Tư duy và học tập độc lập

Đêm hôm qua, tôi tìm thấy một bài báo cũ trong Bài kiểm điểm công nghệ của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tháng mười năm 2012 liên quan tới một thực nghiệm đặc biệt và tôi muốn chia sẻ với các bạn:

 

Tổ nghiên cứu MIT bắt đầu bằng một câu hỏi: “Liệu có thể để học sinh học mà KHÔNG CÓ thầy giáo được không? Bản thân họ có thể dạy lẫn cho nhau mà không có sự giúp đỡ nào được không?

Để có câu trả lời, tổ nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts đi tới các làng xa xôi ở Ethiopia. Họ đặt vài cái hộp có chứa máy tính bảng bên ngoài nhiều lều và dùng máy quay video để quay phim các hoạt động. Khảo cứu này bắt đầu khi trẻ em trong làng này thấy những cái hộp này bên ngoài lều của chúng. Vì nhiều người trong chúng không bao giờ tới trường, không biết cách đọc, vì làng của họ ở trong rừng sâu không trường học, không sách vở, không thầy cô giáo. Chúng có mở các hộp ra không? Chúng sẽ làm gì? Những người nghiên cứu MIT thậm chí không chắc chắn. Không có hướng dẫn trong hộp về phải làm gì vì đằng nào thì những đứa trẻ này cũng không biết đọc. Vậy cái gì đã xảy ra?

Theo bài báo này, chỉ mất 5 phút cho chúng mở hộp ra, vớ lấy máy tính bảng bên trong, tìm công tắc bật/tắt, và bật nguồn máy lên. Những người nghiên cứu MIT choáng khi thấy rằng cho dù không có kinh nghiệm nào trước về dùng công nghệ, không có bất kì đào tạo chính thức nào, chúng thậm chí không biết tiếng Anh và không bao giờ đọc bất kì tài liệu in nào, nhưng trong vòng vài ngày, những đứa trẻ này đã tích cực chơi với máy tính bảng và có khả năng tải xuống 47 apps vào máy tính bảng. Hai tuần sau chúng đã có khả năng hát bài hát ABC. Và năm tháng sau, một số đứa trẻ “đã chọc ngoáy máy tính bảng” để chuyên biệt cái nhìn và cảm của máy tính.

Trong thực nghiệm này, trẻ em học dùng máy tính bảng cho dù KHÔNG CÓ thầy giáo, chừng nào chúng có thiết bị mà chúng có thể chơi thì chúng có thể tự giáo dục cho chúng. Tổ nghiên cứu MIT kết luận rằng: “Các nhà giáo dục truyền thống có thể học được từ thực nghiệm này rằng đôi khi họ cần cho học sinh cơ hội để học THEO CÁCH RIÊNG CỦA CHÚNG. Sau nhiều tháng quan sát và theo dõi lũ trẻ này, tổ làm tài liệu về ích lợi của việc tự học này như sau:

1. Có khác biệt giữa việc ghi nhớ tài liệu chỉ để thi đỗ kì thi và rồi quên hầu hết nó và việc hiểu quá trình học. Học sinh không được cho cơ hội tự học không phát triển kĩ năng về CÁCH học và cách phân tích khái niệm từ nhiều cách nhìn vì thầy giáo buộc họ phải tuân theo các chỉ dẫn nghiêm ngặt, điều can nhiễu tới tính tò mò tự nhiên của học sinh.

2. Tự học hội tụ vào quá trình, không vào mục đích: Quá trình tự học là cuộc phiêu lưu mà có thể bị phá huỷ khi điều quan trọng nhất hội tụ vào “đỗ” hay “trượt.” Học sinh phải học rằng “thất bại” cũng là cơ hội học tập và có thể trở thành hạt mầm cho thành công về sau.

3. Không phải mọi học sinh đều học theo cùng nhịp. Hệ thống giáo dục truyền thống buộc học sinh học theo lịch biểu và loại bỏ học sinh học chậm. Phương pháp học chủ động để thầy cô giáo giám sát lớp học và cho phép từng học sinh học theo nhịp riêng của họ.

4. Giáo dục truyền thống tạo ra sợ thất bại và cản trở ‘khả năng vận hành trong thế giới thực’ của học sinh. Tự học cho phép học sinh quản lí việc học riêng của họ, điều bao gồm quản lí thời gian và các kĩ năng khác. Môi trường làm việc không giống như lớp học nơi mọi thứ đều có phương pháp và theo lệ thường. Tự học yêu cầu học sinh phát triển các kĩ năng khác như lập kế hoạch và tạo danh sách ưu tiên và hạn chót để đạt tới mục đích của họ. Họ cũng phải học cách giải quyết hiệu quả với sao lãng.

5. Đam mê và tò mò phát triển việc học sâu hơn: Có khác biệt lớn trong động cơ nếu thầy cô cho phép học sinh học cái gì đó mà thực sự khơi gợi mối quan tâm của họ. Động viên vượt qua chướng ngại là dễ dàng hơn nhiều khi học sinh được phép chọn môn học nào để giải quyết trước.

6. Khi mọi thứ trở nên khó, những người không bỏ đi là người quyết tâm dựa vào ý thức tự học riêng của họ.

7. Người tự học nhận biết nhiều hơn về những điểm mạnh điểm yếu riêng của họ. Điểm yếu chỉ là nguy hiểm như mức độ dốt nát mà người này có về nó. Việc tự học buộc học sinh phải vật lộn bằng cả điểm mạnh và điểm yếu của họ qua quá trình học.

8. Khi quá trình này là một phần của mục đích, thất bại không hoàn toàn đáng sợ. Khi sợ thất bại biến mất, dễ học nghệ thuật tự phê bình hơn nhiều. Các thầy cô giáo và lớp học truyền thống ít tạo ra chỗ cho thất bại vì mọi thứ đều dựa trên điểm số và kì thi.

Việc học không phải bao giờ cũng là con đường thẳng tắp. Thường thì nó là bước đi lộn xộn với nhiều đường vòng. Người tự học sẵn sàng và có năng lực lèo lái quá trình này trong khi những học sinh được cho sẵn thông tin từ thầy cô giáo sẽ bị nản lòng khi họ liều thử theo cách riêng của họ.

Nguồn: https://www.technologyreview.com/s/506466/given-tablets-but-no-teachers-ethiopian-children-teach-themselves/

 

—English version—

 

Independent thinking and learning

Last night, I found an old article in the Massachusetts Institute of Technology (MIT) Technology Review dated October 2012 regarding a special experiment and I want to share with you:

 

The MIT research team began with a question: “Is it possible for the students to learn WITHOUT the teachers? Can they self-taught themselves without any help?

To get the answer, the Massachusetts Institute of Technology (MIT) research team went into a remote village in Ethiopia. They placed several boxes contain tablets outside of several huts and use a video camera to film the activities. The study began when cchildren in this village found these boxes outside their hut. Since many of them never go to school, do not know how to read, as their village is in a deep jungle with no school, no books, no teacher. Would they even open the boxes? What would they do? The MIT researchers were not even sure. There were no instructions in the box on what to do as these children cannot read it anyway. So what happened?

According to the article, it took only 5 minutes for them to open the box, grab the tablet inside, find the on/off switch, and power it up. The MIT researchers were shocked to find that even with no prior experience using technology, without any formal education, they do not even know English and never read any printed materials, but within a few days, these children were actively playing with their tablet and be able to download 47apps to their tablet. Two weeks later they were able to sing the ABC song. And five months later, some children “hacked the tablet” to customize the look and feel of the computer.

In this experiment, the children learn to use the tablet even WITHOUT a teacher, as long as they had a device that they can play with then they could educate themselves. The MIT research team concluded that: “Traditional educators can learn from this experiment that sometimes, they need to give students the opportunity to learn ON THEIR OWN. After several months of observing and watching these children, the team document the benefits of this self-learning as follow:

1. There is a difference between memorizing the materials just to pass an exam then forget most of it and the understanding of the process of learning. Students who are not given the opportunity for Self- learning do not develop the skill of HOW to learn and how to analyze a concept from multiple views because the teacher forces them to follow strict instructions that interfere with the student’s natural curiosity.

2. Self- learning focuses on the process, not the goal: The process of Self- learning is an adventure that can be destroyed when the primary is focusing on “passing” or “Failing.” Students should learn that “failure” is also a learning opportunity and could become the seed for success later.

3. Not every student is learning at the same pace. Traditional education system forces students to learn according to a schedule and eliminates slow learning students. An active learning method let the teacher monitor the classroom and allows each student to learn at their own pace.

4. Traditional education creates fears of failure and hampers students ‘ ability to function in the real world. Self- learning allowing students to manage their own learning which includes time management and other skills. The working environment is not like classrooms where everything is methodical and routine. Self- learning requires the student to develop other skills like planning and making priority lists and deadlines to achieve their goals. They must also learn how to deal with distraction effectively.

5. Passion and curiosity develop deeper learning: There is a big difference in motivation if teachers allowed students to learn something that truly piqued their interest. Motivation to climb over obstacles is far easier when the student is allowed to choose what subject to tackle first.

6. When things get tough, those who do not quit are the ones who are determined to rely on their own sense of self-learning

7. Self- learners are more aware of their own strengths and weaknesses. A weakness is only as dangerous as the level of ignorance the person has about it. Self- learning forces students to grapple with both their strengths and weaknesses through the learning process.

8. When the process is part of the goal, failure isn’t quite so scary. When the fear of failure disappears, it is much easier to learn the art of self-critique. Traditional teachers and classrooms make little room for failure as everything is based on grades and exams.

Learning is not always a straight path. Oftentimes it is a messy walk in the woods with a lot of detours. Self- learners are ready and capable of navigating the process whereas students that are fed information from the teacher will get discouraged when they venture out on their own.

Source: https://www.technologyreview.com/s/506466/given-tablets-but-no-teachers-ethiopian-children-teach-themselves/