Trong nhiều năm giảng dạy, tôi tin rằng có ba yếu tố xác định ra thành công của học sinh: Tri thức, Thái độ và Động cơ. Là thầy cô giáo, nếu chúng ta có thể đề cập tới ba yếu tố này, chúng ta có thể giúp học sinh học tập và phát triển những kĩ năng thích hợp để thành công trong nghề nghiệp của họ.
Khi học sinh vào đại học, thái độ và động cơ của họ là yếu tố then chốt cho việc học của họ. Với thái độ đúng, họ xác định cái gì, khi nào và làm sao họ sẽ học. Động cơ là yếu tố then chốt trong hướng dẫn chiều hướng, sự mãnh liệt và phẩm chất của việc học của họ. Khi học sinh đặt mục đích học tập của họ, biết điều họ muốn, mong đợi thành công, và nhận hỗ trợ mạnh từ thầy cô giáo của họ, họ sẽ học tốt.
Tôi bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải có bản kế hoạch nghề nghiệp và mục đích giáo dục. Học sinh phải biết điều họ muốn làm với cuộc sống của họ và tri thức và kĩ năng nào họ cần để xây dựng nghề nghiệp của họ. Không phải mọi học sinh vào đại học đều biết điều họ muốn hay có chiều hướng rõ ràng. Tất cả họ đều có ý tưởng mơ hồ mà thường phi hiện thực. Không có hướng dẫn thích hợp, một số người bị lẫn lộn hay thậm chí lạc lối. Ngày lên lớp đầu tiên điển hình cho sinh viên năm thứ nhất thường bắt đầu bằng đối thoại giữa bản thân tôi và học sinh. Chẳng hạn: “Tại sao các em vào đại học?” – “Vì tất cả bạn em đều vào đại học.” Hay “Vì bố mẹ em muốn em vào đại học.”
“Các em muốn học cái gì ở đại học?” – “Em không biết, cứ cái gì không khó là được.” Hay “Em muốn học máy tính.”
“Các em lập kế hoạch làm gì với giáo dục đại học của các em? – “Để được bằng cấp ạ.” Hay “Để có việc làm.”
“Loại việc làm nào? – “Bất kì việc nào làm ra nhiều tiền ạ.” Hay “Việc làm ở Google.”
“Vậy các em làm gì sau khi có việc làm? – “Mua xe hơi.” Hay “Có bạn gái (hay bạn trai)” Hay “Du lịch thế giới.”
“Cái gì tiếp?” – “Em không biết, có thể xây dựng gia đình.” Hay “Tại sao thầy cứ hỏi những câu hỏi khó?”
Chọn nghề nghiệp là một trong những quyết định quan trọng nhất mà học sinh sẽ làm. Nó tác động tới mọi thứ trong cuộc sống của họ. Nó cũng xác định tương lai của họ, nơi họ sẽ làm việc, nơi họ sẽ sống v.v. Chọn nghề nghiệp tốt có thể là khác giữa việc có cuộc sống tốt, được chất đầy bằng thoả mãn và hạnh phúc hay cuộc sống bị chất đầy bởi không thoả mãn và thất vọng. Trong nhiều năm giảng dạy, tôi thấy rằng chỉ có rất ít học sinh biết đích xác điều họ muốn tron cuộc sống. Phần lớn không biết và thường đưa rất ít nỗ lực vào việc chọn nghề nghiệp đúng mà không hiểu biết về các hậu quả. Điều chung với đa số mọi người là chọn một nghề đơn giản bởi vì bố mẹ họ muốn họ vậy hay đi theo lựa chọn của bạn bè. Một số người thậm chí còn hội tụ chỉ vào lương cao, danh giá, hay chạy theo mốt mà không biết bản thân họ và kết thúc trong cảm giác bị mắc kẹt sâu trong cái gì đó mà họ không làm tốt và bất hạnh với chọn lựa của họ. Có việc lập kế hoạch nghề nghiệp đúng là then chốt để chọn nghề mà sẽ dẫn tới nhiều năm được hoàn thành và thoả mãn.
Câu hỏi của tôi là bao nhiêu giáo sư sẽ nêu vấn đề này ra khi học sinh của họ bắt đầu vào đại học? Nhiều đồng nghiệp bảo tôi rằng điều đó KHÔNG PHẢI là việc làm của họ vì việc làm của họ là dạy, không phải là cho lời khuyên. Những người khác nói đó là việc của các cố vấn nghề nghiệp. Tôi KHÔNG đồng ý vì không có chiều hướng rõ ràng và mục đích giáo dục đúng, sẽ khó động viên học sinh học.
Tôi thường giải thích cho học sinh của tôi: “Nếu các em không biết tới bản thân em, đây là lúc dành cho em suy ngẫm để biết em muốn gì. Nếu các em không thăm dò đa nghề nghiệp và lựa chọn một nghề khớp với mối quan tâm của các em, vậy các em đang làm phí hoài thời gian của các em. Nếu các em không tìm thấy nghề nghiệp đúng từ bây giờ, vậy khi nào các em sẽ tìm? Và nếu em không có bản kế hoạch nghề nghiệp và mục đích giáo dục để đặt chiều hướng cho học tập của các em, các em có thể bị lạc, chỉ trôi giạt từ lớp này sang lớp khác. Các em chỉ có một thời gian ngắn bốn năm để lựa chọn nghề nghiệp của các em và nắm lấy các cơ hội. Nếu các em được dẫn lái, biết điều các em muốn, có mục đích và chiều hướng, các em có thể dễ dàng học qua mọi môn học của đại học này và thành công. Sau rốt, chiều hướng, nỗ lực, và động cơ các em đưa vào trong quá trình học của các em sẽ xác định các em thành công thế nào.”
—English version—
My teaching approach Part 1
For many years of teaching, I believe that there are three factors that determine students’ success: Knowledge, Attitudes, and Motivation. As teachers, if we can address these three factors, we can help students to learn and develop the appropriate skills to be successful in their career.
When students go to college, their attitudes and motivation are key factors for their learning. With proper attitudes, they determine what, when, and how they will learn. Motivation is the critical factor in guiding the direction, intensity, and quality of their learning. When students set their learning goals, know what they want, expect to succeed, and receive strong support from their teachers, they will do well.
I always require students to have a career plan and educational goals. Students must know what they want to do with their lives and what knowledge and skills they need to build their career. Not all students go to college knowing what they want or have a clear direction. They all have vague ideas that often are unrealistic. Without appropriate guidance, some get confused or even lost. A typical first-day of class for first-year students often start with conversations between myself and the students. For example: “ Why do you go to college?” – “Because all of my friends are going.” Or “Because my parents want me to go.”
“What do you want to learn in college?” – “I do not know, anything that is not difficult.” Or “I want to learn Computer.”
“What do you plan to do with your college education? – “Get a degree.” Or “Getting a job.”
“What kind of job? – “Any job that makes a lot of money.” Or “A job at Google.”
“Then what do you do after getting a job? – “Buy a car.” Or “Having a girlfriend (Or Boyfriend)” Or “Travel the world.”
“What is next?” – “I do not know, maybe getting married.” Or “Why do you keep asking difficult questions?”
Choosing a career is one of the most important decisions students will ever make. It impacts everything in their lives. It also determines their future, where they will work, where they will live, etc. Selecting a good career can be the difference between having a good life, filled with satisfaction and happiness or a life filled with dissatisfaction and disappointment. For many years of teaching, I found that there are only very few students know exactly what they want in life. Most do not know and often put very little effort into selecting a proper career without understanding the consequences. It is common for a majority to choose a career simply because their parents want them to or follow friends’ selection. Some even focus only on high pay, prestige, or trendy without knowing themselves and end up feeling stuck deep in something they do not do well and unhappy with their choices. Having proper career planning is the key to choosing an occupation that will lead to many years of fulfillment and satisfaction.
My question is how many professors would address this issue when students start to go to college? Many colleagues told me that that is NOT their job as their job is to teach, not to give advice. Others said that is the job of the career counselors. I do NOT agree because without clear direction and proper educational goals, it would be difficult to motivate students to learn.
I often explained to my students: “If you do not know yourselves, this is the time for you to do reflection to know what you want. If you do not explore multiple careers and select the one that fits your interests, then you are wasting your time. If you do not find a proper career now, then when would you? And if you do not have a career plan and educational goals to set the direction of your studying, you may get lost, just drifting from one class to others. You only have a short time of four years to select your career and seize the opportunities, If you are driven, know what you want, have a goal and direction, you can easily go through all of these college courses and be successful. After all, the direction, efforts, and motivation you put into your learning process will determine how successful you are.”