Điều gì xảy ra khi bạn mua một điện thoại thông minh mới và thấy rằng trong vòng mười tháng sẽ có điện thoại thông minh mới hơn sẵn có trong cửa hàng? Ngày nay người tiêu thụ khắp thế giới biết rằng ngay khi họ mua một thiết bị điện tử mới, nó sẽ nhanh chóng bị lỗi thời. Đó là việc công nghệ tiến hoá nhanh làm sao và tăng trưởng nhanh làm sao trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này. Các công ti bao giờ cũng phát triển các sản phẩm mới để vẫn còn có tính cạnh tranh, và điều đó có nghĩa là họ cần nhiều công nhân kĩ thuật làm việc cho họ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh và đạt tới sinh lợi nhuận cao hơn. Một nhà kinh tế tuyên bố: “Lực lượng lao động kĩ thuật là nhiên liệu cho thịnh vượng kinh tế.”
Theo báo cáo của chính phủ Mĩ (2017) kĩ năng viết mã giờ được dạy trong một số trường trung học và vào quãng 38% người tốt nghiệp trung học có kĩ năng viết mã. Điều được dự đoán là đến năm 2025, trên 75% những người tốt nghiệp trung học Mĩ sẽ có kĩ năng viết mã. Báo cáo của chính phủ châu Âu (2017) cũng chỉ ra rằng Anh và Đức đã có số cao nhất các học sinh trung học có kĩ năng viết mã khi so sánh với các quốc gia châu Âu khác nhưng đã không đi tới số phần trăm xác định. Những báo cáo này giúp hỗ trợ cho cách nhìn rằng các trường trung học cần dạy lập trình máy tính để giúp đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tương lai của họ.
Tháng mười hai năm ngoái (2017) chính phủ Trung Quốc đã ban hành một chính sách mới yêu cầu mọi trường trung học đều phải dạy lập trình máy tính. Xem như một phần của chính sách này có tên “Chế tạo tại Trung Quốc tới năm 2025,” chính phủ đang đầu tư nhiều tỉ đô la cho cả đại học và trung học để chắc họ sẽ là lực lượng lao động kĩ thuật mạnh để cạnh tranh với các nước khác. Chính phủ của họ nhận ra rằng mô hình “Nhà chế tạo của thế giới” điều đã giúp họ trong 30 năm qua giờ lỗi thời rồi. Các cơ xưởng lắp ráp chi phí thấp điều tạo ra “Phép màu kinh tế” đã giữ hàng triệu công nhân sống trong nghèo nàn khi nền kinh tế của họ phụ thuộc vào các nước khác. Để xây dựng “giai cấp trung lưu” và nền kinh tế thịnh vượng, họ cần có người của họ làm ra lương cao hơn nhiều và cải thiện chuẩn sống của họ. Điều đó có nghĩa là họ cần có hệ thống giáo dục tốt hơn để thúc đẩy năng suất cao hơn, và năng lực kĩ thuật mạnh hơn để đi lên và cạnh tranh. Một quan chức chính phủ nói: “Trong mười năm tới, bạn sẽ thấy chúng tôi có thể tăng trưởng nhanh thế nào. 30 năm qua đã giúp cho chúng tôi sống còn nhưng 30 năm tới sẽ giúp cho chúng tôi trở thành siêu cường trong mọi khía cạnh của công nghệ.”
Khi tôi kiểm lại chính sách “Chế tạo tại Trung Quốc tới 2025”, tôi thấy rằng nó gần giống như chính sách “Công nghiệp 4.0” của Đức đối với phát triển công nghệ. Khác biệt duy nhất là tốc độ và tham vọng của kế hoạch này và số tiền họ đầu tư vào hệ thống giáo dục của họ. Khi bản kế hoạch của Đức lấy cách tiếp cận cẩn thận và vững chãi qua thời gian, kế hoạch của Trung Quốc năng nổ hơn và nhanh hơn nhiều với 20 phòng thí nghiệm công nghệ chính trong các đại học hàng đầu của họ trên khắp nước. Phần lớn giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học) đang được ưu tiên hoá trên khắp nước. Mọi thầy cô giáo trung học đều được đào tạo để dạy các môn học STEM cho mọi mức để tạo ra hàng triệu tài năng trong một thời gian ngắn. (Trước 2020 để cho đến 2025 họ sẽ có nhiều người tốt nghiệp đại học trong lĩnh vực công nghệ.)
Khi tôi hỏi các đồng nghiệp Trung Quốc về kế hoạch năng nổ này liệu nó là có thể hay không, một giáo sư giải thích: “Với đầu tư chính vào giáo dục, mọi thứ là có thể. Nếu ông nhìn cẩn thận, ông có thể thấy rằng 30 năm trước, chúng tôi đã dùng chủ yếu là lao động thủ công và xe đạp để vận chuyển nhưng ngày nay ông có thể thấy các robots và tầu hoả nhanh kết nối các thành phố ở mọi nơi. Vì chúng tôi đang đầu tư vào giáo dục kĩ thuật, phần lớn học sinh của chúng tôi được đào tạo trong STEM, chúng tôi sẽ xây dựng một kỉ nguyên mới, một tương lai mới vượt qua mọi nước khác. Ngày nay, giáo dục là ưu tiên cao nhất của chúng tôi vì mọi thứ trong tương lai đều bắt đầu với việc có lực lượng lao động kĩ thuật đông đảo.”
—English version—
The Future Workforce
What happens when you buy a new smartphone and find out that within ten months there will be a newer smartphone available in the store? Today consumers around the world know that as soon as they buy a new electronic device, it will quickly be obsoleted. That is how fast technology evolves and grows in this technology-driven world. Companies are always developing newer products to remain competitive, and that means they need more technical workers working for them to meet their demand to grow fast and achieve a higher profitability. An economist declared: “Technical workforce is the fuel for economic prosperity.”
According to the U.S. Government report (2017) coding skills are now taught in some high schools and about 38% of high school graduates have coding skills. It is predicted by 2025, over 75% of U.S. high school graduates will have coding skills. The European government report (2017) also pointed out that the UK and Germany had the highest number of high school students with coding skills as compared to other European nations but did not go to the specific percentage. These reports help back-up the view that high schools need to teach computer programming to help meet the need of their future economy.
Last December (2017) The Chinese government issued a new policy requiring all high schools to teach computer programming. As part of the policy called “Made in China by 2025,” the government is investing several billion dollars to both universities and high schools to make sure they will have been a strong technical workforce to compete with others. Their government realizes that the “Manufacturer to the world” model that helped them in the past 30 years is now obsolete. The low-cost assembly factories that create the “Economic miracle” have kept millions of workers living in poverty as their economy was depending on other countries. In order to build a “middle-class” and prosperous economy, they need to have their people make much higher wages and improve their standard of living. That means they need to have a better education system to promote higher productivity, and stronger technological capacity to move up and compete. A government official said: “In the next ten years, you will see how fast we can grow. The past 30 years helped us to survive but the next 30 years will help us to become a superpower in all aspects of technology.”
When I review the “Made in China 2025” policy, I found that it is almost the same as Germany’s “Industry 4.0” policy for technology development. The only difference is the speed and ambition of the plan and the amount of money that they invest in their education system. When Germany’s plan takes a careful and steady approach over time, China’s plan is more aggressive and much faster with 20 major technology labs in their top universities across the country. A major STEM education (science, technology, engineering, and math) is being prioritized countrywide. All high school teachers are trained to teach STEM subjects to all levels to produce millions of talents within a short time. (Before 2020 so by 2025 they will have a lot of college graduates in technology fields.)
When I ask my Chinese colleagues about the aggressive plan whether it is possible or not, a professor explained: “With the major investment in education, everything is possible. If you look carefully, you can see that 30 years ago, we were using mostly manual labors and bicycle for transportation but today you can see robots and fast train that connect cities everywhere. As we are investing in technical education, most of our students are trained in STEM, we will build a new era, a new future that surpasses every other. Today, education is our highest priority as everything in the future starts with having a large technical workforce.”