Giáo dục đại học đang đối diện với thách thức chính trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này. Trong nhiều năm mọi người đã chấp nhận cách thức các đại học giáo dục sinh viên vì họ tin vào giá trị của giáo dục. Bây giờ nhiều phụ huynh thấy rằng đại học không thể cho con cái họ giáo dục mà họ hi vọng vì có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp và ngay cả trong những người có việc làm, nhiều người đang làm các việc làm mà thậm chí không yêu cầu giáo dục đại học.
Một giáo sư đại học giải thích: “Việc làm không phải là ưu tiên của giáo dục đại học. Chúng tôi giáo dục sinh viên về tri thức chung để cho họ có thể vận hành tốt trong xã hội, mục đích của chúng tôi không phải là tìm việc làm cho họ.” Với nhiều người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp trên khắp thế giới, các phụ huynh bắt đầu yêu cầu thay đổi trong hệ thống giáo dục. Một người mẹ nói: “Trong quá khứ, bằng đại học nghĩa là việc làm tốt và tương lai tốt. Ngày nay nó chẳng có nghĩa gì vì giáo dục đại học chẳng liên quan gì tới điều thị trường cần. Hoặc là đại học phải hội tụ vào việc dạy các lĩnh vực có nhu cầu cao; bằng không chúng tôi sẽ phải tìm những cách mới để giáo dục con em chúng tôi.” Một nhà phân tích Phố Wall viết: “Giáo dục là đầu tư chính đối với phụ huynh và con cái họ và những người lãnh đạo đại học phải làm nhiều hơn điều họ đã từng làm. Họ phải hiểu kinh tế của cung và cầu và nhanh chóng chuyển từ hội tụ lí thuyết sang hội tụ thực hành, từ hùng biện sang hiệu năng.”
Xem như kết quả của công nghệ thay đổi nhanh, giáo dục đại học truyền thống không đủ hiệu quả để bắt kịp với nhu cầu tăng lên của các công ti đang thuê người tốt nghiệp đại học. Một người bố phàn nàn: “Sinh viên được dạy phải học chăm chỉ, được điểm tốt, qua kì thi, có được bằng cấp nhưng chẳng ai nói gì về kĩ năng. Lí do sinh viên đại học không thể tìm được việc làm là vì họ không có kĩ năng đang có nhu cầu cao. Trong nhiều năm, sinh viên được kiểm tra về việc ghi nhớ của họ, về họ có thể nhớ được bao nhiêu nhưng không nói gì về phát triển kĩ năng. Mọi điều họ có là tri thức mà không thể áp dụng được vào bất kì cái gì thực tế trong thế giới thực.”
Vài năm trước, một cuộc điều tra đại học thấy rằng trên 80% người tốt nghiệp đại học tin rằng họ sẽ được công ti thuê người đào tạo về kĩ năng họ cần để làm việc của họ. Tuy nhiên, hầu hết các công ti đều không sẵn lòng cung cấp đào tạo phụ thêm vì họ tin người tốt nghiệp đại học có kĩ năng và sẵn sàng làm việc. Mong đợi khác nhau dẫn tới việc thuê rồi đuổi hàng nghìn người tốt nghiệp đại học trong vài tháng sau tốt nghiệp của họ trong các năm 2011 và 2012. Sau sự cố đó, nhiều công ti thiết lập qui trình phỏng vấn ngặt nghèo hơn để chọn đủ tư cách nhân viên tiềm năng, nơi họ phải chứng tỏ kĩ năng của họ trước khi được thuê. Một người quản lí cấp cao giải thích: “Chúng tôi không tin cậy vào bằng cấp đại học nữa. Chúng tôi phải chắc người chúng tôi thuê có kĩ năng chúng tôi cần.”
Sự kiện là thị trường việc làm di chuyển quá nhanh làm cho hệ thống giáo dục không bắt kịp. Chẳng hạn, ngay khi một sách giáo khoa được xuất bản, một số thông tin lạc hậu vì phải mất vài năm mới viết ra sách giáo khoa nhưng công nghệ thay đổi nhanh hơn nhiều. Ngay khi thầy giáo học cái gì đó mới, trước khi họ dạy nó, những thứ mới hơn được tạo ra. Nếu bạn nhìn và các kĩ năng được yêu cầu cho việc làng trả lương cao ngày nay, chúng thường là cái gì đó mơi mà chỉ vài đại học biết và dạy. Điều đó giải thích tại sao người lãnh đạo các đại học hàng đầu là khác với những người khác. Tất cả họ đều có viễn kiến vì họ hiểu thách thức mà họ đang đối diện trong thế giới thay đổi nhanh này. Tất cả họ đều có kế hoạch để hướng dẫn các khoa của họ hấp thu tri thức mới vào trong chương trình đào tạo của họ. Các đại học này bao giờ cũng cập nhật chương trình đào tạo của họ với những môn học mới, sáng kiến mới, và nghiên cứu mới. Họ hiểu rằng đào tạo thầy giáo để bắt kịp với thay đổi công nghệ là then chốt cho thành công của họ. Những đại học hàng đầu này đặt việc học của sinh viên vào trung tâm của quá trình dạy bằng việc hỗ trợ cho các khoa của họ phát triển các hoạt động giảng dạy mới thúc đẩy việc học và hiệu năng của sinh viên.
Khi tôi dạy ở châu Á, các giáo sư thường: “Mĩ xếp hạng các đại học của họ thế nào? Tại sao các đại học như Princeton, Harvard, Stanford, MIT, Yale và Carnegie Mellon bao giờ cũng chiếm vị trí hàng đầu?” Tôi giải thích: “Việc xếp hạng đại học dựa trên các phương pháp luận phức tạp với nhiều yếu tố như tỉ lệ nhập học, tỉ lệ tốt nghiệp, tài nguyên khoa, tài nguyên tài chính v.v. Nhưng có các yếu tố then chốt như tỉ lệ người tốt nghiệp có việc làm đang làm việc trong lĩnh vực liên quan tới giáo dục của họ; số nghiên cứu được xuất bản mà thường được người khác trích dẫn; và tần xuất cải tiến trong chương trình đào tạo của họ. Chẳng hạn, một trường có phần lớn người tốt nghiệp máy tính làm việc trong công nghiệp phần mềm được xếp hạng cao về tỉ lệ có việc làm. Trường xuất bản nhiều bài báo nghiên cứu hàng năm và nhiều trong số chúng được trích dẫn bởi những người nghiên cứu khác được xếp hạng cao trong yếu tố nghiên cứu. Trường cập nhật tài liệu môn học của mình thường xuyên hay thay đổi nó cứ sau vài năm được xếp hạng về yếu tố hiệu năng; trường có chương trình hỗ trợ cho đào tạo các thầy khoa để cập nhật tri thức và kĩ năng của họ được xếp hạng cao về yếu tố khoa; và trường thu thập dữ liệu về cả hiệu năng sinh viên và các thầy khoa được xếp hạng cao về yếu tố độ đo v.v.
Ngày nay giáo dục được coi là đầu tư chính và giống như bất kì đầu tư nào, việc xếp hạng trường đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tăng danh tiếng, người xin vào, nhiều biếu tặng hơn từ các công ti và tiềm năng thu nhập lớn hơn. Trong số 10 đại học hàng đầu ở Mĩ tất cả đều là trường tư vì họ có thể nhanh chóng điều chỉnh và chấp nhận những thay đổi nhanh hơn các đại học công.
—English version—
The rangking of university
College education is facing a major challenge in this fast changing world. For many years people accepted the way colleges educate students because they believe in the value of education. Now many parents find that college cannot give their children the education that they hope for since there are many unemployed graduates and even among those employed, many are working on jobs that do not even require a college education.
A college professor explained: “Employment is not a priority of a college education. We are educating students on general knowledge so they can function well in the society, it is not our goal to find them job.” With many unemployed college graduates all over the world, parents begin to demand changes in the education systems. A mother said: “In the past, a college degree means good job and good future. Today it does not means anything because college’s education has nothing to do with what the market needs. Either college must focus the teaching on fields that are in high demand; else we will have to find new ways to educate our children.” A Wall Street Analyst wrote: “Education is a major investment for parents and their children and university leaders must do more than what they have been doing. They must understand the economics of supply and demand and quickly move from theory focus to practical focus, from rhetoric to performance.”
As a result of fast changing technology, traditional college education is not effective enough to keep up with the growing needs of companies who hire college graduates. A father complained: “Students are taught to study hard, get good grades, pass exams, get degree but no one mention about skills. The reason college graduates cannot find jobs because they do not have skills that are in high demand. For many years, students are tested on their memorization, on how much can they remember but nothing about developing skills. All they have is knowledge that cannot be applied to anything practical in the real world.”
Few years ago, a college survey found that over 80% of college graduates believe that they will be trained by hiring companies on what skills they need to do their job. However, most companies are not willing to provide additional training as they believe college graduates already have skills and ready to work. Different expectations led to the hiring then firing of thousand college graduates within few months of their graduation in 2011 and 2012. After that incident, many companies set up stricter interview process to qualify potential employees where they have to demonstrate their skills before being hired. A senior manager explained: “We do not trust college degree anymore. We have to make sure people that we hire have the skills that we need.”
The fact is the job market moves too fast for the education system to keep up. For example, as soon as text books are published, some information is obsoleted because it takes several years to write textbook but technology changes much faster. As soon as teachers learn something new, before they even teach it, newer things are created. If you look at the skills required for high paying jobs today, they often are something new that only few universities know and teach. That explain why leaders of top universities are different from others. They all have vision as they understand the challenge that they are facing in this fast changing world. They all have plans to guide their faculty to assimilate new knowledge into their curriculum. These universities always update their training programs with new courses, new initiatives, and new researches. They understand that teachers training to keep up with technology changes are the keys to their success. These top universities put student learning at the center of the teaching process by supporting their faculty to develop new instructional activities that promote student learning and performance.
When I was teaching in Asia, professors often asked: “How does the U.S. ranked their universities? Why universities such as Princeton, Harvard, Stanford, MIT, Yale and Carnegie Mellon always occupy the top positions? I explained: “University rankings are based on complex methodologies with many factors such as admission rates, graduation rates, faculty resources, financial resources etc. But there are key factors such as the ratio of employed graduates working in the field related to their education; the number of published research that are frequently cited by others; and the frequency of improvement in their curriculum. For example, a school has most of its computer graduates working in the software industry are ranked high on the employment ratio. A school that published a lot of research papers per year and many of them are cited by other researchers is ranked high on research factor. A school that updates its course materials frequently or changes it every few years is ranked high on performance factor; a school that has program to support faculty trainings to update their knowledge and skills is ranked high on faculty training factor; and a school that collects data on both students and faculty performance is ranked high on metrics factors etc.
Today education is considered a major investment and like any investment, the ranking of schools has become an important factor in increasing prestige, applicants, more donations from companies and greater revenue potential. Among the top 10 universities in the U.S. all are private as they can quickly adjust and adopt changes faster than public universities.