Dạy bằng thảo luận

Trong thảo luận trên lớp, thầy giáo phải linh hoạt và giả định nắm nhiều vai trò như thầy giáo, người tạo điều kiện, huấn luyện viên, và thầy kèm để làm cho học sinh cảm thấy thoải mái trong chia sẻ thông tin và thảo luận các cách nhìn khác nhau.

Là thầy giáo, chúng ta phải chuẩn bị tài liệu và câu hỏi trước khi lên lớp để cho chúng ta có thể nói về nội dung liên quan mà không phải giở ra bản ghi chép hay sách giáo khoa. Chúng ta cũng cần giám sát hành vi học sinh trong lớp và xác định khi nào thì can thiệp nếu hoạt động nào nó bị mất kiểm soát. Và nếu cần, dùng thẩm quyền và kinh nghiệm để quản lí thảo luận trong lớp học. Là thầy giáo, tôi thường bắt đầu lớp bằng việc cho một bài giảng ngắn để tóm tắt các khái niệm quan trọng. Chẳng hạn: “Hôm nay chúng ta sẽ học về Internet mọi thứ (IoT) rồi thảo luận các bài báo đã được phân công mà các em đã đọc trước khi tới lớp, v.v.”

Trong thảo luận, điều quan trọng với thầy giáo là chân thực và thiết lập khí hậu cộng tác trong lớp học. Sẽ có các câu hỏi mà ngay cả bạn cũng có thể không biết câu trả lời, nhưng khi mà bạn thừa nhận rằng bạn không biết, học sinh sẽ tin cậy rằng bạn chân thực thay vì cho câu trả lời sai. Khi mà bạn vẫn còn bình thản và chỉ ra cho học sinh rằng bạn chăm nom và có kiên nhẫn với họ, việc thảo luận sẽ diễn ra tốt. Chẳng hạn, tôi thích thêm khôi hài vào tình huống để làm cho học sinh cảm thấy thoải mái. Khi học sinh hỏi câu hỏi mà tôi không có câu trả lời, tôi có thể nói: “Đó là câu hỏi khó, thầy không biết cách trả lời, có thể thầy cần hỏi ông Google. Ai đó có thể hỏi ông Google hộ thầy không.”

Là người tạo điều kiện, tôi hỏi các câu hỏi để giúp học sinh bắt đầu thảo luận và quản lí việc tham gia lớp để chắc rằng mọi học sinh đều tập trung vào tài liệu môn học, và không đi xa vào cái gì đó khác. Chẳng hạn: “Vấn đề chính của Internet mọi vật (IoT) là gì và tại sao? Ai muốn tình nguyện trả lời?” hay “Bill, ý kiến của em là gì về tác động của Internet mọi vật (IoT)?” Là người tạo điều kiện, tôi phải giám sát thảo luận và can thiệp khi cần để duy trì trật tự trong lớp. Là người tạo điều kiện, tôi phải tích hợp cách nhìn của học sinh vào trong thảo luận và dùng những cách nhìn đó để minh hoạ cho các điểm dạy liên quan. Chẳng hạn: “Thầy thích điều Bob nói, bạn ấy hiểu rõ nó, và chúng ta có thể giải thích khái niệm này bằng việc dùng ví dụ của Bob.”

Khi học sinh cho thông tin không liên quan hay câu trả lời sai, tôi hành động như huấn luyện viên để hướng dẫn họ đến đúng điểm hay sửa sai lầm của họ. Chẳng hạn: “Bob, Internet mọi vật (IoT) là việc tích hợp của cả công nghệ phần cứng và phần mềm, không chỉ phần cứng. Em không thể làm IoT mà không có phần mềm.” Hay “IoT là tổ hợp của các vật, tính toán, và truyền thông. Làm sao em có thể kết nối mọi vật mà không có truyền thông? Làm sao những thứ này có thể nói chuyện với thứ khác được?”

Là thầy kèm, tôi giúp học sinh áp dụng điều họ đã học và cũng giúp họ với cảm nghĩ của họ nữa. Chẳng hạn: “Bob, em đang làm tốt, mặc dầu câu trả lời của em là không rõ ràng, với chút ít thực hành, thầy nghĩ em sẽ học tốt hơn lần sau.”  Hay “James, để làm cho ý kiến của em tới được người khác, em cần có kĩ năng trình bày hiệu quả. Cách nhìn của em là tuyệt, nhưng em cần cải tiến việc trình bày của em nữa.” Hay “Đừng nhìn vào ghi chép của em khi trình bày, em biết rõ quan điểm của em nhưng em cần biết điều em định nói và cách em định nói nó.”

Trong nhiều năm dạy, tôi tin thảo luận cho phép học sinh học nhiều hơn.  Khi họ chia sẻ cách nhìn của họ và hỏi người khác các câu hỏi, họ học từ câu trả lời của người khác và làm cho lớp hào hứng hơn chỉ nghe bài giảng dài. Việc dùng thảo luận cũng cho phép học sinh thăm dò một chủ điểm sâu sắc hơn chỉ đọc từ sách giáo khoa hay nghe bài giảng. Có thảo luận trên lớp cũng sẽ giúp thầy giáo tận hưởng việc dạy nhiều hơn vì bạn có thể thấy sự hào hứng và sống động trong lớp trong thảo luận khi học sinh của bạn đang học một cách chủ động.

 

—English version—

 

Teaching by Discussion

In the class discussion, the teachers must be flexible and assume multiple roles such as a teacher, facilitator, coach, and mentor to get students feel comfortable in sharing information and discuss different views.

As the teachers, we have to prepare the materials and questions before the class so we can talk about relevant content without referring to a notes or textbooks. We also need to monitor students behaviors in class and determine when to intervene if certain activities are out of control. And if necessary, use authority and experiences to manage classroom discussions. As a teacher, I often begin the class by giving a short lecture to summarize important concepts. For example: “Today, we will learn about the Internet of Things (IoT) then discuss the assigned articles that you have read before coming to class, etc.”

During the discussion, it is important for the teachers to be honest and establish a collaborative climate in the classroom. There will be questions that even you may not know the answer, but as long as you admit that you do not know, the students will trust that you are honest instead of giving the wrong answer. As long as you remain calm and show students that you care and have patience with them, the discussion will go well. For example, I like to add humor to a situation to make the students feel comfortable. When a student asks a question that I do not have the answer, I may say: “That is a difficult question, I do not know how to answer, maybe I need to ask Mr. Google. Can someone ask Mr. Google for me.”

As a facilitator, I ask questions to help students start the discussion and manage the class participation to make sure that all students are focusing on the course materials, and not going far into something else. For example: “What are the major issues of the Internet of Things (IoT) and why? Who wants to volunteer?” or “Bill, what is your opinion on the impact of the Internet of Things (IoT)?” As a facilitator, I have to monitor the discussion and intervene when necessary to maintain orderly in class. As a facilitator, I have to integrate student’s views into the discussion and use those views to illustrate relevant teaching points. For example: “I like what Bob is saying, he understands it well, and we can explain the concept using Bob’s example.”

When students give irrelevant information or wrong answer, I act like a coach to guide them get to the right points or correct their mistake. For example: “Bob, the Internet of Things (IoT) is an integration of both hardware and software technology, not just hardware. You cannot do IoT without software.” Or “IoT is a combination of things, computation, and communication. How can you connect things without communication? How can these things talk to others?”

As the mentor, I help students to apply what they have learned and also help them with their feelings too. For example: “Bob, you are doing fine, although your answer is not clear, with a little practice, I think you will do better next time.”  Or “James, to get your opinion to others, you need to have effective presentation skills. Your view is excellent, but you need to improve your presentation more.” Or “Do not look at your note when present, you know your position well but you need to know what you are going to say and how you are going to say it.”

For many years of teaching, I believe discussions allow students to learn more.  As they share their views and ask questions of others, they learn from others’ answers and make the class more exciting than just listen to a long lecture. The use of discussions also allows students to explore a topic more deeply than just reading from textbooks or listening to a lecture. Having class discussion will also help teachers to enjoy teaching more because you can see the exciting and vibrant in the class during the discussions when your students are actively learning.