Một thầy giáo viết cho tôi: “Tại sao học sinh cần đọc tài liệu trước khi lên lớp? Cái gì sai với đọc bài giảng? Có bằng chứng rằng học chủ động là tốt hơn đọc bài giảng không? Làm sao việc đó có tác dụng trong môn văn hay môn sử. Xin thầy giải thích.”
Đáp: Tôi dạy khoa học và công nghệ và đã từng dùng phương pháp học chủ động trong nhiều năm. Nó có tác dụng tốt cho tôi và học sinh của tôi. Tôi KHÔNG biết phương pháp này có thể áp dụng thế nào cho các môn học khác như lịch sử, xã hội học hay văn học v.v. Sau rốt, là thầy cô giáo, chúng ta chọn phương pháp nào là tốt nhất cho học sinh của mình và đó là chọn lựa của chúng ta.
Trong lớp của tôi, tôi yêu cầu học sinh đọc tài liệu được phân công hay xem đoạn video ngắn TRƯỚC KHI lên lớp. Lúc bắt đầu mỗi lớp, tôi dành ra quãng 10 phút cho bài kiểm tra câu hỏi ngắn để chắc học sinh đọc tài liệu hay xem video để họ được chuẩn bị tham gia vào thảo luận trên lớp. Quãng 5 phút trước khi kết thúc lớp, tôi cũng đề nghị họ điền vào vài câu hỏi ngắn về việc họ học tốt thế nào ở lớp đó và nhận diện những điều họ không hiểu rõ hay vẫn còn bị lẫn lộn, để giúp tôi chuẩn bị cho buổi lên lớp sau.
Khi tôi bắt đầu dạy quãng hai mươi nhăm năm trước, tôi đã chuẩn bị bài giảng của mình một cách cẩn thận rồi thấy rằng tôi chỉ đọc bài giảng cho một số nhỏ học sinh. Một số học sinh tin bài giảng là khó hiểu khi những người khác thấy nó là quá dễ không đủ để họ quan tâm. Tôi nhanh chóng biết rằng phương pháp đọc bài giảng là không hiệu quả vì có các mức học sinh khác nhau trong lớp. Một số người học nhanh khi những người khác học chậm hơn nhiều. Một số người có nền tảng tốt trong khi những người khác không có vì học sinh học mọi thứ một cách khác nhau. Tuy nhiên, trong lớp học truyền thống, phần lớn các thầy cô giáo vẫn tiếp tục đối xử với mọi học sinh như cùng một mức. Học sinh tiên tiến muốn thầy cô đi nhanh hơn vì họ đã biết tài liệu rồi, nếu bài giảng là chậm họ phát chán. Các học sinh khác muốn thầy cô đi chậm hơn vì họ cần nhiều thời gian hơn để học, nếu bài giảng đi nhanh, họ bị lẫn lộn. Trong mọi lớp, một số học sinh học tốt khi những người khác tụt lại sau và không học được mấy. Trong trường hợp đó, nhiều người có thể không phát triển các kĩ năng để thành công trong thị trường việc làm. Khi học sinh không học tốt, một số người mất tự tin và thậm chí bỏ trường.
Tôi tự hỏi mình, làm sao tôi đặt cùng mức cho mọi học sinh được? Tôi bắt đầu thực nghiệm với phương pháp học chủ động. Tôi quay video bài giảng của tôi trong lớp trống dùng cùng tài liệu mà tôi vẫn dùng để đọc bài giảng và đăng chúng trực tuyến. Học sinh có thể xem nó, nếu cần, họ có thể xem lại cho tới khi họ học được kĩ tài liệu. Một số học sinh có thể xem nó một lần nhưng những người khác có thể xem nó nhiều lần tuỳ ý họ. Trong lớp, tôi cho bài giảng ngắn để tóm tắt các khái niệm quan trọng và dùng thời gian trên lớp cho học sinh thảo luận, thăm dò, giải quyết vấn đề để cho họ có thể học được các thứ ở mức sâu hơn. Bởi có ít thời gian đọc bài giảng, tôi có thể hỏi các câu hỏi để giúp cho học sinh học nhiều hơn và biết họ đang học tốt đến đâu dựa trên câu trả lời của họ. Trước khi lên lớp, học sinh có thể học theo nhịp riêng của họ bằng việc xem video hay đọc tài liệu dựa trên khả năng riêng của họ. Đến lúc tất cả họ tới lớp, phần lớn đã biết cái gì đó cho nên mức của họ là tương hợp nhiều hơn với nhau. Trong trường hợp đó, tôi chỉ cần trả lời câu hỏi, tạo điều kiện cho thảo luận, thăm dò các khái niệm mới, và để cho học sinh giải quyết vấn đề v.v.
Bằng việc dùng phương pháp học chủ động, học sinh học theo tốc độ riêng của họ tương ứng theo cách học của họ và chịu trách nhiệm cho việc học riêng của họ. Từ khi chấp nhận phương pháp này, tôi thấy thay đổi lớn trong việc học của học sinh của tôi. Họ không chỉ học nhiều hơn trước, mà họ còn có khả năng suy nghĩ theo quá trình học riêng của họ. Ngay cả những học sinh kém kĩ năng hơn cũng tiến bộ và bắt kịp nhanh chóng với học sinh tiên tiến. Nhiều người trong số họ đã thu được tự tin, và không còn cảm thấy bị căng thẳng trước bài kiểm tra ngắn hàng tuần. Điều tốt nhất không chỉ là họ học tốt trong lớp của tôi mà còn trong các môn khác vì họ đã phát triển cách học tốt hơn.
—English version—
Active teaching
A teacher wrote to me: “Why students need to read the materials before going to class? What is wrong with lecturing? Is there evidence that active learning better than lecturing? How does it work in literature or history courses Please explain.”
Answer: I teach science and technology and have been using active learning method for many years. It works well for me and my students. I do NOT know how this method can be applied to other subjects such as history, sociology or literature etc. After all, as the teachers, we select which method is best for our students and it is our choice.
In my class, I ask students to read the assigned materials or watch a short video BEFORE coming to class. At the beginning of each class, I spend about 10 minutes on a short quiz to make sure students do read the materials or watch a video so they are prepared to participate in the class discussion. About 5 minutes before the end of the class, I also ask them to fill out few short questions on how well they have learned on that class and identify things that they do not understand well or are still confused, to help me prepare for the next class.
When I began teaching about twenty-five years ago, I prepared my lecture carefully then found that I was only lecturing to a small number of students. Some students believed the lecture was difficult to understand when others found it was too easy to keep them interested. I learned quickly that the lecturing method was ineffective because there were different levels of students in the class. Some learned fast when others learned much slower. Some had a good foundation when others did not as students learned things differently. However, in a traditional classroom, most teachers continue to treat all students at the same level. Advanced students want the teachers to move faster because they already know the materials, if the lecture is slow they get bored. Other students want the teachers to move slower because they need more time to learn, if the lecture is fast, they get confused. In every class, some students learned well when other fell behind and not learned much. In that case, many may not develop the needed skills to succeed in the job market. When students do not learn well, some lose their confidence and even quit school.
I asked myself, how do I set the same level for all students? I began to experiment with the active learning method. I videotaped my lecture in an empty classroom using the same materials that I used to lecture and posted them online. Students can watch it, if needed, they can rewind it, and watch it again until they learn the materials well. Some students may watch it once but others may watch it many times as they wish. In class, I give a short lecture to summarize important concepts and use the class time for students to discuss, explore, solve problems so they can learn things at a deeper level. By have less time to lecture, I can ask questions to help students to learn more and know how well they are learning based on their answers. Before class, students can learn at their own pace by watching the videos or reading the materials based on their own. By the time they all come to class, most already know something so their level is more compatible with each other. In that case, I only need to answer questions, facilitate discussions, explore new concepts, and let students solving problems etc.
By using the Active learning method, students learn at their own speed according to their way of studying and responsible for their own learning. Since adopting this method, I saw a significant change in my students’ learning. Not only they learn much more than before, but they were able to reflect on their own learning process. Even lesser skilled students were advancing and caught up quickly to advanced students. Many of them were gaining confidence, and no longer feel stressed before the weekly quizzes. The best thing was not only they learned well in my class but also in other courses as they were developing a better way of learning.