Ngày nay nhiều học sinh không thích đọc. Khi được đưa cho cái gì đó để đọc, họ chỉ liếc qua nó và coi như là họ đã đọc nó. Thói quen “đọc kém” này bắt đầu sớm trong trường trung học hay thậm chí ở trường tiểu học khi học sinh được bảo đọc cái gì đó mà có thể phải nhớ để trả lời câu hỏi kiểm tra. Không ai dạy họ phát triển “kĩ năng đọc” để hiểu khái niệm và xây dựng tri thức, hay ít nhất chỉ để tận hưởng việc đọc. Vì “việc đọc đủ để đỗ kì thi”, nhiều học sinh phát triển tri thức “nông.” Họ có thể nói về nhiều thứ nhưng không “đủ sâu” để hiểu bất kì cái gì.
Nhiều học sinh đem thói quen xấu này tới đại học nơi họ phải đọc nhiều sách để hiểu, phân tích, tổ chức, và áp dụng khái niệm. Với việc “học nông” dựa trên ghi nhớ ngắn hạn thay vì “học sâu” bao gồm hiểu thấu toàn bộ, nhiều người không thể giải quyết được công việc đại học và thường không theo kịp khi lớp đi vào các khái niệm chuyên sâu yêu cầu việc hiểu sâu hơn. Trong nhiều năm dạy học, tôi thấy rằng việc đọc là một trong những vấn đề lớn nhất với học sinh đại học, đặc biệt các học sinh tới từ các nước mà việc học vẫn chủ yếu dựa vào ghi nhớ.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải phát triển thói quen đọc tốt cho học sinh ở trường tiểu học khi chúng bắt đầu học cách đọc. Mọi trẻ con đều thích đọc, đặc biệt các sách chúng thích nhưng đôi khi thầy giáo buộc chúng đọc cái gì đó mà chúng không thích, và chúng bắt đầu ghét đọc. Khi tôi tới thăm Thuỵ Điển và Phần Lan vài năm trước, tôi biết rằng học sinh tiểu học được trao cho một danh sách các sách để đọc và chúng có thể chọn bất kì sách nào chúng muốn để phát triển mối quan tâm của chúng vào chủ đề. Một cô giáo giải thích cho tôi: “Chúng tôi đã học được từ sai lầm của mình, vài năm trước đây những người quản trị trường của chúng tôi, cho dù có ý định tốt, đã không hiểu sự ưa thích của trẻ con. Họ đặt các sách mà họ tin trẻ con phải đọc, nhưng chúng ta biết rằng vào lứa tuổi non nớt này, vấn đề không phải là về nội dung mà về phát triển thói quen đọc tốt, cho nên chúng tôi đã thay đổi.”
Cô ấy nói: “Ngày nay thầy giáo được phép tìm ra đúng kiểu sách cho học sinh, và cho phép chúng lựa chọn điều chúng muốn đọc. Bằng việc giám sát điều học sinh thích đọc, thầy giáo có thể hướng dẫn chúng hướng tới mối quan tâm của chúng. Sau khi chúng đọc xong sách, thầy giáo khuyến khích chúng giải thích cuốn sách cho lớp. Bằng việc để cho chúng tự suy nghĩ dựa trên hoàn cảnh, trẻ con sẽ đọc cẩn thận hơn và phát triển kĩ năng “học sâu.” Là thầy giáo, chúng ta KHÔNG kiểm tra học sinh dựa trên sách mà chúng đọc vì việc đọc phải là thích thú, không là đe doạ. Chúng ta để cho chúng chọn sách nào để đọc từ danh sách các sách với nhiều chủ đề vì chúng phải có lí do để đọc dựa trên điều chúng muốn. Là thầy giáo, chúng ta giúp chúng thấy giá trị của việc đọc và kết quả là tri thức chúng thu được. Bằng việc cho phép chúng diễn đạt ý kiến của chúng sau khi đọc, chúng ta khuyến khích việc phát triển tư duy phê phán ở giai đoạn đầu vì chúng sẽ nhận ra rằng việc đọc là tri thức. Có tri thức sẽ giúp cho chúng chọn giữa cuộc sống chúng có bây giờ và cuộc sống chúng muốn có trong tương lai.”
Bây giờ tôi biết tại sao Phần Lan là một trong các nước có hệ thống giáo dục tốt nhất. Với học sinh, việc đọc là cái gì đó thích thú KHÔNG phải là cái chúng phải nhớ cho bài thi. Vì thói quen đọc này ở tuổi còn non, đất nước có nhiều người lớn thích đọc. Khi tôi ở đó, tôi đã thấy nhiều người đọc tại ga tầu hoả, trong công viên, trong tiệm cà phê. Các nước khác mà tôi thấy nhiều người đọc là Nhật Bản và Singapore.
Tôi đã dạy ở nhiều nước và để ý rằng ngày nay nhiều học sinh xem việc đọc như cái gì đó mà họ chỉ làm ở trường vì nó được yêu cầu, KHÔNG phải là cơ hội để cải tiến tri thức của họ, để thích thú, để thám hiểm các ý tưởng mới, khái niệm mới và làm giầu cho cuộc sống của họ, v.v. Khi tôi phân công tài liệu đọc cho họ đọc trước khi tới lớp, nhiều người phàn nàn rằng quá nhiều thứ phải đọc. Họ ưa thích chỉ nghe bài giảng để cho họ có thể đồng thời làm việc gửi tin nhắn, hay xem YouTube trên laptop của họ nhưng vẫn được coi là họ đang học.
Vài năm trước, khi dạy ở châu Á, một giáo sư đã phàn nàn: “Cho dù chúng tôi có nhiều kĩ sư và nhà khoa học nhưng vẫn không thể phát minh ra cái gì xứng đáng. Điều duy nhất chúng tôi làm chỉ là sao chép cái gì đó từ các nước khác. Chúng tôi giỏi sao chép nhưng không giỏi phát minh hay phát kiến.” Tôi bảo ông ấy: “Điều đó là cố hữu trong hệ thống giáo dục của các ông. Khi học sinh của ông không thích đọc khi tri thức của họ là “nông” điều tốt nhất họ có thể làm là đi sao chép. Nếu ông muốn phát kiến, hệ thống giáo dục của các ông phải thay đổi và bắt đầu với việc cải tiến kĩ năng đọc của học sinh.”
—English version—
The Reading skills
Today many students do not like to read. When given something to read, they only glance through it and consider that they are already reading it. This “bad reading” habit starts early in high school or even in elementary school when students are told to read something that can be memorized to answer test questions. No one teaches them to develop “reading skills” to understand the concept and build knowledge, or at least just enjoy reading. Because of this “reading enough to pass tests,” many students develop a “shallow” knowledge. They can talk about many things but not “deep enough” to understand anything.
Many students bring this bad habit to college where they must read a lot of books to understand, analyze, organize, and apply the concept. With “shallow learning” based on short-term memorization instead of “deep learning” that involves total comprehension many cannot handle college works and often fail when the class goes into advanced concepts that require deeper understanding. For many years of teaching, I found that reading is one of the biggest issues with college students, especially students who came from countries where learning is still based mostly on memorization.
To solve this problem, we have to develop a good reading habit for students in the elementary school when they begin learning how to read. All children love to read, especially on books that they like but sometimes teachers force them to read something that they do not like, and they begin to hate reading. When I visited Sweden and Finland a few years ago, I learned that elementary students were given a list of books to read and they can choose whatever book that they want to develop their interest in the subject. A teacher explained to me: “We learned from our mistakes, several years ago our school administrators, even with good intention, did not understand children’s preference. They ordered books that they believed children must read, but we learned that at the early age, it was not about the content but about developing a good reading habit, so we changed.”
She said: “Today teachers are allowed to find the right type of book for students, and allow them to select what they want to read. By monitor what students like to read, teachers can guide them toward their interests. After they complete each book, teachers encourage them to explain the book to the class. By letting them to self-reflect based on the context, children will read more carefully and develop “deeper learning” skills. As teachers, we do NOT test students based on the books that they read because reading should be enjoyable, not intimidation. We let them choose what book to read from a list of books with many subjects because they must have their reason to read based on what they want. As teachers, we help them see the value of reading and the results which are the knowledge that they gain. By allowing them to express their opinions after reading, we encourage the development of critical thinking at the early age because they will recognize that reading is knowledge. Having knowledge will help them to choose between the life that they have now and the life that they want to have in the future.”
Now I know why Finland is one the country to have the best education system. To the students, reading is something enjoyable NOT things they must remember for the test. Because of this reading habit at the early age, the country has a large population of adults who love to read. When I was there, I saw a lot of people reading in the train station, in the parks, in the coffee shops. The other countries that I saw more people reading were Japan and Singapore.
I had taught in several countries and noticed that today many students see reading as something that they only do at school because it is required, NOT an opportunity to improve their knowledge, to enjoy, to explore new ideas, new concept and to enrich their lives, etc. When I assigned reading materials for them to read before coming to class, many complained that it was too much reading. They preferred just to listen to a lecture so they can at the same time, sending text messages, or watched YouTube on their laptop but considered that they were studying.
A few years ago, when teaching in Asia, a professor complained: “Even we have many engineers and scientists but still could not invent anything worthwhile. The only things we do are just copy something from other countries. We are good at copying but not good at inventing or innovating.” I told him: “It is inherent in your education system. When your students do not like to read when their knowledge is “shallow” the best they can do is to copy. If you want to innovate, your education system must change and begin with improving reading skills of your students.”