Kiểm tra hàng tuần và bài thi lớn

Khi dạy kĩ nghệ phần mềm ở châu Á, tôi thường cho sinh viên bài kiểm tra hàng tuần. Điều này tương phản hoàn toàn với hệ thống giáo dục nơi sinh viên chỉ có hai hay ba bài kiểm tra mọi học kì và một bài thi lớn vào cuối năm học. Một giáo sư hỏi: “Tại sao kiểm tra hàng tuần? Cái gì học sinh đã học trong tuần phải được kiểm tra?” Tôi bảo ông ấy: “Phương pháp học tích cực yêu cầu có kiểm tra thường xuyên để cung cấp tiến bộ cho sinh viên. Phần lớn sinh viên không biết liệu họ có thực sự học tài liệu hay có thể áp dụng được tri thức để giải quyết vấn đề. Là thầy giáo, chúng ta cũng không biết liệu sinh viên có thực sự học cái gì đó hay không? Hay họ có thể áp dụng được nội dung tốt hay không. Đó là lí do tại sao tôi có câu hỏi kiểm tra hàng tuần.”

Bằng việc cung cấp phản hồi cho sinh viên liên quan tới tiến bộ của họ trong tuần đó, sinh viên sẽ hiểu họ đã học tốt tài liệu thế nào. Điều quan trọng là sinh viên biết về tiến bộ của họ hướng tới kĩ năng được phát triển. Phương pháp học tích cực cho phép sinh viên biết chỗ họ đang ở trong quá trình học, nơi họ đang tới, và họ phải đi thêm bao nhiêu nữa cho tới khi họ thực sự làm chủ tài liệu môn học. Quan niệm rằng sinh viên có thể “thấy” tiến bộ của họ là quan trọng vì trong học tích cực, sinh viên chịu trách nhiệm cho việc học của họ. Triết lí học tích cực nói rằng dưới các hoàn cảnh hướng dẫn thích hợp, mọi sinh viên đều có thể học điều được dạy. Phương pháp này yêu cầu rằng tài liệu lớp học phải được tổ chức thành các đơn vị rời rạc nơi việc làm chủ hoàn toàn được yêu cầu trước khi chuyển sang đơn vị tiếp để cho sinh viên sẽ không chỉ học cái gì đó mà còn có khả năng áp dụng nó nữa. Phương pháp học tích cực xem xét việc học như quá trình hay cuộc hành trình nơi sinh viên chuyển việc học một tài liệu giảng dạy sang tài liệu tiếp dưới sự hướng dẫn và đánh giá của thầy giáo. Họ không đi sang đơn vị tiếp chừng nào họ chưa thực sự học và có khả năng áp dụng chúng tương ứng. Đó là lí do tại sao bài kiểm tra hỏi hàng tuần được cần để đánh giá tiến bộ học tập của họ.

Bằng việc thiết kế tài liệu môn học từ đơn vị dễ tới khó hơn, và để sinh viên đi từ mức này sang mức khác sẽ để cho họ học và áp dụng kĩ năng để đạt tới các mục tiêu học tập. Lúc ban đầu sinh viên học giải quyết vấn đề với nhiều giúp đỡ từ thầy giáo rồi khi sinh viên trở nên lão luyện hơn với việc giải quyết vấn đề, thầy giáo cung cấp ngày càng ít hướng dẫn cho tới khi sinh viên tự mình giải quyết vấn đề một cách độc lập. Đó là lí do tại sao phương pháp học tích cực là phù hợp hơn cho giáo dục dựa trên STEM (Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học) vì nó hội tụ vào phát triển kĩ năng để giải quyết vấn đề thay vì ghi nhớ sự kiện như phương pháp truyền thống. Nói cách khác, phương pháp học tích cực là quá trình quản lí việc phát triển kĩ năng, cái ở bên ngoài năng lực của sinh viên, để cho họ có thể tập trung vào việc học các kĩ năng bên trong năng lực của họ. Một khi đơn vị đó được học, sinh viên chuyển sang đơn vị khác, điều xây dựng trên đơn vị trước. Với từng đơn vị, có kiểm tra để cung cấp sự tiến bộ cho sinh viên và để đảm bảo rằng họ có kĩ năng. Kiểm tra hàng tuần cũng duy trì mối quan tâm của sinh viên trong việc học vì họ đi từ mức nọ sang mức kia với kinh nghiệm khác nhau và đạt tới thành công khi họ tiến bộ hướng tới mục tiêu môn học.

Đến cuối môn học, những bài kiểm tra cuối cùng thường khó khăn và thách thức hơn. Sinh viên phải chứng minh rằng họ có cả tri thức và kĩ năng để giải quyết chúng. Về căn bản, kiểm tra cuối cùng sẽ không thể nào giải quyết được mà không có kinh nghiệm và kĩ năng đã được phát triển từ các mức đi trước. Khi sinh viên hỏi tôi: “Có bài thi lớn ở cuối môn học không?” Tôi hỏi họ: “Bài thi nào? Các em đã có mười cho tới mười hai bài kiểm tra và điều đó tạo nên điểm cuối cùng của các em. Các em đã chứng minh cho thầy rằng các em biết rõ về tài liệu và đã phát triển kĩ năng của các em. Thầy không cần kiểm tra các em bằng bài thi lớn nữa. Các em tất cả đều đã thi đỗ môn học.” Bạn có thể thực sự thấy sự nhẹ nhõm lớn trong sinh viên vì không có bài thi chung khảo trong môn học của tôi.

 

—English version—

 

Weekly test and Big exam

When teaching software engineering in Asia, I often give students weekly tests. This is quite contrast to the education system there where students only have two or three tests every semester and one big exam at the end of the school year. A professor asks: “Why weekly test? What have students learned in a week that must be tested?” I told him: “Active learning method requires having frequent test to provide progress to the students. Most students do not know whether or not they really learned the materials or can apply the knowledge to solve problem. As teachers, we also do not know whether the students’ really learn something or not? Or can they apply the content well or not. That is why I have weekly quiz.”

By provide feedback to the student regarding their progress on that week, students will understand how well they have learned the materials. It is an important that students know about their progress toward a skill to be developed. Active learning method allows the students to know where they are in the learning process, where they are going, and how much further they have to go until they really master the course materials. The concept that students can “see” their progress is important because in active learning, students are responsible for their learning. The active learning philosophy states that under appropriate instructional conditions, all students can learn what is taught. The method requires that classroom materials be organized into discrete units where complete mastery is required before moving to the next unit so students will not just learn something but must be able to apply it too. The active learning method considers the learning as a process or a journey where students learn one instruction materials to the next under the guidance and evaluation of the teachers. They do not go to the next unit until they really learn and are able to apply them accordingly. That is why a weekly quiz is needed to evaluate their learning progress.

By design the course materials from easy to more difficult units, and let students to go from the one level to another will let them learn and apply skill to achieve the learning objectives. In the beginning students learn to solve problems with a lot of helps from teachers then as students becomes more adept at solving the problems, the teacher provides less and less guidance until students are independently solving problems by themselves. That is why active learning method is more suitable for STEM-based education (Science, Technology, Engineering, and Math) because it focuses on developing skills to solve problems rather memorize facts like the traditional method. In other word, Active learning method is the process of managing the developing of skills that are beyond the students’ capacity, so that they can focus on learning the skills within their capability. Once that a unit is learned, students move to another unit which builds upon the previous. For each unit, there is test to provide progress to the student and ensures that they have the skill. Weekly test also maintain students’ interest in learning as they moves from level to level having different experiences and achieving success as they progress toward the course objectives.

At the end of the course, the last few tests are usually more difficult and challenging. Students must prove that they have both the knowledge and the skills to solve them. Basically, the final test would not be possible to solve without the experience and skills developed from the preceding levels. When students ask me: “Is there a big exam at the end of the course?” I ask them: “What exam? You already have ten to twelve tests and that constitute your final grade. You have proved to me that you know the materials well and have developed your skills. I do not need to test you with big exam anymore. You are all passed the course.” You can really see a big relief among students as there is no final exam in my course.