Khủng hoảng giáo dục của Trung Quốc

Trong thập kỉ qua, số sinh viên vào đại học ở Trung Quốc đã tăng gấp bốn tới vài triệu người mỗi năm. Phần lớn các phụ huynh Trung Quốc tin bằng việc cho con cái họ vào đại học, chúng sẽ có cơ hội tốt hơn thế hệ trước. Nhưng kết quả không được như họ mong đợi vì có số lớn người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp. Theo tờ Tin Trung Hoa thường nhật, các đại học của Trung Quốc cho tốt nghiệp trên bẩy triệu sinh viên mỗi năm, nhiều hơn mười lần số người tốt nghiệp năm 2000. Nhưng quá nửa số họ không thể tìm được việc làm phù hợp hay phải làm việc trong những việc làm không yêu cầu giáo dục đại học. Đã có trên 2.8 triệu người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp mỗi năm và con số này đã tích luỹ vào trên 30 triệu người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp mà không có hi vọng tìm được việc làm hay có tương lai tốt hơn. (Dữ liệu 2014)

Chính phủ Trung Quốc lo lắng rằng những người tốt nghiệp bị thất nghiệp có thể tạo ra vấn đề nếu họ không thể giải quyết được vấn đề này. Một giải pháp được đề nghị là biến trên 600 đại học thành trường hướng nghề để cung cấp các kĩ năng liên quan tới việc làm. Nhưng chính sách này đang đối diện với phản đối mạnh từ các giáo sư đại học, sinh viên và bố mẹ của họ. Một người mẹ nói với báo chí: “Họ hứa hẹn tương lai tươi sáng khi con trai tôi vào đại học và là kĩ sư. Bây giờ họ muốn nó là công nhân lao động trong xây dựng. Đó là một bước tiến và năm bước lùi. Đó là chính sách gì vậy?” Người mẹ khác than thở: “Chúng tôi chi nhiều tiền để cho con trai tôi vào đại học và hi vọng rằng nó sẽ có tương lai tốt hơn. Bây giờ việc làm duy nhất nó có thể có được là trong cơ xưởng thép. Chúng tôi không cần trả tiền cho thầy dạy kèm thêm của nó để qua kì thi rồi kết thúc trong cơ xưởng.” Một người bố nói với báo chí: “Ngày nay chúng ta đang làm ra tiến bộ bằng việc có người lái xe taxi có bằng đại học và công nhân lao động xây dựng có bằng thạc sĩ.”

Trước 1990 phần lớn những người tốt nghiệp đại học có thể tìm được việc làm trong khu vực chính phủ nhưng với việc tăng số lượng lớn người tốt nghiệp và mở rộng nhanh chóng của đại học ở Trung Quốc, con số này đã phát triển nhanh hơn người có thể được hấp thu bởi việc làm của chính phủ. Khu vực tư nhân là yếu và không thể hấp thu được nhiều người tốt nghiệp cho nên đột nhiên bằng đại học bị mất phần lớn giá trị của nó trong xã hội. Người tốt nghiệp bị thất nghiệp đã là gánh nặng cho cả xã hội và gia đình họ vì bố mẹ họ vẫn phải chăm nom cho họ nhưng khi hi vọng của họ bắt đầu phai nhoà, giận dữ của họ tăng lên và nhiều thanh niên bắt đầu lâm vào rắc rối với hành vi phản xã hội, tội ác hay tham gia vào hoạt động ma tuý bất hợp pháp và rượu. Người ta ước lượng rằng trên 7 triệu người tốt nghiệp đại học đã nghiện ma tuý. (Dữ liệu 2014)

Có một hiện tượng duy nhất ở Trung Quốc có tên là “Bộ lạc kiến” hay một nhóm lớn những người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp hay dưới thất nghiệp do quá xấu hổ không sống với gia đình họ nên họ bỏ nhà và tạo ra bộ lạc riêng của họ, sống ngoài phố. Theo nhà xã hội học Lian Si, người đã viết cuốn sách nổi tiếng “Bộ lạc kiến” năm 2010 trong đó ông ấy mô tả toàn thể thế hệ người tốt nghiệp đại học sống cùng nhau trong “tầng ngầm” của những thành phố lớn. Những thanh niên này được coi là “vị giai cấp”, không khá hơn các giai cấp xã hội bậc thấp như nông dân, công nhân di cư, và công nhân lao động bị thất nghiệp, mặc cho họ đã được giáo dục đại học. Từ khi cuốn sách này được xuất bản tình hình đã tồi tệ hơn. Chính phủ ở Bắc Kinh ước lượng có hơn 160,000 “bộ lạc kiến” chỉ một mình ở thủ đô và một phần ba số họ đã tốt nghiệp từ các trường đại học danh giá của Trung Quốc. Một nhà nghiên cứu giải thích: “Họ là nạn nhân của chính sách của chính phủ yếu kém về phát triển xã hội tri thức bằng việc mở nhiều đại học và khuyến khích mọi người ghi danh nhưng thay vì phát triển công nghiệp công nghệ để làm cho họ có việc làm khi họ tốt nghiệp, chính phủ đã hội tụ nhiều hơn vào xây dựng và chế tạo để làm lợi cho tăng trưởng kinh tế ngắn hạn nơi công nhân đã không cần giáo dục đại học.” Một giáo sư phàn nàn: “Trong nhiều năm, cho thanh niên vào đại học là chiến lược để giúp xây dựng nền kinh tế tri thức. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ cải tiến hệ thống giáo dục của chúng tôi, chúng tôi vẫn dùng cùng giáo trình đã được xây dựng trong những năm 1950 và 1960; người tốt nghiệp đại học của chúng tôi có cùng kĩ năng và tri thức như những người đã tốt nghiệp từ bốn mươi hay năm mươi năm trước mặc cho chúng ta bây giờ ở vào thế kỉ 21. Thay vì phát triển người tốt nghiệp công nghệ, chúng tôi đang tạo ra toàn thể một thế hệ những người tốt nghiệp giỏi qua được các kì thi và có được bằng cấp, nhưng không thể làm được cái gì.”

Ngày nay phần lớn những người tốt nghiệp thậm chí không thể kiếm được việc làm trả lương thấp. Họ không thể cạnh tranh được với công nhân lao động về việc làm trong công nghiệp vì nhiều người coi việc làm lao động là thấp dưới mức của họ. Nói cách khác, những người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp này đã bị loại trừ khỏi xã hội. Bất hạnh, mất hi vọng, chán nản đã biến nhiều người thành kẻ nghiện rượu và ma tuý, một số trở thành trộm cắp và mãi dâm.” Gần đây, kinh tế Trung Quốc đang cảnh báo về “khủng hoảng quốc gia”, bom thời gian đang điểm về thanh niên thất nghiệp không thể nào đóng góp được cho nền kinh tế và kế hoạch biến Trung Quốc từ nền kinh tế chế tạo thành nền kinh tế tri thức sẽ bị huỷ hoại. Một quan chức chính phủ tuyên bố: “Không có cách nào để làm việc dịch chuyển này nếu chúng ta không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng thất nghiệp của người tốt nghiệp đại học.”

 

—English version—

 

China’s education crisis

For the past decade, the number of students go to university in China have quadruple to several millions per year. Most Chinese parents believed by sending their children to college, they should have better opportunities than previous generation. But result was not as they had expected as there was a large number of unemployed college graduates. According to the Daily China News, China’s universities graduate over seven million students each year, more than ten times the number of graduates in the year 2000. But more than half of them could not find suitable jobs or had to work in jobs that were not required a college education. There were over 2.8 million unemployed college graduates each year and the number has accumulated to over 30 million unemployed college graduates with no hope of finding jobs or have better the future. (Data 2014)

Chinese government are worried that unemployed graduates could create problems if they cannot solve this problem. One proposed solution is to turn over 600 universities into vocational schools to provide employment-related skills. But this policy is facing a strong protest from university professors, students, and their parents. A mother told the newspapers: “They promise a bright future when my son goes to college and be an engineer. Now they want him to be a labor worker in construction. It is one step forward and five steps backward. What kind of policy is that?” Another mother lamented: “We spend a lot of money to send my son to college and hope that he will have better future. Now the only job that he can get is to work in steel factory. We do not need to pay for his extra tutorials to pass exams then end up in factory.” A father told the newspapers: “Today we are making progress by having taxi drivers with college degrees and construction labors have Master degree.”

Before 1990 most college graduates could find jobs in government sectors but with significant grow in number of graduates and rapid expansion of university in China, the numbers have outgrown what can be absorbed by government jobs. The private sector is weak and cannot absorb that many graduates then suddenly the college degree lost most of its value in society. Unemployed graduates have been burden for both society and their family as their parents still have to care for them but as their hope begin to fade, their anger increases and many young people start to get into trouble with anti-social behavior, crimes or involve in illegal drugs and alcohol. It is estimated that over 7 million of college graduates were drug addicts. (Data 2014)

There is a unique phenomenon in China called “The Ant tribe” or a large group of unemployed or under-employed college graduates so shameful to living off their family so they left home and create their own tribes, living off the street. According to sociologist Lian Si, whose wrote the famous book “The Ant Tribe” in 2010 in there he described the whole generation of college graduates who live together in the “underground” of big cities. These young people are considered the “underclass”, no better than the lowly social classes of peasants, migrant workers, and unemployed labor workers, despite they are college educated. Since the book was published the situation is getting worst. The government in Beijing estimates there are more than 160,000 “ant tribe” in the capital alone and a third of them graduated from China’s prestigious universities. A researcher explained: “They were victims of bad government’s policy to develop knowledge society by opened more universities and encouraged people to enroll but instead of developing technology industry to get them jobs when they graduate, the government were focusing more on constructions and manufacturing to benefit the short term economic growth  where workers did not need college education.” A professor complained: “For many years, getting young people into universities was the strategy to help build the knowledge economy. But we never improved our education systems, we were still using the same curriculum developed in 1950s and 1960s; our college graduates have the same skills and knowledge of people who graduates forty or fifty years ago despite that we are now in the 21st century. Instead of developed technology skilled graduates, we are producing a whole generation of graduates who were good at passing tests and get degrees, but cannot do anything.”

Today most graduates cannot even get low paying jobs. They cannot compete with labor workers for jobs in industry as many considered labor jobs were below their levels. In other word, these unemployed college graduates were shut-out from society. Unhappiness, losing hope, depression have turned many into alcohol and drug addicts, some became thieves and prostitutes.” Recently, Chinese economists are warning about a “national crisis”, a ticking time-bomb of unemployed youth unable to contribute to the economy and the plan to transform China from a manufacturing economy to a knowledge-economy will be jeopardized. A government officer declared: “There is no way to make this transition if we cannot solve this college graduate unemployment crisis.”