Giáo dục cho ngày nay

Tuần trước tôi đã tới thăm Amazon Go, một cửa hàng tiên tiến không có thủ quĩ. Tôi bước vào trong cửa hàng, lấy vài mặt hàng: hai cuốn sách và cái bánh sandwich, và bước ra. Mọi thứ tôi mua sẽ được làm hoá đơn cho tài khoản Amazon của tôi. Công nghệ của cửa hàng bao gồm các cảm biến, máy quay chụp ảnh, và phần mềm trí khôn nhân tạo là tương tự với điều đã được dùng trong xe tự lái và cơ xưởng tự động hoá. Các cảm biến của cửa hàng phát hiện thứ tôi đã chọn, máy quay nhận diện tôi là khách hàng, và kiểm điện thoại di động của tôi cho ứng dụng Amazone Go mà tôi đã cài đặt vài ngày trước.  Việc bán hàng là nhanh chóng và thuận tiện nhưng nó là “kinh nghiệm thú vị” hoàn toàn vì không có thủ quĩ để tôi trả tiền. Trong thời gian ngắn ở đó, tôi chỉ thấy vài khách hàng như tôi vào mua cái gì đó rồi bước ra. Chẳng bao lâu nữa kiểu cửa hàng này sẽ là sẵn có trên khắp nước Mĩ và thậm chí trên khắp thế giới. Tôi nghĩ tới tất cả những người làm việc như thủ quĩ và hỗ trợ trong cửa hàng, lớn hay nhỏ, và tự hỏi họ có biết về điều này không? Và cái gì sẽ xảy ra cho họ khi công nghệ tiếp quản kế sinh nhai của họ?

Năm ngoái, tôi đã tới thăm một cơ xưởng được tự động hoá đầy đủ ở Đức nơi các robots làm giầy và quần áo thể thao mà không có một người ở sàn cơ xưởng. Mọi thứ đều được điều khiển bởi máy tính có phần mềm trí khôn nhân tạo. Người quản lí ở đó bảo tôi  rằng trong vòng một năm gì đó, họ sẽ xây dựng nhiều cơ xưởng giống thế trên khắp thế giới nhưng họ không cần công nhân vì công nghệ đang ngày càng tốt hơn và khôn hơn. Ông ấy giải thích: “Chính chi phí cho lao động làm cho giá thành cao, bằng việc đầu tư vào tự động hoá chúng tôi có thể làm tăng lợi nhuận và trong tương lai, tự động hoá sẽ là yếu tố then chốt trong mọi việc chế tạo.” Tôi nghĩ về tất cả những người đang làm việc như công nhân lao động trong cơ xưởng giầy dép và quần áo ở các nước đang phát triển, và tự hỏi họ có biết về điều này không? Và cái gì sẽ xảy ra cho họ khi công nghệ tiếp quản kế sinh nhai của họ?

Có nhiều xe hơi tự lái đang được kiểm thử trên phố của và các thành phố lớn khác ngày nay. Năm ngoái, tôi đã ngồi trên một chiếc xe tự lái đưa tôi từ Carnegie Mellon tới sân bay trong giờ giao thông cao điểm với hàng trăm xe chạy trên đường cao tốc. Nó là kinh nghiệm kinh hoàng cho tôi, nhưng mọi thứ đều tốt đẹp và không có tai nạn. Người quản lí công ti xe tự lái bảo tôi rằng trong vòng vài năm công nghệ này sẽ hoàn toàn phá huỷ toàn thể ngành công nghiệp vận tải. Sẽ không cần người lái xe. Tôi nghĩ về tất cả những người đang làm việc như người lái xe taxi hay xe tải ở các nước đang phát triển, và tự hỏi họ có biết điều này không? Và cái gì sẽ xảy ra cho họ khi công nghệ tiếp quản kế sinh nhai của họ?

Ngay cả với ai đó như tôi, người đã dành nhiều năm trong công nghiệp công nghệ và dạy các môn học trong trí khôn nhân tạo, học máy, và phân tích dữ liệu tại đại học, tôi vẫn bị ngạc nhiên về tốc độ của thay đổi công nghệ. Tôi nghĩ về tất cả những người, không chỉ công nhân lao động, mà còn cả công nhân văn phòng rằng những công nghệ này sẽ tác động và tự hỏi cái gì sẽ xảy ra trong mười năm tới, hay hai mươi năm tới. Tôi biết rằng phần lớn mọi người bận rộn kiếm sống và thậm chí không chú ý tới những thay đổi này. Họ có thể không hiểu làm sao công nghệ có thể tác động lên việc làm của họ, tương lai của họ và tương lai của con cái. Cho dù họ biết, họ cảm thấy bất lực vì không có cái gì họ có thể làm được về nó. Nhưng ai đó phải làm chứ.

Năm ngoái, tôi có trình bày tại cuộc hội nghị giáo dục ở Malaysia về nhu cầu cải tiến hệ thống giáo dục. Tôi kết luận: “Mọi việc làm sẽ sớm yêu cầu tri thức công nghệ nào đó. Có nhu cầu khẩn thiết để thay đổi hệ thống giáo dục, từ tiểu học tới trung học và đại học để hội tụ vào việc tạo ra nhiều công nhân có kĩ năng kĩ thuật. Mọi nước đều cần đào tạo lại công nhân của họ để đổi việc làm của họ và giáo dục kĩ thuật nên là ưu tiên hàng đầu.” Sau bài nói của tôi, Ts. Poonam, một diễn giả khác tại cuộc hội nghị này, người đã tiến hành các khảo cứu về thanh niên có việc làm ở Ấn Độ, cô ấy nói: “Hiện thời chỉ không đầy 17% người tốt nghiệp đại học của Ấn Độ là có được việc làm. Ấn Độ sẽ cần giáo dục quãng 100 triệu thanh niên trong mười năm tới, một thách thức chưa từng có trước đây đang được thực hiện trong lịch sử Ấn Độ. Ít nhất sẽ cần xây dựng 1,000 đại học trong thời kì này và 117 triệu người cần được đào tạo về kĩ năng kĩ thuật để cho họ có thể làm việc trong những việc làm hiệu quả hơn. Không có điều đó, Ấn Độ sẽ không bao giờ có khả năng bắt kịp các nước khác.”

Sau trình bày của chúng tôi, chúng tôi được yêu cầu tham gia vào nhóm thảo luận bao gồm năm nhà giáo dục. Tất cả năm người chúng tôi đều đồng ý tuyên bố rằng: “Giáo dục là nền tảng căn bản nhất cho việc là con người. Nó là nền tảng của đất nước và thế giới. Giáo dục cũng là việc phòng thủ quốc gia tốt nhất. Nếu bạn không làm việc tốt trong giáo dục, phòng thủ quốc gia của bạn sẽ thất bại.”

 

—English version—

 

Education for today

Last week I visited Amazon Go, a new advanced shopping stored without any cashier. I walked into the store, took a few items: Two books and a sandwich, and walked out. Everything I bought will be billed to my Amazon account. The store technology consists of sensors, camera, and artificial intelligence software are similar to what being used in self-driving cars and automated factories. The store sensors detect what I have selected, the camera identifies me as the customer, and check my mobile phone for the Amazone Go application that I have installed a few days ago.  The shopping was fast and convenient but it was quite an “interesting experience” because there was no cashier for me to pay. During the short time there, I only saw a few customers like me who bought something then walked out. Soon this type of store will be available all over the U.S. and eventually all over the world. I thought of all the people who work as cashier and support in stores, large and small, and wonder do they know about this? And what will happen to them when technology is taking over their livelihood?

Last year, I visited an fully automated factory in Germany where robots are making shoes and sporting clothes without a single person on the factory floor. Everything was controlled by computers with artificial intelligence software. The manager there told me that within a year or so, they will build more factories like that all over the world but they do not need workers because technology is getting better and smarter. He explained: “It is the cost of labor that keep the prices high, by invest in automation we can increase profit and in the future automation will be the key factor in all manufacturing.” I thought of all the people who work as labor workers in shoes and clothing factories in developing countries, and wonder do they know about this? And what will happen to them when technology is taking over their livelihood?

There were many self-driving cars being tested on the street of Pittsburgh and other big cities today. Last year, I rode on one self-driving car that took me from Carnegie Mellon to the Airport  during traffic hours with hundreds of cars running on the freeway. it was quite a scary experience for me, but everything was fine and no accident. The manager of a self-driving car company told me that within a few years this technology  will completely disrupt the entire transportation industry. There will be no need for drivers. I thought of all the people who work as taxi and truck drivers in developing countries, and wonder do they know about this? And what will happen to them when technology is taking over their livelihood?

Even for someone like me, who spent many years in the technology industry and teach courses in artificial intelligence, machine learning, and data analytics at university, I am still surprised about the speed of technological changes. I think about all the people, not just labor workers, but also office workers that these technologies will impact and wonder what will happen in the next ten years, or twenty years. I know that most  people are busy to make a living and may not pay attention to these changes. They may not understand how technology will impact their jobs, their future, and their children’s future. Even if they know, they feel helpless because there is nothing they can do about it. But somebody should.

Last year, I gave a presentation at an education conference in Malaysia about the need to improve the education system. I concluded: “Soon every job will require a certain knowledge of technology. There is an urgent need to change the education system, from elementary to high school, and college to focus on producing more technically skilled workers. Every country also needs to retrain their workers for the change in their jobs and technical education should be the top priority.” After my talk, Dr. Poonam, another speaker at the conference who conducted studies about youth employment in her country India. She said: “Currently only less than 17% of India’s college graduates are employable. India will need to educate about 100 million young people over the next ten years, a challenge never before undertaken in India ‘s history. At least 1,000 universities will need to be built over this period and 117 million people need to be trained in technical skills so they can work in more productive jobs. Without it, India will never be able to catch-up with other countries.”

After our presentations, we were asked to participate in a panel discussion consist of five educators. All five of us agree to declare that: “Education is the most fundamental foundation for being a person. It is the foundation of a country and the world. Education is also the best national defense. If you do not do a good job in education, your national defense will fail.”