Một thầy giáo viết cho tôi: “Tôi dạy lịch sử, không phải công nghệ thông tin. Nhưng tôi thích cách tiếp cận học tích cực, làm sao tôi thiết kế môn lịch sử bằng việc dùng phương pháp học tích cực được? Xin thầy giúp cho.”
Đáp: Phương pháp học tích cực có thể được dùng trong bất kì môn học nào, không chỉ công nghệ thông tin. Thiết kế môn học là tương đối đơn giản cho bất kì thầy giáo nào trong bất kì môn nào. Đầu tiên, bạn cần thiết lập mục đích học tập về điều gì bạn muốn học sinh học và có khả năng làm? Chẳng hạn, trong môn lịch sử, bạn muốn họ biết những biến cố lịch sử nào đó và con người liên kết với những biến cố đó để cho họ biết những sự kiện nào đó. Nhưng bạn cũng muốn đi ra ngoài sự kiện vì bạn muốn học sinh có khả năng học từ những bài học lịch sử đó để cho họ có thể phát triển các ý kiến nào đó mà có thể áp dụng được vào tình huống hiện thời hay làm quyết định. Là thầy giáo bạn cần tự hỏi bản thân mình điều gì bạn muốn học sinh biết, điều gì họ cần đọc, điều gì họ cần nghe từ bạn, điều gì họ cần thăm dò thông tin phụ thêm để họ có thể phát triển tri thức về những biến cố nào đó. Rồi bạn có thể tự hỏi nếu họ biết những sự kiện này, các khái niệm hay quan điểm nào họ phải phát triển? Loại cách nhìn hay ý tưởng nào họ nên giữ lại? Đây là những điều mà bạn muốn học sinh ghi nhớ sau khi họ đã hoàn thành môn học của bạn. Bằng việc có câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn sẽ có khả năng xây dựng môn học của bạn, và phát triển các mục đích học tập cho học sinh của bạn.
Sau khi có mục đích học tập, bạn phải tự hỏi bản thân mình làm sao bạn đánh giá được tri thức của họ để đảm bảo rằng họ đã học điều bạn muốn họ học. Loại bằng chứng nào chứng minh cho bạn rằng họ đã học? Nói cách khác, kiểu câu hỏi kiểm tra nào, phân công bài tập về nhà, hay bài viết ra giấy v.v. mà bạn cần phát triểt để đảm bảo rằng sinh viên đã họ điều bạn muốn họ biết? Chẳng hạn, nếu một trong các mục đích học tập của bạn là hiểu làm sao Thế chiến thứ 2 đã bắt đầu, bạn có thể yêu cầu học sinh viết lên giấy và giải thích cho bạn về nguyên nhân của Thế chiến 2. Để cho họ viết ra mọi biến cố dẫn tới Thế chiến 2 và giải thích tại sao họ nghĩ đây là những bài học, thay vì chỉ trích dẫn một số sự kiện từ sách giáo khoa.
Sau khi bạn đã quyết định kiểu kiểm tra hay bài tập về nhà bạn muốn đánh giá việc học của học sinh, bạn bắt đầu tổ chức tài liệu mà bạn muốn dạy. Bạn không nên phát triển bài học dài mà hội tụ vào một số các câu hỏi mà bạn muốn hỏi và sinh viên phải thảo luận trong lớp để cải tiến tri thức của họ và các hoạt động học tập. Câu hỏi nào là tốt nhất mà bạn có thể thách thức học sinh phát triển để đáp ứng cho mục đích học tập của bạn? Làm sao họ có thể phát triển được ý kiến riêng của họ bằng việc dùng tri thức này? Kiểu tư duy phê phán nào họ phải phát triển khi học từ các biến cố lịch sử? Bạn muốn phát triển các bài tập cộng tác khuyến khích học sinh đi sâu hơn vào các biến cố lịch sử để làm cho họ hiểu thấu. Bạn muốn tăng cường hiểu biết chiều sâu, không ghi nhớ thuộc lòng. Học lịch sử không phải là về điều đã xảy ra mà cũng còn về tại sao và làm sao những biến cố này đã xảy ra. Đó là điều học tích cực thực sự là gì.
—English version—
Designing active learning course
A teacher wrote to me: “I teach history, not information technology. But I like the active learning approach, how do I design my history course using the active learning method? Please help.”
Answer: The active learning method can be used in any subject, not just information technology. The course design is relatively simple for any teachers in any subject. First, you need to establish your learning goals on what do you want students to learn and be able to do? For example, in history course, you want them to know certain historical events and people associate with those events so they should know some facts. But you also want to go beyond the facts as you want students to be able to learn from those history lessons so they can develop certain opinions that can be applied to current situations or make decision. As teachers you need to ask yourself what you want students to know, what they need to read, what they need to hear from you, what they need to explore additional information to they can develop knowledge about certain events. Then you can ask yourself if they know these facts, what concepts or views should they develop? What kind of views or ideas they should retain? These are things that you want students to remember after they have completed your course. By having answers to these questions, you will be able to build your course, and develop the learning goals for your students.
After having the learning goals, you must ask yourself how you assess their knowledge to ensure that they have learned what you want them to learn. What kind of evidence that prove to you that they have learned? In other word, what type of test questions, homework assignments, or paper to write etc. that you need to develop to ensure that students have learned what you want them to know? For example, if one of your learning goals is understand how World War 2 started, you can ask students to write a paper and explain to you about the causes of World War 2. Have them write out all events that lead to World War 2 and an explanation of why they think these are the reasons, instead of just citing some facts from textbooks.
After you have decided what type of tests or homeworks you want to assess students’ learning, then you start organize materials that you want to teach. You should not develop a long lecture but focus on number of questions that you want to ask and students must discuss in class to improve their knowledge and learning activities. What are the best questions you could challenge students to develop to meet your learning goals? How can they develop their own opinions using this knowledge? What type of critical thinking they must develop when learning from historical events? You want to develop some collaborative exercises that encourage students to go deeply into historical events in order to comprehend them. You want to foster in-depth understanding, not rote memorization. To learn history is not about knowing what happened but also why and how these events happened. That is what active learning really is.