in Italy had a Master degree in clothing design.

The available of jobs in Science, Technology, Engineering and Mathematics (STEM) fields has drawn a lot of attention in the news but I do not know why the number of students enrolling in these fields has only shown a slight increasing in the past few years. Among the best jobs, computer technology is ranked number one with software engineers and computer science jobs are on the top of the list. Today technology industry is hiring more and company leaders say that they are willing to provide additional trainings. My question is: “Why not many students are selecting this field?” Why so many countries are having high-unemployed college graduates but shortage of technology workers?  Some people told me that there was a lack of information about career development and proper guidance for students on the selecting fields of study. That may be true several years ago, but today with the Internet, Facebook, Twitter and thousands of news websites, I do not believe this is a good excuse. A technology manager told me: “Recently we stopped hiring college graduates based on degree because many do not have the skills that we need. I do not know what they learn in schools but we do not consider degree as the factor for hiring anymore.” Laszlo Bock, the Vice President of Google wrote that many college degrees are worthless, so his company is now testing all job applicants for skills before hiring them. My question is: “Are we having an employment crisis or an education crisis?”

When I was teaching in Asia, many students approached me for advices on the latest skills that they need in order to get oversea jobs. In past years, my software engineering courses often had about hundred students, but this year the Big data analytics course had over five hundreds. Most Asian students already knew this is “Hot” skill that they need. When I was in Europe, I found that each year over 100,000 skilled technology workers were “imported” from India and China to work there, but the shortage is still critical. Few days ago, I sat in a London restaurants with five Indian software developers, just came in from Mumbai to work there. The person served our table was a college students studying fashion design. She explained: “It is very difficult to get a job in the fashion market today due to fierce competition.” I asked: “Then why don’t you study computer science?” She explains: “It is too difficult.”

My friend, Charles told me: This college unemployment crisis is deeply rooted in the inability to cooperate between industry and university and it is common throughout Europe as every country has the same problem. The schools do not see the need to change, as there is no urgency to do anything. Teachers continue to teach whatever they taught in the past many years. Students are allowed to “Pass” courses to go to the next class without any problem. The curriculum is still the same for many years so they are unable to prepare students for today’s jobs. This is definitely an education crisis because many graduates are not prepared to develop proper skills that would make them employable. The result is many college graduates are unemployed but many jobs cannot be filled, or being filled by foreign workers.”

When I was in Asia, I advised students there: “While specialized skills are required for many jobs oversea, but there are additional skills that make you more desirable to companies all over the world such as communication, leadership, teamwork and intellectual humility, the ability to attribute purpose to your work, and the responsibility of everything you do. You can learn technical skills, but without “soft-skills”, you will not go far in your career. Today most schools did not even teach these soft-skills but you should develop them on your own to better prepare yourselves for future jobs. As the new generation of the digital age, you must read more and learn more because things will change. You must keep an open mind, as everything that happens to you is an opportunity to learn.  You must learn to lead, to collaborate with others, and create positive change in the world. Skills like problem solving, leadership, teamwork, empathy, honesty, social conscious and responsibility are very important. Whether you know it or not, we are gradually moving from an industrial age to an information age; from a local economy to a global economy; from products oriented economy to services oriented economy in which knowledge, skills, personal relationships and teamwork are the foundations to all works. You must understand that it is NOT about the degree that you have, but the skills that you possess, will make the difference.”

“Today there is huge needs for software developers, network support specialists, systems analysts, computer security specialists, Information systems managers, data administrators and software engineers. If you are entering college, the best choices are these fields and all you need is to put in some efforts for the next four years than your future is almost guaranteed. If you already selecting something else, you could switch to science, technology to capture the opportunities. The whole world needs these skills and I am sure your country needs these skills to improve its economy too. In this competitive world of technology, the foundation of national defense is a good educational policy. In order to develop a strong national defense, every country must focus on the education of its citizens. In addition to technical courses, students should be educated in the principles of ethics and moral integrity. If their thoughts are pure and their activities are guided by an ethical purpose, then they will be able to contribute positively to their country and for the prosperity of everybody.”

It seems that what every country need is a collaborative effort by companies and educational leaders to improve the most urgent directives for the future of education: To have a strong technological workforce to meet the need of a growing economy. That means education policy leaders, university systems, and industry leaders must come together to create a national “talent management” strategy in order to build a competitive workforce. By proactively provide trainings in both technical and soft-skills among current and future students and modifying the education system to provide market-relevant skills, we can hope to bridge this widening talent gap.”