Lời khuyên cho học sinh đi học ở Mĩ

Học sinh tới học tập ở Mĩ đã được bảo rằng trường Mĩ khác với trường của họ và họ sẽ cần thay đổi thói quen học tập. Mặc dầu nhiều người đã nghe nói  về lời khuyên này, họ không biết cách thay đổi và phải làm gì để thành công. Thiếu hiểu biết và chuẩn bị từ trước về thời gian là nguyên nhân chính làm cho sinh viên thất vọng, chán nản và thậm chí thất bại.

Ở nhiều đại học Mĩ, nhiệm vụ đọc tài liệu là thông thường, và các giáo sư mong đợi rằng sinh viên đọc tài liệu TRƯỚC KHI tới lớp vì thời gian trên lớp được dùng cho thảo luận. Nếu sinh viên không đọc trước khi lên lớp, họ có thể không hiểu tài liệu được thảo luận và có thể không học tốt trong lớp. Khi dạy cho sinh viên nước ngoài, tôi thấy rằng nhiều người đã không có thói quen đọc tốt, nhiều người đã gặp khó khăn với sách và bài báo viết bằng tiếng Anh. Mặc dầu nhiều người có điểm TOEFL tốt và đã qua SAT với số phần trăm cao, kĩ năng đọc của họ là không phù hợp cho học tập ở đại học. Để chuẩn bị cho việc học ở Mĩ sinh viên cần phát triển thói quen đọc tốt, sớm nhất có thể được, và họ cần đọc sách tiếng Anh, không phải là sách đã được dịch sang tiếng nước họ.

Đọc là thói quen cần thời gian để phát triển. Học từ sách giáo khoa yêu cầu nhiều tập trung, nhưng nhiều sinh viên không có thói quen đọc tốt. Khi học sách giáo khoa, nhiều người thường đeo tai nghe để nghe nhạc từ điện thoại di động của họ. Với nhạc đầy tai, họ nhanh chóng lướt qua vài trang và kết luận rằng họ đã làm việc học đủ rồi. Trước khi thi, họ ghi nhớ vài định nghĩa then chốt và làm chúng tương đương với việc học.  Đó là lí do tại sao nhiều người không thể giải quyết được vấn đề hay trả lời được câu hỏi trong bài kiểm tra. Sinh viên thường hỏi tôi: “Sao thầy không hỏi về các định nghĩa? Sao thầy cho bài kiểm tra khó?” Tôi giải thích: “Trong giáo dục truyền thống, nhiều kì thi đều hội tụ vào câu hỏi “CÁI GÌ” và ghi nhớ là đủ tốt để qua kì thi. Nhưng trong giáo dục của Mĩ, phần lớn các câu hỏi là về “TẠI SAO” và “THẾ NÀO”.” Biết khái niệm là KHÔNG đủ, các em phải có khả năng GIẢI THÍCH và ÁP DỤNG khái niệm để qua được kì thi. Đó là cách tiếp cận khác nhau giữa hai hệ thống giáo dục. Chừng nào các em chưa hiểu cách tiếp cận này và đổi thói quen học tập, các em có thể không học tốt.”

Thói quen học tập là KHÔNG dễ thay đổi, đặc biệt khi các em học trong ngôn ngữ khác. Cho dù tôi đã giải thích điều đó rõ ràng trong mọi lớp, nhiều sinh viên vẫn không thể thay đổi đủ nhanh. Tôi thường thấy rằng sinh viên liên tục học theo cùng cách như họ đã học trong quá khứ thế rồi lại trượt kì thi. Sinh viên bảo tôi rằng họ dành nhiều thời gian để học tập hơn trong quá khứ nhưng bằng cách nào đó họ vẫn trượt. Tôi giải thích: “Vấn đề KHÔNG phải là các em học bao nhiêu thời gian. Vấn đề KHÔNG phải là các em học chăm chỉ thế nào, mà các em cần đổi cách các em học. Các em phải đi ra ngoài việc chỉ hiểu khái niệm bằng việc học cách áp dụng chúng, bằng không các em sẽ không học tốt được.” Để thành công, điều quan trọng cho sinh viên là hội tụ vào thay đổi thói quen học tập của họ sớm nhất có thể được bằng việc hội tụ nhiều hơn vào “TẠI SAO” và “THẾ NÀO”.

Khi sinh viên học trong tiếng Anh, họ cần từ điển để tra các thuật ngữ, và điều đó yêu cầu nhiều thời gian học hơn. Nhiều người thức thật khuya trong đêm để học, nhưng khi họ tới lớp, họ mệt mỏi, cảm thấy buồn ngủ, và gặp khó khăn không tập trung được vào bài giảng. Nhiều giáo sư mong đợi sinh viên chịu trách nhiệm cho việc học của họ. Nếu sinh viên không tới lớp, họ không kiểm sự có mặt. Nếu sinh viên không hỏi câu hỏi hay tham gia vào trong thảo luận trên lớp, họ không chú ý. Nếu sinh viên trượt, đó là vấn đề của sinh viên và nếu họ trượt nhiều lớp, họ sẽ bị đuổi khỏi trường. Tôi thường khuyên: “Thầy biết nhiều người trong các em dành thời gian và tiền bạc cho các lớp học tiếng Anh để qua được TOEFL hay IELTS để được nhận vào các trường của Mĩ. Nhưng để thành công ở đây, các em cần kĩ năng đọc và hiểu tốt. Tốt hơn cả là phát triển những kĩ năng này TRƯỚC KHI tới đây hơn là vật lộn trong lớp, bị điểm thấp, hay thậm chí trượt.”

Nhiều môn học đại học chỉ có thi giữa kì và cuối kì. Sinh viên không phải học cho kì thi vào vài tuần đầu và có nhiều thời gian cho các hoạt động khác. Nhiều sinh viên không bắt đầu học tập mãi cho tới vài ngày trước khi thi. Vì họ thường học nhồi nhét trước khi thi ở trung học và đã thi tốt cho nên họ được thuyết phục rằng họ vẫn có thể làm được điều đó. Khi họ bị tràn ngập bởi quá nhiều thứ phải đọc, quá nhiều thứ phải biết, họ không biết phải làm gì. Đây là nguyên nhân chính cho việc trượt xảy ra mọi năm cho những sinh viên này. Tôi thường khuyên họ: “Các em có nhiều sao lãng như nhớ nhà, không quen thuộc với tiếng Anh, khó điều chỉnh theo trường mới, và không quen thuộc với hệ thống giáo dục. Nhưng các em phải vượt qua những khó khăn này bằng việc tập trung mọi nỗ lực để thay đổi thói quen học của các em. Nếu các em đưa nỗ lực hết sức của mình vào năm thứ nhất, các em sẽ học tốt các năm còn lại. Mọi cuộc hành trình đều bắt đầu bằng bước đầu tiên, và các em phải làm cho bước thứ nhất này là ưu tiên.”

Sinh viên thường hỏi tôi: “Em phải làm gì để thành công trong các trường Mĩ?” Tôi khuyên: “Thứ nhất, các em phải “Học để hiểu sâu” bằng việc đặt câu hỏi thường xuyên với mọi sự kiện, thông tin, công thức, khái niệm. Bằng việc hỏi “Tại sao” và “Thế nào” và “Điều này nghĩa là gì?” các em sẽ hiểu chúng ở “mức sâu hơn” là chỉ biết định nghĩa hay biểu diễn. Thứ hai, các em phải “Học cách học nhanh” vì ngày nay tri thức gấp đôi lên cứ sau hai năm và tràn ngập mọi thứ. Các em phải phát triển kĩ năng đọc tốt hơn để cho các em có thể đọc nhanh và học nhanh. Xu hướng hiện thời trong giáo dục là tích hợp đa lĩnh vực để thúc đẩy phát kiến. Các nhà giáo dục gọi nó là “cách tiếp cận đan chéo bộ môn” và bắt đầu áp dụng chúng trong nghiên cứu tại các đại học hàng đầu, nhưng khái niệm này đang lan rộng nhanh chóng bây giờ. Để thành công hôm nay và tương lai các em cần là “người xuyên bộ môn” có khả năng thiết lập kết nối giữa các lĩnh vực khác nhau. Điều này nghĩa là các em phải đọc nhiều để mở rộng tri thức vào trong các lĩnh vực khác như triết học, nhân văn, kiến trúc, nghệ thuật, xã hội học, toán học, khoa học, và công nghệ. Cách tiếp cận “xuyên bộ môn” này sẽ giúp các em kết nối các thay đổi khi chúng xảy ra cho nên các em có thể thích ứng chúng cho cuộc sống chuyên nghiệp của các em. Thứ ba, các em phải “Học nghĩ theo cách phê phán về nguyên nhân và hậu quả” điều là khả năng để hiểu tình huống một cách toàn bộ để thực hiện các ý tưởng của các em trong hành động. Một số người gọi khái niệm này là “Tư duy thiết kế” hay khả năng kết nối các bộ phận khác loại vào một tổng thể cố kết, biết điều các em làm và cái gì sẽ là hậu quả để cho các em có thể tránh phạm sai lầm.”

Giáo dục truyền thống đang hội tụ vào cá nhân và cạnh tranh giữa các các cá nhân được coi là bình thường. Học sinh cạnh tranh trong lớp để có điểm tốt hơn, trong thi cử để được phần trăm cao hơn. Tuy nhiên, giáo dục Mĩ đang hội tụ nhiều hơn vào làm việc theo tổ. Là học sinh, các em cần học cách làm việc trong tổ. Các em làm việc với bạn trong trường, các em học làm việc với những người khác nhau ở những phần khác nhau của cuộc sống làm việc của các em. Các em cần xây dựng mối quan hệ tốt với bất kì ai các em phải làm việc cùng, cho nên các em phải học cách lắng nghe tốt và ở trong giao thiệp tốt với mọi người. Khổng tử dạy rằng “Có thầy giáo bất kì khi nào ba người ở cùng nhau.” Nếu các em học cách lắng nghe và kính trọng người khác, các em sẽ học nhiều hơn vì từ mọi người, kể cả những người ít giáo dục hơn nhiều so với các em, luôn có cái gì đó để dạy các em.

Lời khuyên cuối cùng của thầy là trong khi các em cần phải nhanh trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, các em cũng cần học “KHÔNG vội” bằng việc nắm lấy “khoảnh khắc” để tận hưởng “niềm vui cuộc sống.” Có nhiều thứ trong cuộc sống hơn chỉ là học tập, đỗ kì thi, và có việc làm tốt. Cuộc sống đại học là quí giá và đầy những kỉ niệm lớn. Không vội cũng sẽ cho phép các em đánh giá cao những điều kì diệu trong cuộc sống của các em như biết ơn bố mẹ, những người đã giúp các em; hay bằng quan sát mặt trời lặn đẹp cùng bạn thân, hay dành thời gian chỗ đơn độc để theo đuổi an bình bên trong để hiểu “cái tại sao” của cuộc sống. Qua lòng biết ơn sâu sắc như vậy các em sẽ trở nên đích thực hơn và là người tốt hơn.

 

— English version—

 

Advice to students who study in the U.S.

Students who come to study in the U.S. have been told that U.S. school is different from their school and they will need to change their studying habit. Although many have heard of this advice, they do not know how to change and what to do to succeed. The lack of understanding and preparation ahead of time are the primary causes of students’ frustration, depression, and even failure.

In many U.S. college, reading assignments are common, and professors expect that students read them BEFORE coming to class as class time is used for discussion. If students do not read before the class, they may not understand the materials being discussed and may not do well in class. When teaching foreign students, I found that many did not have a good reading habit, many were having difficulty with books and articles written in English. Although many had good TOEFL score and passed the SAT with a high percentage, their reading skills were not suitable for college study. To prepare for the study in the U.S. students need to develop a good reading habit, as early as possible, and they need to read books in English, not the books that have been translated into their language.

Reading is a habit that needs time to develop. Learning from textbooks requires a lot of concentration, but many students do not have a good reading habit. When study textbooks, many often put in earphone to listen to music from their mobile phone. With music filling their ears, they look quickly through few pages and conclude that they have done enough studying. Before the exam, they memorize a few key definitions and equate them with learning.  That is why many cannot solve problems or answer questions in the tests. Students often asked me: “Why don’t you ask about definitions? Why make the tests difficult?” I explained: “In traditional education, many exams are focusing on the “WHAT” questions and memorization is good enough to pass. But in the U.S. education, most questions are about the “WHY” and the “HOW.”” Knowing the concept is NOT enough, you should be able to EXPLAIN and APPLY the concept to pass the exams. That is the difference approach between two education system. Unless you understand this approach and change your study habit, you may not do well.”

Studying habit is NOT easy to change, especially when you are learning in another language. Even I have explained it clearly in every class, many students could not change fast enough. I often found that students continue to study the same way as they did in the past then fail the exams again. Students told me that they spent more time to study than in the past but somehow they still failed. I explained: “It is NOT how much time you study. It is NOT how hard you study, but you need to change the way you study. You must go beyond just understand the concept by learning how to apply them, else you will not do well.” To succeed, it is important for the student to focus on changing their study habit as early as possible by focusing more on the “WHY” and the “HOW.”

As students are studying in English, they need a dictionary to check for terminologies, and it requires more time to learn. Many stay up late at night to study, but when they come to class, they are tired, fell asleep, and having difficulty to focus on the lecture. Many professors expect students to be responsible for their learning. If students do not come to class, they do not check. If students do not ask a question or participate in class discussion, they do not pay attention. If students fail, that is their problem and if they fail many classes, they will be expelled from school. I often advised: “I know many of you spend time and money for English tutorials to pass the TOEFL or IELTS to get admission to U.S. Schools. But to succeed here, you need strong reading and comprehension skills. It is better to develop these skills BEFORE coming here than to struggle in class, have a lower grade, or even failure.”

Many college courses only have one midterm and a final exam. Students do not have to study for the exams in the first few weeks and have a lot of time for other activities. Many students do not start to study until few days before the exam. Since they used to cram before exams in high school and did well so they are convinced that they can still do it. When they are overwhelmed by so much to read, so many things to know, they do not know what to do. This is the major cause of failures that happen every year for these students. I often advised them: “You have many distractions such as missing home, unfamiliar with English language, difficulty to adjust to new school, and not familiar with the education system. But you should overcome these difficulties by focus all efforts to change your study habit. If you put your best effort in the first year, you will do well for the rest. Every journey starts with the first step, and you must make this first step a priority.”

Students often asked me: “What should I do to succeed in the U.S schools?” I advised: “First, you must “Learn to understand deeply” by constant questioning all the facts, information, formulas, concept. By asking “Why” and “How” and “What does this mean?” you will understand them at “deeper level” than just knowing the definitions or representations. Second, you must “Learn how to learn fast” because today knowledge doubles every two years and overwhelm everything. You must develop better reading skills so you can read fast and learn fast. The current trend in education is the integration of multi-fields to promote innovations. Educators called it “cross-disciplines approach” and began to apply them in research at top universities, but this concept is spreading rapidly now. To succeed today and the future you need to be a “trans-disciplinarian” be able to establish connections between different fields. This means you must read more to broaden your knowledge into other fields such as philosophy, humanities, architecture, arts, sociology, math, science, and technology. This “trans-disciplinary” approach will help you to connect to changes as they happen so you can adapt them to your professional life. Third, you must “Learn to think critically about causes and effects” which is the ability to understand the situation totally to implement your ideas into actions. Some people called this concept “Design thinking” or the ability to connect disparate parts into a cohesive whole, knowing what you do and what will be the results before even implement it. Design thinking allows you to understand what you do and what will be the consequences so you can avoid making mistakes.”

Traditional education is focusing on the individual and competition among individual is considered normal. Students compete in the class for a better grade and compete in exams for a higher percentage. However, the U.S. education is focusing more on teamwork. As students, you need to learn how to work in teams. You work with friends in school, you learn to work with different people at different parts of your working life. You need to build a good relationship with whoever you have to work with so you must learn how to listen well and be in good terms with all person. Confucius taught that “There is a teacher whenever three people are together” if you learn how to listen and respect others, you will learn more because of everyone, including people with much less education than you, has something to teach you.

My last advice is while you needs to be fast in this rapidly changing world, you also needs to learn “NOT to hurry” by capturing the “moments” to enjoy the “joys of life.” There are more things in life than just study, pass exams, get a degree, and have a good job. College life is precious and full of great memories. Not hurrying will also allow you to appreciate the wonderful things in your life such as be grateful for your parents who have helped you; or by watching a beautiful sunset with a good friend, or spend time in solitude to pursue the inner peace to understand the “why” of life. Through such profound gratitude you will become more authentic and a better person.