Sinh viên châu Á bao giờ cũng quan tâm tới điểm số. Khi dạy ở đó tôi thường nghe sinh viên hỏi lẫn nhau: “Bạn được điểm mấy?” Một sinh viên trả lời: “Tôi được 8 trên 10. Tôi đoán tôi đã làm tốt trong bài thi.” Sinh viên khác phàn nàn: “Tôi chỉ được 5 trên 10; bài thi khó hơn tôi tưởng.” Đối thoại chung nhất giữa các sinh viên là về điểm số, vì tôi chưa bao giờ nghe sinh viên hỏi, “Bạn đã học được gì?” Đây là một điều cần thay đổi vì việc cho điểm khuyến khích sinh viên hội tụ vào điểm nhưng không vào học. Thay vì học sâu về môn học, một số người chỉ học đủ để có được điểm đỗ. Việc cho điểm cũng tạo ra nỗi sợ thi và sợ trượt trong các sinh viên.
Thực hành khác trong các thầy giá châu Á là không cho điểm hoàn hảo cho sinh viên. Một thầy giáo giải thích cho tôi: “Thầy không cần cho quá nhiều điểm 9 hay 10 vì sinh viên nghĩ lớp thầy là dễ. Thầy nên giới hạn số sinh viên được điểm 9 hay 10 theo bài thi bằng việc để một câu hỏi khó trả lời.” Thực hành này tạo ra ganh đua không cần thiết vì sinh viên sẽ ganh đua để được điểm tốt hơn, cho nên điều đó khó khuyến khích làm việc tổ vì nó khử bỏ việc chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
Việc cho điểm được cho là cung cấp phản hồi để giúp sinh viên hiểu họ học tốt thế nào nhưng “điểm số” chỉ phản ánh liệu sinh viên trả lời nó đúng hay sai. Cách tốt hơn là câu bình luận ngắn để cung cấp gợi ý cải tiến. Tuy nhiên, phần lớn các thầy giáo đều bảo tôi rằng họ không có thời gian cho bình luận. Một thầy giáo nói: “Thầy nghĩ sẽ mất bao lâu để viết bình luận cho 40 sinh viên? Đằng nào sinh viên không đọc lời bình luận khi họ chỉ nhìn vào điểm.” Trong lớp tôi, sinh viên phải đọc các bình luận để biết tôi muốn gì, vì họ phải học để sửa vấn đề vì tôi thường hỏi cùng câu hỏi ở bài kiểm tra tiếp. Với mọi bài kiểm tra, tôi thường chọn một câu hỏi mà phần lớn sinh viên làm không được và đưa nó vào bài kiểm tra tiếp. Xem như kết quả, sinh viên phải đọc lời bình luận của tôi để họ việc tránh cùng sai lầm hai lần.
Ngay cả bài thi đa chọn lựa là phổ biến ở Mĩ vì nó dễ dàng cho điểm. Nó được phổ biến ở châu Á nữa nhưng nó khuyến khích việc ghi nhớ thay vì thách thức sinh viên suy nghĩ sâu. Kiểu thi này cho phép sinh viên lựa chọn câu trả lời đúng thay vì phát sinh câu trả lời. Tôi chỉ dùng vài câu hỏi chọn lựa để chắc rằng sinh viên học các khái niệm cơ bản nhưng cũng cho họ nhiều câu hỏi mà họ phải viết câu trả lời bằng việc giải thích cho tôi việc hiểu của họ và giải quyết vấn đề. Đây là chỗ tôi cho sinh viên phản hồi để khuyến khích việc học của họ, để xem họ so sánh với sinh viên khác thế nào, và để đo việc học sâu của họ. Mất thời gian cho điểm những bài thi này nhưng nếu bạn thực sự muốn biết sinh viên của bạn học ra sao, tôi nghĩ đây là cách duy nhất để kiểm tra họ, để thách thức họ, và đo hiểu biết của họ.
Tháng trước trong lớp cuối cùng của tôi ở Trung Quốc, sinh viên hỏi: “Tại sao thầy luôn hỏi “Tại sao” và “Làm sao” thay vì “Cái gì” trong bài thi của thầy?” Tôi giải thích: “Các em biết “Cái gì” vì các em học nó. Tuy nhiên, các em cũng phải biết “Tại sao” hay lí do dùng nó; và “Làm sao” vì các em phải áp dụng nó. Các em có thể ghi nhớ nhiều “Cái gì” và đỗ kì thi nhưng nếu các em không biết cái “Tại sao” và “Làm sao” các em sẽ gặp khó khăn khi các em đi làm việc. Các em có thể có điểm hoàn hảo về bài thi, các em có thể tốt nghiệp với điểm hàng đầu nhưng khi các em đi phỏng vấn việc làm, công ti không quan tâm liệu các em có điểm tốt hay không. Họ chỉ muốn biết liệu các em có thể giải quyết được vấn đề của họ không hay có khả năng hỗ trợ cho doanh nghiệp của họ không. Nếu các em nhìn vào hầu hết các câu hỏi phỏng vấn, tất cả chúng đều là “Tại sao” và “Làm sao” vì không ai sẽ yêu cầu các em nói cho họ về mọi lí thuyết mà các em đã ghi nhớ để qua được kì thi. Các trường dạy các em về “Cái gì” nhưng các em phải biết cái “Tại sao” và “Làm sao” và đây là “Học thực” vì các em phải học chúng cho tốt và đó là “Học sâu” mà thầy muốn các em học. Trong quá khứ, các công ti thuê người dựa trên bằng cấp và điểm số nhưng ngày nay, nó là về tri thức và kĩ năng. Các em phải học để thích ứng với thực hành của công nghiệp về tư duy phê phán (Tại sao) và giải quyết vấn đề (Làm sao) nếu các em muốn có được việc làm tốt và thăng tiến nghề nghiệp.
—English version—
Deep learning and grades
Asian students are always concerned with grade. When teaching there I often heard students asking each other: “What grade do you get?” A student answered: “I got an 8 out of 10. I guess I did well in the exam.” Another complained: “I only got 5 out of 10; the exam was more difficult than I thought.” The most common conversation among students is about grade, as I never heard students asking, “What have you learned?” This one thing that needs to change because grading motivates students to focus on grades but not on learning. Instead of learning deeply on the subject, some just study enough to get passing grade. Grading also creates the fear of exam and the fear of failure among students.
Another common practice among Asian teachers is not giving perfect grade to students. A teacher explained to me: “You do not want to give too many 9 or 10 as students think your class is easy. You should limit the number of students to receive 9 or 10 on exam by having one question that is difficult to answer.” This practice creates unnecessary competition as students will compete for better grades, so it is difficult to encourage teamwork as it eliminates the sharing and helping each other.
Grading is supposed to provide feedback to help students understand how well they are doing but a “number grade” only reflects whether students answer it wrong or right. A better way is a short comment to offer suggestions for improvement. However, most teachers told me that they do not have time for comment. A teacher said: “How long do you think it takes to write comment for 40 students? Students do not read comments anyway as they only look at the grade.” In my class, students must read the comments to know what I want, as they must learn to fix the problem because I often ask the same question on the next test. For every test, I often select one question that most students missed and put it in the next test. As a result, students must read my comment to learn avoiding making the same mistakes twice.
Even multiple choices exam is popular in the U.S. as it is easy to grade. It is getting more popular in Asia too but it encourages memorization rather than challenge students to think deeply. This type of exam allows students to select correct answers rather than generating answers. I only use few multiple choice questions to make sure that students do learn the basic concepts but also give them several questions that they must write the answer by explaining to me their understanding and solve problems. This is where I give students feedbacks to motivate their learning, to see how they compare with other students, and to measure their deep learning. It takes time to grade these exams but if you truly want to know how your students learn, I think this is the only way to test them, to challenge them, and measure their understanding.
Last month in my last class in China, Students asked: “Why do you keep asking “Why” and “How” instead of “What” in your exam? I explained: “You know the “What” because you study it. However, you must also know the “Why” or the reasons when to use it; and the “How” as you must know to apply it. You can memorize a lot of “What” and pass exams but if you do not know the “Why” and the “How” you will have difficulty when you go to work. You may have perfect score on exams, you may graduate with the top grade but when you go to interview for job, companies do not care whether you have perfect score or not. They only want to know if you can solve their problems or be able to support their business. If you look at most of the interview questions, they all are the “Why” and the “How” as no one would ask you to tell them about all the theories that you already memorized to pass exams. The schools teach you about the “What” but you should know the “Why” and the “How” and this is “Real learning” as you must learn them well and that is the “Deep learning” that I want you to learn. In the past, companies hiring based on degrees and grades but today, it is about knowledge and skills. You must learn to adapt to the industry’s practices of critical thinking (Why) and problems solving (How) if you want to get good job and advance your career.