Mười lăm năm trước, khi lần đầu tiên tôi tới dạy ở châu Á, tôi đã ngạc nhiên khi bước vào lớp học và đột nhiên mọi học sinh lập tức đứng lên. Tôi phải mất một phút để nhận ra rằng họ đang biểu lộ sự kính trọng của họ với thầy giáo, điều là một phần của truyền thống của họ. Tất nhiên, là học sinh trong trường tiểu học và trung học ở Việt Nam, tôi đã làm cùng điều đó với các thầy cô giáo của tôi nhưng sống ở Mĩ trên 50 năm, tôi gần như quên mất truyền thống kì diệu này.
Truyền thống châu Á bao giờ cũng kính trọng mọi người vì địa vị, năng lực hay thành đạt của họ. Trẻ em được dạy phải kính trọng bố mẹ chúng và thầy cô giáo của chúng. Nhưng kính trọng không phải là một chiều như nhiều người nghĩ mà nó là hai chiều. Khi học sinh bầy tỏ kính trọng thầy cô giáo, thầy cô giáo cũng bầy tỏ việc đánh giá cao về hành vi của học sinh bằng cử chỉ cám ơn như nói: “Mời các em ngồi xuống.”
Trong thời đại thay đổi nhanh này, nhiều truyền thống tuyệt vời đã bị quên đi và nhiều năm đã trôi qua trước khi tôi khám phá lại truyền thống cổ đó. Tôi nhận ra rằng thái độ của chúng ta hướng tới học sinh tạo ra mọi khác biệt trong học tập của họ. Trong nhiều năm dạy ở Mĩ và châu Âu, tôi thường xuyên tự hỏi mình làm sao làm cho lớp của tôi tốt hơn và cái gì học sinh muốn học từ tôi. Tôi đã nghĩ rằng có tri thức kĩ thuật hiện thời nhất là quan trọng cho nên tôi cố gắng giữ cho tài liệu môn học của tôi được cập nhật. Nhưng sau khi dạy nhiều năm ở các đại học châu Á, tôi trở lại với kết luận mới: “Điều học sinh muốn nhất từ thầy cô giáo KHÔNG CHỈ là tri thức của họ MÀ CÒN là lòng tốt của họ, mối quan tâm và thái độ thông cảm hướng tới họ.”
Là thầy cô giáo, đôi khi chúng ta coi vai trò của mình quá nghiêm chỉnh và quá nghiêm khắc với họ. Chúng ta cần suy ngẫm về thái độ của chúng ta bằng việc tưởng tượng đảo ngược vai trò. Nếu chúng ta là học sinh ngày nay, chúng ta muốn cái gì từ thầy cô giáo? Tôi chắc rằng chúng ta có thể có những khác biệt về ý kiến nhưng theo kinh nghiệm của mình, tôi tin học sinh muốn có thầy cô giáo chăm nom cho họ. Là thầy cô giáo, chúng ta dành nhiều năm học và thu nhận tri thức để dạy nhưng chúng ta được dạy bao lâu về việc chăm nom? Tất nhiên, với nhiều thầy cô giáo, chăm nom là trong bản chất và nhân cách của họ, và đó là lí do tại sao họ chọn là thầy cô giáo. Tuy nhiên, không phải mọi09o người đều trở thành thầy cô giáo vì họ chăm nom cho học sinh hay giáo dục các thế hệ tương lai. Với một số người, nó chỉ là việc làm mà họ có thể tìm được. Trong thời rối loạn này lúc mà kính trọng là hiếm hoi trong xã hội đối với nghề dạy học, hơn bao giờ hết, chúng ta cần biểu lộ sự chăm nom và lòng tốt của chúng ta với học sinh của mình và tự nhắc nhở mình rằng chăm nom là lí do chính tại sao chúng ta trở thành thầy cô giáo.
—English version—
My humbled experience
Fifteen years ago, when I first came to teach in Asia, I was surprisuiked when entered the classroom and suddenly all students immediately stand up. It took me a minute to realize that they are showing their respect to the teacher which is part of their tradition. Of course, as a student in the elementary and high school in Vietnam, I did the same thing with my teachers but living in the U.S. for over 50 years, I almost forget this wonderful tradition.
Asian tradition always respects people for their position, abilities, or achievements. Children are taught to respect their parents and their teachers. But respect is not a one way as many people thought but two ways. As the students show respect to the teachers, the teachers also show the appreciation for the students ‘ behavior by a thanking gesture such as saying: “Please, sit down.”
In this fast changing time, many wonderful traditions have been forgotten and many years have passed before I rediscover that old tradition. I realized that our attitude toward students makes all the difference in their learning. For many years of teaching in the U.S. and Europe, I constantly ask myself how to make my class better and what the students want to learn from me. I thought that having the most current technical knowledge is important so I always try to keep my course materials up to date. But after teaching in several Asian universities, I came back with a new conclusion: “What the students want the most from a teacher is NOT ONLY their knowledge BUT ALSO their kindness, concern and empathy attitude toward them.
As teachers, sometimes we take our role too seriously and be too strict with them. We need to reflect on our attitudes by imagining a role reversals. If we are students today, what do we want from the teachers? I am sure that we may have differences of opinion but in my experience, I believe students want to have teachers who care for them. As teachers, we spend many years studying and acquiring knowledge to teach but how much time we are taught about caring? Of course, to many teachers, caring is in their nature and personality, and that is why they choose to be teachers. However, not all people become teachers because they care for students or to educate future generations. To some, it is just a job that they can find. In this turbulent time where respect is rare among the society for the teaching profession, more than ever, we need to show our caring and kindness to our students and reminding ourselves that caring is the main reason why we become teachers.